close
cách
cách cách cách

Thì Tương Lai Trong Tiếng Anh - Các kiến thức về thì tương lai

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong quá trình học tiếng Anh, chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc với khái niệm “Thì tương lai trong tiếng Anh”. Tuy nhiên, không ít bạn học sinh còn cảm thấy phân vân, bối rối khi không biết sử dụng các thì tương lai hay phân loại sự khác biệt giữa các thì. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức đầy đủ về thì tương lai, định nghĩa, cách sử dụng và sự khác biệt giữa chúng.  

 

Thì tương lai trong tiếng Anh

1. Thì tương lai đơn (Simple future) 

1.1 Cấu trúc.

(+) S + will/shall + Vnt + O

(-)  S + will/shall + not + Vnt + O

(?)  Will/Shall + S + Vnt + O + ?

Lưu ý:

  • will not = won’t, shall not = shan’t

  • Các chủ ngữ đi với Shall là: I, We

  • Will đi với tất cả chủ ngữ

  • Vnt = động từ nguyên thể

1.2 Cách dùng

⁃ Thì tương lai đơn diễn tả hành động sẽ xảy ra được quyết định trong lúc nói. 

VD: I will go to Sam’s party tonight. (Tớ sẽ đến bữa tiệc của Sam tối nay) 

=> Người nói quyết định ngay tại thời điểm đó mà không có dự định từ trước. 

I think I will cook tomorrow. (Tôi nghĩ tôi sẽ nấu ăn ngày mai) 

⁃ Được dùng để đưa ra lời mời, lời đề nghị

VD: Will you turn off the TV? (Anh có thể tắt tivi giúp tôi được không?) 

=> Lời yêu cầu

Will you come to dinner tomorrow? (Ngày mai cậu đi ăn tối nhé?) 

=> Lời mời 

⁃ Được dùng để diễn đạt những dự đoán không có căn cứ, chưa chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai.

VD: I think people will use flying car in 23th century. (Tôi nghĩ con người sẽ sử dụng xe ô tô bay vào thế kỉ 23)

=> Lời dự đoán không có căn cứ

Thì tương lai đơn

1.3 Dấu hiệu nhận biết: 

Khi trong câu có các từ như: 

  • next day/week/month/year/…

  • soon

  • someday

  • tomorrow, tonight

2. Thì tương lai gần (Near future) 

2.1 Cấu trúc

(+) S + is/am/are + going to + Vnt + O

(-)  S + is/am/are +  not + going to + Vnt + O

(?) Is/Am/Are + S + going to + Vnt + O + ?

Lưu ý: is not = isn’t, are not = aren’t

2.2 Cách dùng

⁃ Thì tương lai gần biểu đạt một hành động sẽ xảy ra trong tương lai gần. 

⁃ Chỉ một việc chắc chắn sẽ phải xảy ra theo dự tính cho dù thời gian là tương lai xa. 

⁃ Chỉ một việc sẽ xảy ra nhờ vào những dấu hiệu dự đoán có cơ sở từ trước. 

⁃ Ngày nay người ta thường dùng hiện tại tiếp diễn (Present progressive) 

VD: We are going to have a presentation in a moment. (Chúng ta sẽ có một bài thuyết trình trong giây lát nữa thôi) 

=> Hành động xảy ra trong tương lai gần

⁃ Sam and Alex are going to travel Europe next year. (Sam và Alex sẽ đi du lịch châu Âu vào năm sau) 

=> Đây là dự định từ trước và chắc chắn sẽ thực hiện. 

⁃ The sky is getting darker. It is going to rain in a moment. (Trời đang tối dần. Lát nữa chắc chắn trời sẽ đổ mưa) 

=> Sự việc chắc chắn sẽ xảy ra nhờ những dự đoán có cơ sở từ trước. 

Thì tương lai gần (Near future)

2.3 Dấu hiệu nhận biết:

Khi trong câu có các từ như: next + day/week/month/year… tomorrow, tonight và có các ngữ cảnh trước đó

3. Thì tương lai tiếp diễn (Future progressive) 

3.1 Cấu trúc:

(+) S + will/shall + be + Ving + O

(-)  S + will/shall + not + be + Ving + O

(?) Will/Shall + S + be + Ving + O?

3.2 Cách dùng

⁃ Thì tương lai tiếp diễn thường dùng để diễn đạt một hành động sẽ xảy ra vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

VD: We will be attending an event at 8 pm tomorrow evening. (Chúng ta sẽ tham dự một sự kiện vào 8 giờ tối mai) 

⁃ Dùng kết hợp với thì hiện tại tiếp diễn khác để diễn đạt hai hành động đang song song xảy ra. Một ở hiện tại, còn một ở tương lai.

VD: I am studying at school now, but by this time tomorrow I will be attending a meeting. (Bây giờ tôi đang học ở trường nhưng giờ này ngày mai tôi sẽ tham dự một buổi họp) 

⁃ Được dùng để đề cập đến các sự kiện tương lai đã được xác định hoặc quyết định (không mang ý nghĩa tiếp diễn). 

VD: Professor Alex will be giving another lecture on World War II at the same time next week. (Giáo sư Alex sẽ có một bài giảng nữa về Chiến tranh Thế giới thứ hai vào giờ này tuần sau) 

⁃ Hoặc những sự kiện được mong đợi là sẽ xảy ra theo tiến trình thường lệ (nhưng không diễn đạt ý định cá nhân của người nói). 

VD: You will be hearing from my reception. (Anh sẽ nhận được phản hồi từ lễ tân của chúng tôi) 

⁃ Dự đoán cho tương lai:

VD: Don’t phone now, he will be having dinner (Đừng gọi điện bây giờ, anh ấy sẽ ăn tối) 

⁃ Diễn đạt lời đề nghị nhã nhặn muốn biết về kế hoạch của người khác.

VD: Will you be staying in here this evening? (Ông có dự định ở lại đây tối nay chứ ạ?) 

Thì tương lai tiếp diễn

3.3 Dấu hiệu nhận biết:

Khi trong câu có các mốc thời gian xác định như: at this time/ at that time, at + giờ cụ thể đi kèm với Next + week/month…, tomorrow, tonight…

4. Thì tương lai hoàn thành (Future perfect) 

4.1, Cấu trúc:

(+) S + will/shall + have + Vp2 + O

(-)  S + will/shall + have + Vp2 + O

(?) Will/Shall + S + have + Vp2 + O + ?

4.2 Cách dùng

⁃ Thì tương lai tương lai hoàn thành Được dùng để chỉ một hành động sẽ được hoàn tất vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

VD: I will have finished my homework by dinner time. (Tôi sẽ làm xong bài tập trước bữa tối) 

Thì tương lai hoàn thành

4.3 Dấu hiệu nhận biết:

  • Khi trong câu có các từ như:

  • By + thời gian trong tương lai

  • Before + thời gian trong tương lai

  • By the end + thời gian trong tương lai

  • By the time…

5. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn.

5.1 Cấu trúc

(+) S + will/shall + have + been + Ving + O

(-)  S + will/shall + not + have + been + Ving + O

(?) Will/Shall + S + have + been + Ving + O + ?

5.2 Cách dùng.

Dùng để nhấn mạnh một hành động đã xảy ra trong quá khứ, đang tiếp tục ở hiện tại và tiếp diễn tại một thời điểm xác định trong tương lai

VD: I will have been working here for 5 years by the end of this year (Tối sẽ đã là việc tại đây được 5 năm tính đến cuối năm nay)

5.3 Dấu hiệu nhận biết.

Khi trong câu có các cụm từ như: 

For + khoảng thời gian + by/before + mốc thời gian trong tương lai

Trên đây là bài viết tổng hợp các thì tương lai trong tiếng Anh và cách sử dụng chúng. Đây là một cấu trúc phổ biến và quen thuộc trong tiếng Anh, được người bản xứ sử dụng hàng ngày trong cả văn viết và văn nói. Để thành thạo các cấu trúc trên các bạn cần chăm chỉ luyện tập hàng ngày và tham khảo thêm nhiều tài liệu để tích lũy thêm kiến thức. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm bài liên quan:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.