Blog

Thanh cua được làm từ gì? Bất ngờ về nguyên liệu làm thanh cua

28/11/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thanh cua là một thực phẩm quen thuộc và thường gặp ở một số món ăn như sushi, salad hải sản, bánh cua… Nhiều người lầm tưởng rằng, gọi là thanh cua thì sẽ có chứa cua, tuy nhiên không phải như vậy. Bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ với nguyên liệu làm thanh cua. Vậy thanh cua được làm từ gì? Thanh cua có an toàn không? Chế biến món gì với thanh cua? Cùng tìm hiểu thông tin về thanh cua qua bài viết bên dưới nhé!

1. Thanh cua là gì? Thanh cua được làm từ gì?

1.1. Thanh cua là gì?

Thanh cua còn gọi là Crab stick, đây là một loại thực phẩm chế biến đông lạnh không còn xa lạ với các tín đồ mê ăn uống. Thanh cua còn được gọi là quen hải sản (seafood sticks) hay thịt cua giả, giả cua.

Thanh cua được làm chủ yếu từ thịt cá

Bởi vậy, thanh cua không có chứa cua mà được làm từ bột cá (Surimi). Loại cá làm thanh cua thường là cá biển, đem lọc xương, nghiền nhỏ, ướp với các nguyên liệu khác như đường, bột, vị cua và lòng trắng trứng. Bởi vậy, nếu không có vị cua cho vào, Surimi chỉ là viên thịt cá xay trộn bột bình thường, cũng do vậy mà thanh cua có giá khá rẻ. Bạn có thể mua thanh cua ở các cửa hàng, siêu thị với nhiều mức giá khác nhau.

1.2. Nguyên liệu làm thanh cua

Thanh cua được làm từ gì? Như đã nói ở trên, thanh cua được làm từ cá là nguyên liệu chính. Sau khi tách xương ra khỏi thịt, dùng thịt đem rửa sạch và băm, nghiền nhỏ, có kết cấu khá vững chắc nhưng không có màu sắc và mùi vị đặc trưng.

Tiếp đến, khi cá đã được phi lê và băm nhuyễn xong, đem cá trộn với một vài nguyên liệu gồm có:

+ Nước: Giúp kiểm soát chi phí sản phẩm và tạo được kết cấu thanh cua phù hợp.

+ Tinh bột: Khoai tây, lúa mì, tinh bột sắn, hoặc ngô giúp tạo cấu trúc cho thanh cua.

Thanh cua được làm từ gì

+ Protein: Lòng trắng trứng hoặc đậu nành, cải thiện kết cấu, độ bóng và màu sắc thanh cua.

+ Đường và sorbitol: Tạo ngọt và giúp thanh cua giữ trong môi trường đông lạnh.

+ Muối (natri clorua): Tạo hương vị và giúp cá nghiền liên kết cứng hơn.

+ Dầu thực vật: Dầu đậu nành hoặc dầu hướng dương.

+ Chất bảo quản, phụ gia và chất tạo màu: Gôm thực phẩm, Glutamate, chất tạo màu (carmine hoặc lycopene, nước ép củ cải và paprika tạo màu đỏ cho thanh cua), chất bảo quản và một số hương liệu khác. 

Tuy ở Việt Nam, thanh cua là thực phẩm khá mới, thường được sử dụng nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc… Thế nhưng kể từ khi xuất hiện, thanh cua rất được ưa chuộng.

2. Thanh cua có công dụng gì? Ai không nên dùng thanh cua?

2.1. Công dụng của thanh cua

Khi đã biết thanh cua được làm từ gì, có thể thấy thanh cua có chứa rất nhiều nguyên liệu tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên vì chứa một số nguyên liệu, chất phụ gia và bảo quản nên một số đối tượng cũng không nên ăn thanh cua. Thế nhưng, nhìn chung thì thanh cua khá bổ dưỡng và tốt cho cơ thể, hầu hết ai cũng có thể ăn được thanh cua.

Thanh cua là món ăn khá bổ dưỡng và tốt cho cơ thể

Trong thanh cua có ít năng lượng và chất béo, đặc biệt phù hợp với những người đang kiểm soát cholesterol trong cơ thể và giúp bạn tránh được một số bệnh mãn tính. Hàm lượng photpho trong thanh cua rất cao nên giúp hỗ trợ chức năng của cơ, thận hoạt động bình thường.

Chưa kể, thanh cua còn có khả năng giúp nhịp tim ổn định và hỗ trợ chức năng của thần kinh. Trong 100gr thanh cua có 282mg phốt pho (khoảng ⅓ lượng photpho mà cơ thể cần mỗi ngày).

2.2. Đối tượng nào không nên ăn thanh cua?

Trong thanh cua có hàm lượng thủy ngân rất nhỏ, nhất là loại tạo nên từ surimi tốt. Tuy nhiên, với các loại thịt cá thì khá khó kiểm soát hàm lượng thủy ngân, đây sẽ là một chất độc nếu nó vượt quá số lượng cho phép.

100gr thanh cua có đến 529mg natri, khá cao với phụ nữ đang mang bầu, vì mỗi ngày họ chỉ nên nạp vào cơ thể 2000mg natri, do đó nếu đang mang thai, bạn không nên ăn quá nhiều thanh cua sẽ khiến cao huyết áp, nguy cơ đột quỵ và một số bệnh liên quan tới thận.

Đối tượng không nên ăn thanh cua

Trong 10gr thanh cua chỉ có 7,62gr protein, rất ít protein, vì vậy nếu ai đang cần bổ sung protein thì thanh cua không phải lựa chọn lý tưởng. Bên cạnh đó, lượng Carbohydrate trong thanh cua khá cao, nếu bạn ăn quá nhiều chất này sẽ khiến cơ thể dư thừa và gặp bệnh về đường ruột.

Thanh cua cũng là thực phẩm có nhiều chất bảo quản, chất phụ gia, không có lợi cho trẻ nhỏ và bà bầu, lượng đường trong thanh cua cũng không tốt với những người đang mắc bệnh tiểu đường.

3. Một số món ngon làm từ thanh cua

3.1. Trứng chiên thanh cua

Trứng chiên thanh cua là món ăn lạ miệng, dễ làm, bạn có thể chế biến cho gia đình của mình. Khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ cảm thấy độ mềm của thanh của và trứng là sự kết hợp hoàn hảo, ăn giống như tan trong miệng. Bạn có thể thêm nấm đông cô (nấm hương) vào để giữ được vị thơm và vị ngọt tự nhiên.

Cho cơm ra bát rồi cho nước sốt nấm sền sệt lên trên cơm, ăn cùng trứng chiên thanh cua vô cùng ngon miệng và đưa cơm.

3.2. Cơm chiên thanh cua

Bạn cũng có thể chiên thanh cua với cơm, cho thêm một số thực phẩm khác để tạo màu sắc cho cơm chiên như: Màu vàng của hạt ngô, màu tím của bắp cải, xanh của hành lá, đỏ của thanh cua và cam của cà rốt. Sự kết hợp này sẽ tạo nên món cơm chắc bụng, thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt cách làm vô cùng đơn giản, phù hợp nhiều đối tượng sử dụng.

Cơm chiên thanh cua dễ làm và nhiều dinh dưỡng

3.3. Salad thanh cua

Thay vì làm salad thịt bò, cá ngừ… bạn có thể làm salad thanh cua vừa dễ làm vừa lạ vị. Bạn chỉ cần trộn thanh cua với xà lách, cà chua, ngô tươi mát cùng với một chút sốt mayonnaise thơm ngon, béo ngậy thì đặc biệt ngon và hấp dẫn.

3.4. Sushi thanh cua

Bạn cũng có thể chế biến thanh cua thành các món ăn thơm ngon, đơn giản và dễ làm tại nhà. Bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm có: Lá rong biển, thanh cua có thể quét thêm bơ, cơm dẻo, củ cải muối hoặc dưa leo, trứng rán…

Tùy sở thích của mỗi người, bạn có thể thêm bớt nguyên liệu cho phù hợp. Bạn chỉ cần trải rong biển lên bàn, rải đều cơm khắp các mặt, cho các nguyên liệu vào và cuốn thành một vòng tròn là hoàn tất. Chú ý rằng cơm của bạn nên trộn thêm chút dầu mè, hạt mè rang, vị ngon của thanh cua thơm, mềm, chấm cùng mù tạt và nước tương là “hết nước chấm”.

3.5. Thanh cua chiên giòn

Ngoài các món ăn trên, bạn có thể cho thanh cua vào chảo dầu chiên giòn hoặc chiên xù. Lớp thanh cua bên ngoài vàng, cắn vào nghe tiếng giòn tan, còn bên trong lại béo ngậy, chín mềm tạo nên sự kết hợp vô cùng hoàn hảo. Bạn có thể chấm cùng tương ớt ăn cực kỳ hấp dẫn.

Thanh cua chiên giòn mềm đúng vị

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được thanh cua được làm từ gì và một số thông tin về món ăn này. Thanh cua là một thực phẩm ngon miệng, tuy nhiên không hề làm từ cua mà nguyên liệu chủ yếu là cá. Để biết được các nguyên liệu làm thanh cua, bạn cũng có thể xem trên bao bì của sản phẩm. Chú ý nên mua thanh cua ở những cửa hàng, siêu thị uy tín và ăn với liều lượng vừa phải nhé!

Hạt chà là có tác dụng gì?

Hạt chà là có nhiều giá trị dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe con người. Vậy hạt chà là có tác dụng gì? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu về công dụng của hạt chà là nhé!

Hạt chà là có tác dụng gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023