Từ văn hóa dân gian truyền lại có rất nhiều sự kiện, hiện tượng, đối tượng thú vị gắn liền với tên gọi độc đáo, vô cùng lạ lẫm nhưng lại chứa đựng hàm ý rất sâu sa như tháng củ mật chẳng hạn. Ở bài viết này, để giúp bạn đọc củng cố thêm những kiến thức về nền văn hóa dân gian, vieclam123.vn sẽ chia sẻ tới bạn đọc hiểu tháng củ mật nghĩa là gì? Cần làm gì trong tháng này?
Theo dõi để luôn nhìn nhận mọi việc ở xung quanh ta một cách sâu sắc nhất bạn nhé.
Tháng củ mật chính là tháng chạp, tức tháng 12 âm lịch của nước ta. Nhiều người đã được nghe ông bà, cha mẹ nhắc đến tháng củ mật vào mỗi dịp cuối năm. Nhưng cũng có người thậm chí đã trải qua tuổi thơ rất dữ dội nhưng lại chưa một lần biết đến cách gọi khác của tháng Chạp là tháng củ mật.
Củ mật thường gợi cho chúng ta nghĩ đến một loại củ quả là củ mật. Nhưng bản chất của từ củ mật không phải chỉ loại quả mà đó là một từ Hán Việt. Trong từ này, khi từng chữ được tách biệt ra để giải nghĩa trên góc độ Hán Việt thì đều thể hiện ý nghĩa riêng và kết hợp ý nghĩa của chúng lại sẽ đem đến cách hiểu hoàn chỉnh nhất.
Trong đó, “củ” tức là kiểm soát, xem xét, bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ là “củ soát”. Còn với từ “mật” ngụ ý nói tới sự bí mật, kín đáo, không để thất thoát, lộ. …
Như thế, củ mật được gộp chung lại sẽ hiểu là kiểm soát một cách thận trọng, kỹ càng.
Trong tất cả, những người đã được nghe nhắc tới cách gọi này nhưng đa phần không hiểu rõ nguồn gốc, nguyên nhân vì sao lại gọi như vậy. Thế nên dựa vào cách định nghĩa tháng củ mật nghĩa là gì thì bạn đọc sẽ cùng vieclam123.vn tìm ra đáp án cho điều này cũng như khám phá thêm nhiều thông tin xoay quanh tháng củ mật này nhé.
Theo nhận định của giáo sư Biền - người làm công tác nghiên cứu nền văn hóa dân tộc, ở đất nước Trung Quốc có lễ tế thần được gọi là Lạp Nguyệt được tổ chức vào dịp cuối năm, nhằm tháng 12 theo lịch âm. Đất nước ta có nhiều đặc trưng văn hóa chịu sự ảnh hưởng từ Trung Quốc vì thế cuối năm cũng có tổ chức lễ giỗ Chạp. Cũng vì có ngày giỗ Chạp vào tháng 12 âm nên cả tháng 12 được gọi luôn là tháng Chạp.
Ngoài ra, ông còn cho hay, vào dịp tháng Chạp, khi cận kề Tết cổ truyền quốc gia, người dân thường tổ chức đi thăm viếng và dọn dẹp mộ tổ tiên để mời những người đã khuất về ăn Tết thể hiện hành động ứng xử vô cùng đẹp - uống nước nhớ nguồn.
Vậy thì những sự kiện này có liên quan gì tới việc ra đời cái tên Củ Mật gắn liền với tháng Chạp?
Thành lệ truyền đời, tháng 12 âm tới, người ta quen miệng gọi là tháng củ mật bên cạnh cái tên Chạp. Ý nghĩa của cái tên này đó là nhắc nhở cho nhau và tự nhắc chính mình cần phải cẩn thận giữ gìn của cải. Vì theo kinh nghiệm dân gian, vào dịp cuối năm, nhất là tháng giáp Tết, việc trộm cắp xảy ra thường xuyên. Vì thế, theo nội dung lý giải được về tháng củ mật nghĩa là gì, sẽ nhắc nhở mọi người hãy xem xét mọi thứ của cải trong nhà cẩn thận, chú ý giữ gìn vật dụng và các đồ đạc.
Tháng cuối cùng của năm luôn luôn chứa đựng những điều đặc biệt. Ngay từ xưa, khi đất nước ta thuần túy là một nước nông nghiệp, cuối năm chính là dịp cả nước vui mừng vì đã hoàn tất mọi công việc nhà nông. Nông sản cũng thu hoạch xong cất gọn vào bồ và tải, mùa màng cũng đã được trồng trọt lên luống, gieo cấy đầy đủ.
Nói cách khác, cuối năm cũng là lúc mọi nhà đều có của ăn của để, chỉ chăm chú vào việc lo toan sắm sửa cho cái Tết ấm no. Chính vì thế, thời gian này lại rất thuận lợi để những kẻ hay ăn lười làm không có của cải thực hiện hành vi đục tường khoét vách mà trộm cắp nhà dân.
Lúc này vừa lo toan sắm tết, vừa bận rộn nhiều công việc cần làm gấp rút để gói gọn năm cũ, đón năm mới nên nhiều người dễ lơ là không để ý bảo toàn đồ đạc, của cải. Gọi rằng tháng củ mật trong gian dan là cách tuyệt vời để luôn luôn nhắc nhở con người phải thật cẩn trọng giữ gìn. Đây có thể coi là một cách nói đầy ngụ ý sâu xa, vừa khéo léo thâm thúy, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống con người.
Bên cạnh ý nhắc nhở về việc dễ mất cắp, cách gọi tháng củ mật còn hàm ý những điều xui xẻo, tai bay vạ gió cũng thường dễ gặp phải. Cuối năm ai ai cũng tất bật, có thể vội vội vàng vàng, nhớ nhớ quên quên nên có thể làm thất thoát của cải hoặc đi đứng không cẩn thận dễ gặp phải tai nạn.
Cẩn thận củi lửa cũng là lời nhắc nhở nhiều trong tháng củ mật. Dễ hiểu vì thời tiết cuối năm rất hanh khô. Chưa kể các hoạt động nếu nướng để làm tiệc tùng diễn ra thường xuyên, liên tục hơn mọi thời điểm khác trong năm nên rất dễ xảy ra hỏa hoạn.
Điều này vốn được lưu ý từ trong xã hội xưa khi thói quen và điều kiện sống của người dân nước ta chủ yếu sử dụng hình thức bếp đun bằng củi, bằng rơm. Ngày nay dù các hình thức nấu nướng hiện đại đã thay thế như việc dùng bếp ga, bếp điện nhưng nhà nhà vào dịp cuối năm vẫn có thể dùng bếp củi để nấu cổ, nấu bánh, thậm chí ngay cả khi sử dụng bếp công nghiệp bằng ga bằng điện thì lời nhắc “cẩn thận củi lửa” cũng chẳng bao giờ thừa.
Nhắc nhở con người cẩn thận tránh mất mát, đó là ý nghĩa lớn nhất mà chúng ta khám phá được từ định nghĩa tháng củ mật nghĩa là gì. Vậy bạn đã có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình để đối diện với tháng củ mật hàng năm đảm bảo an toàn nhất chưa?
Để những tháng cuối năm không bị mất cắp, xui xẻo, việc quan trọng nhất phải thực hiện đó là nâng cao sự cảnh giác. Khi tới nơi đông người, tốt hơn hết bạn không nên mang nhiều tài sản giá trị theo người. Luôn phải chú ý, tỉnh táo vì cuối năm nhiều việc, bạn nhớ chuyện nọ, quên chuyện kia, có khi cầm chiếc điện thoại trên tay vô tình đặt xuống đâu đó cũng chẳng nhớ. Để tránh việc bỏ quên tài sản, tốt nhất khi đi công việc, bạn để lại những thứ có giá trị ở nhà. Khi ra khỏi nhà, chú ý khóa cửa cẩn thận, chắc chắn rằng cửa đã được khóa thì mới xuất phát.
Như vậy, rất cần thiết để hiểu tháng củ mật nghĩa là gì vì qua đó bạn có thêm những vốn sống phong phú, biết cách để bảo vệ sự an toàn cho chính mình về cả tài sản lẫn vận hạn. Hãy luôn làm việc bằng sự thận trọng, cẩn thận và tập trung, như thế dù có là tháng củ mật hay đáng lo hơn thế cũng không làm bạn rơi vào bất cứ mớ bòng bong đáng lo nào.
Cuối năm đến có rất nhiều sự kiện diễn ra. Trong đó, ngày được coi là quan trọng hơn cả là ngày Tết niên - ngày cuối cùng của năm cũ, cũng là ngày để tất cả mọi người làm mâm cơm cúng tiễn năm cũ qua đi, chào đón năm mới sắp sang, rồi cùng nhau quây quần ăn uống vô cùng đầm ấm. Để tìm hiểu rõ hơn về ngày Tất niên, mời quý bạn đọc truy cập bài viết dưới đây để khám phá.
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023