Tế bào gốc là một phát hiện vĩ đại trong y học hiện đại, tế bào gốc đóng vai trò rất lớn trong việc điều trị các căn bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ tế bào gốc là gì và tế bào gốc có thể ứng dụng như thế nào. Nếu được trang bị đầy đủ những kiến thức về tế bào gốc cũng như phương pháp lưu trữ tế bào gốc, bạn không chỉ tăng khả năng điều trị các bệnh lý nguy hiểm cho bản thân mà còn góp phần bảo vệ những người thân yêu trong gia đình.
MỤC LỤC
Để có thể hiểu rõ về tế bào gốc, chúng ta cần phải đặt câu hỏi về tế bào. Vậy tế bào là gì? Tế bào là đơn vị cơ bản nhất tồn tại trong mọi sinh vật trên Trái Đất, tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo và hình thành nên cấu trúc của cơ thể sinh vật. Ở người, chúng ta có tới hàng nghìn tỷ tế bào khác nhau đang hoạt động cùng lúc, mỗi loại tế bào lại đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ riêng đồng thời bắt đầu quá trình tự nhân đôi liên tục.
Nhìn chung, nhiệm vụ cơ bản của tế bào là tạo nên cấu trúc cho cơ thể bằng cách tiếp nhận chất dinh dưỡng, chuyển hóa chúng thành năng lượng nhằm thực hiện các chức năng riêng biệt của từng loại tế bào khác nhau. Chúng ta đã biết mỗi loại tế bào đều có thể chuyển hóa năng lượng để thực hiện các chức năng riêng biệt, vậy tế bào gốc là gì? Tế bào gốc có tiếp nhận chất dinh dưỡng hoặc đảm nhận một nhiệm vụ đặc biệt nào của cơ thể không?
Tế bào gốc là loại tế bào vô cùng quan trọng luôn tồn tại trong cơ thể con người, tuy nhiên, loại tế bào này không được phân lớp hay chuyên môn hóa, chúng cũng không được giao một nhiệm vụ cụ thể như những tế bào khác. Tuy nhiên, tế bào gốc sở hữu một khả năng vô cùng độc đáo là điều chỉnh, phát triển và biến đổi thành các loại tế bào khác với chức năng riêng biệt trong cơ thể con người nhằm thay thế hoặc sửa chữa vị trí còn trống của những tế bào hỏng hóc hoặc gặp trục trặc.
Hãy cứ tưởng tượng mỗi loại tế bào trong cơ thể là một màu sắc trên chiếc cầu vồng mà tế bào gốc chính là màu trắng. Nó có thể trở thành bất kỳ màu sắc nào khi cơ thể cần bằng cách thêm bớt các yếu tố “màu sắc” của các tế bào khác và làm thay nhiệm vụ của tế bào đó. Trong điều kiện phù hợp hoặc ở trong môi trường phòng thí nghiệm, các tế bào gốc có khả năng biến đổi và phân chia rất nhanh, tạo thành những tế bào con. Những tế bào con này đã tự đổi mới và được trang bị những chức năng cụ thể để trở thành những tế bào chuyên biệt hơn như tế bào xương, tế bào máu, tế bào não…
Tế bào gốc phôi là những tế bào gốc được hình thành trong giai đoạn sớm của thai kỳ khi trứng mới thụ tinh cùng tinh trùng (phôi được 3-5 ngày tuổi). Lúc này, một lượng lớn tế bào gốc được hình thành, chúng có chức năng biệt hóa cực cao, có thể phát triển thành đa dạng các loại tế bào khác trong cơ thể. Khả năng biến đổi và phân chia cũng hoàn toàn vượt trội so với tế bào gốc trưởng thành. Nhờ vào tính linh hoạt của mình, tế bào gốc phôi còn được gọi là tế bào gốc đa năng, tiềm năng sửa chữa và thay thế của tế bào gốc phôi là rất lớn.
Tuy nhiên, tế bào gốc phôi chỉ có thể thu thập được từ những phôi dư thừa trong các trường hợp thụ tinh bằng ống nghiệm, những phôi này sau khi thụ tinh không được cấy vào tử cung của người phụ nữ (các bác sĩ thường thụ tinh nhiều trứng và tinh trùng cùng lúc để đảm bảo khả năng mang thai của người mẹ). Dù tế bào gốc phôi có tiềm năng rất lớn tuy nhiên phương pháp này gặp phải một số vấn đề về đạo đức nên không được ủng hộ nhiều.
Khác với tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành chỉ có thể tìm thấy với một số lượng nhỏ, nằm rải rác tại tất cả các mô trưởng thành trong cơ thể con người. Tế bào gốc trưởng thành có khả năng biến đổi hạn chế hơn nhiều so với tế bào gốc phôi, dường như loại tế bào này chỉ có khả năng thay thế các mô tương ứng tại nơi chúng trú ngự.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã tìm ra bằng chứng về những biến đổi khác thường ở một số loại tế bào gốc trưởng thành. Ví dụ: một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra tế bào gốc tủy xương không chỉ sản sinh ra các tế bào máu, chúng cũng có khả năng trở thành các tế bào tìm hoặc cơ xương. Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu thêm về tế bào gốc trưởng thành, nếu thành công, phương pháp điều trị bệnh từ tế bào gốc trưởng thành sẽ rất hữu ích và an toàn.
Các nhà khoa học cũng tìm ra một lượng tế bào gốc tại máu cuống rốn và nước ối. Những tế bào gốc này cũng có khả năng chuyên biệt rất lớn. Tuy nhiên, các bác sĩ cần thu thập tế bào gốc tại đây ngay sau khi em bé được sinh ra. Tế bào gốc thai thường được sử dụng để điều trị các loại bệnh liên quan tới tạo máu.
Chức năng lớn nhất của ứng dụng tế bào gốc là điều trị các bệnh bằng phương pháp y học tái tạo. Tế bào gốc đóng vai trò rất quan trọng trong việc sửa chữa, thay thế các tế bào đã yếu, chết hoặc chịu tổn thương bằng cách trực tiếp sản sinh các tế bào mới, khỏe mạnh với chức năng tương đương.
Các tế bào gốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm và phát triển các loại thuốc mới. Bằng cách thử nghiệm trực tiếp công dụng lên các tế bào gốc, các nhà khoa học có thể đánh giá hiệu quả của thuốc nhanh chóng hơn, sàng lọc dược tính của thuốc hay tác động của loại biệt dược mới lên các tế bào của cơ thể. Ứng dụng tế bào gốc làm rút ngắn rất nhiều thời gian thử nghiệm thuốc.
Các nhà khoa học cũng có thể tìm hiểu cơ chế bệnh lý tại các bộ phận khác nhau trên cơ thể con người nhờ vào quá trình sinh trưởng và biến đổi của tế bào gốc. Ví dụ: khi quan sát quá trình hình thành một tế bào gốc mới tại một vị trí mô cụ thể như sụn, xương hay cơ tim, các nhà khoa học có thêm căn cứ để đánh giá cơ chế gây bệnh và tiến trình phát triển bệnh tại khu vực. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể đánh giá nguyên nhân gây bệnh dựa vào quá trình biệt hóa này.
Vậy là, vieclam123.vn đã chia sẻ toàn bộ thông tin về tế bào gốc cũng như công dụng của tế bào gốc trong việc điều trị một số bệnh lý. Sau bài viết này, hy vọng bạn đọc đã được trang bị đầy đủ kiến thức và có thể trả lời câu hỏi tế bào gốc là gì. Hãy cân nhắc thực hiện các quy trình lưu trữ tế bào gốc để bảo vệ bản thân và những người thân yêu có cùng huyết thống.
Cũng liên quan tới khả năng di truyền của con người, DNA là một yếu tố quan trọng giúp xác định quan hệ huyết thống. Cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về DNA qua bài viết sau.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023