Tắm giúp cho cơ thể thư giãn, thoải mái và có một giấc ngủ ngon, thế nhưng không phải lúc nào cũng là thời điểm lý tưởng để tắm. Một vài người vì sở thích cá nhân hay do công việc mà thường xuyên tắm muộn, tắm đêm. Thế nhưng, đây chính là nguyên nhân đang tàn phá sức khỏe của bạn. Vậy bạn đã biết tắm muộn có tác hại gì? Cùng tìm hiểu những tác hại của việc tắm đêm và lưu ý cần biết khi tắm nhé!
MỤC LỤC
Sau một ngày dài học tập, làm việc mệt mỏi, căng thẳng, tắm chính là khoảng thời gian mà ta thấy thư giãn, sảng khoái nhất, giúp cơ thể sạch hơn và xua tan mệt mỏi.
Nếu tắm đúng thời gian và đúng cách, nó sẽ rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được thời điểm nào nên tắm và tắm muộn có tác hại gì? Nên tắm vào thời gian nào thì tốt?
Tắm đêm có thể khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng và tàn phá nặng nề, do đó tắm đêm hoàn toàn không tốt, khiến sức khỏe của bạn ngày càng xấu đi. Thời gian phù hợp nhất để tắm mỗi ngày là vào buổi sáng từ 5 đến 7 giờ và buổi tootis từ 19 đến 20 giờ tối.
Trước khi đi ngủ, tắm vòi sen hay tắm nước nóng nghe thì có vẻ tốt và thư giãn, thế nhưng nó đang làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Khi nhiệt độ cơ thể thấp hơn, cơ thể bạn mới có thể nghỉ ngơi tốt và đi vào một giấc ngủ ngon.
Tắm nước nóng khiến cơ thể bạn gia tăng nhiệt độ và đồng hồ sinh học bị rối loạn. Cách tốt nhất là bạn nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ từ 1 đến 2 tiếng, tránh tắm xong ngủ luôn.
Khi tắm đêm, cơ thể bạn sẽ đột ngột thay đổi nhiệt độ, các mạch máu co lại nhanh chóng, khiến cho máu khó có thể lên não. Đây cũng là một trong các lý do gây nên bệnh mạch vành (mạch máu cấp máu cho tim) hoặc gây nên đột quỵ. Nhất là những người say rượu, bị bệnh tim mạch hay cao huyết áp khi tắm đêm sẽ đặc biệt nguy hiểm, nguy cơ đột quỵ cao.
Tắm muộn có tác hại gì? Khi về đêm, nhiệt độ giảm xuống, nếu bạn tắm nước lạnh sẽ dễ mắc phải tình trạng co thắt mạch máu, cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể và gây nên một số bệnh như đau vai gáy, đau đầu… Nếu bạn tắm đêm thường xuyên, về lâu dài sẽ trở thành bệnh kinh niên đeo bám cơ thể dai dẳng và khó có thể chữa khỏi.
Sau khi thưởng thức một bữa tối ngon miệng và tắm nước nóng ngay lập tức, nghe thì có vẻ hợp lý và là cách hoàn hảo để kết thúc ngày dài trước khi đi ngủ. Thế nhưng thực tế cho thấy, nếu ăn xong mà bạn tắm ngay sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn và cân nặng tăng lên nhanh chóng.
Bởi lẽ, cần phải tăng lượng máu đến dạ dày để các cơ quan thực hiện quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn tắm ngay dẫn tới việc máu phải lưu thông toàn bộ cơ thể, khiến hệ tiêu hóa không đủ máu cung cấp cho các cơ quan, gây nên các bệnh về đường tiêu hóa. Nếu bạn cảm thấy thực sự cần tắm và gội đầu vào buổi tối, hãy nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau khi ăn xong rồi mới tắm gội.
Nếu bạn tắm trước khi đi ngủ và lên giường ngay sau đó mà chưa làm khô tóc, nếu tóc còn ướt sẽ ảnh hưởng tới mái tóc và sức khỏe của bạn. Khi đi ngủ với mái tóc còn ẩm, vỏ gối sẽ hút ẩm từ mái tóc, tạo nên một môi trường phát triển cho các vi khuẩn có hại. Khi gối có quá nhiều vi khuẩn, làn da của bạn sẽ trở nên xấu đi, nổi mụn và da dầu sẽ trở nên kích ứng, ngứa và gàu.
Phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thói quen tắm đêm của bạn, dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với nước lạnh vào ban đêm. Một khi phổi trở nên yếu đi, bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh liên quan đến hô hấp như tắc nghẽn viêm phổi, viêm phổi…
Ngoài ra, nếu người bạn đang nóng bức sau khi đi ở ngoài đường về, người đang đổ mồ hôi và lỗ chân lông đang mở rộng để thoát nhiệt, lúc này nếu bạn tắm ngay thì sẽ dễ bị ốm, cảm lạnh. Nhất là khi cơ thể đang suy nhược, mệt mỏi sẽ khiến bạn mắc các bệnh như sốt cao, sổ mũi, ho,...
Nhiều người thường có thói quen gội đầu và tắm cùng lúc, sau đó đi ngủ ngay khi tóc chưa khô, dẫn tới việc da dầu nhiễm lạnh và mạch máu trên da đầu khó có thể lưu thông. Đến sáng ngày hôm sau, bạn có thể gặp phải tình trạng đau đầu và gặp phải tình trạng đau đầu kinh niên nếu tắm gội ban đêm thường xuyên.
Tắm muộn có tác hại gì? Ngoài các tác hại kể trên, việc tắm quá muộn cũng khiến bạn mắc phải một số bệnh về khớp như viêm khớp, thấp khớp… Nguyên chính chính gây nên tình trạng này là do nhiệt độ nước ảnh hưởng tới nhiệt độ của cơ thể, làm giảm nhiệt độ đột ngột.
Cơ thể bạn sẽ không nhận đủ oxy khi tắm muộn, tắm đêm khuya, khiến quá trình trao đổi chất bị rối loạn và nhanh chóng đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Chưa kể, khi tắm đêm với nước quá nóng, làm giãn mạch máu trên cơ thể, khiến lượng máu tới não, tim giảm đáng kể, gây nên tình trạng chóng mặt, hoa mắt.
Nếu bắt buộc phải tắm lúc nửa đêm, bạn nên tắm nhanh chóng và nên tắm bằng nước ấm. Nhiệt độ thích hợp nhất để tắm đêm là từ 36 – 37 độ C. Bạn không nên chủ quan tắm nước lạnh nếu không có nước ấm. Cách tốt nhất là bạn nên dùng một chiếc khăn ẩm lau sạch mồ hôi, bụi bẩn cho cơ thể và sáng hôm sau, bạn nên tắm lại để làm sạch cơ thể.
Chú ý rằng, nếu bắt buộc gội đầu lúc tối muộn, hãy làm khô tóc bằng máy sấy trước khi đi ngủ. Cách tắm tốt nhất chính là dội nước lên 2 tay, 2 chân, sau đó mới xả lên toàn bộ cơ thể, không nên dội nước đột ngột lên cơ thể để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bạn nên tắm trước 23 giờ và nên tắm trước khi ngủ 2 tiếng, nếu đã quá muộn, bạn lau sơ qua người rồi tắm vào sáng hôm sau. Để ngủ ngon hơn, khi đang đi ngoài đường về và cơ thể nóng bức, bạn dùng khăn lau qua các vùng có nhiều mồ hôi, bụi bẩn, rửa qua mặt, tay chân và dùng khăn lạnh chườm đầu trong 5 phút để cơ thể hạ nhiệt độ, từ đó ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Sau khi tắm xong, bạn không nên để hơi của quạt, máy lạnh thổi thẳng vào người, nên sấy khô tóc và chuyển máy lạnh sang chế độ ngủ đêm hoặc chế độ thổi gió dễ chịu trước khi ngủ.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được tắm muộn có tác hại gì và những nguy hiểm đang “ăn mòn” sức khỏe của bạn khi tắm muộn. Thói quen tắm muộn, tắm đêm gây ra nhiều tác hại không ngờ đối với cơ thể. Do đó, nếu không cần thiết tắm ngay, hãy dậy sớm và tắm vào sáng hôm sau. Còn nếu bắt buộc phải tắm đêm, bạn nên tắm nước ấm và dội từ tay, chân rồi mới đến toàn bộ cơ thể nhé!
Thay vì tắm đêm muộn, bạn có thể tắm buổi sáng, nhất là những bạn ban đêm đổ mồ hôi nhiều hay chơi thể thao vào sáng sớm. Vậy tắm buổi sáng có tốt không? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu lợi ích khi tắm sáng nhé!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023