Xưa nay, trên văn đàn nghệ thuật, cụm từ tác phẩm luôn được đặt ở một vị trí trang trọng nhất, tại phần đỉnh cao nhất của trí tuệ và tâm hồn con người. Người ta sẵn sàng dành cho nó những nhận định hoa mỹ và thiêng liêng. Thật khó để hiểu hết giá trị đằng sau thuật ngữ này - tác phẩm là gì. Bằng con mắt hiện thực và trí tuệ văn chương, chúng ta sẽ phân tích sâu sắc khái niệm này ngay tại bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Tác phẩm là một thuật ngữ rất rộng, không chỉ nói riêng về sản phẩm văn học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ mà nó được công nhận ở rất nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cả nghệ thuật và khoa học. Tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức và những phương tiện nhất định. Nó không phải là một ấn phẩm, điều này được xác định rất rõ khi tìm hiểu ấn phẩm là gì.
Mỗi loại tác phẩm sẽ được sáng tạo bởi đối tượng riêng như nhà văn nhà thơ sáng tạo tác phẩm văn chương nghệ thuật, nhà khoa học tạo nên các tác phẩm thuộc phạm trù khoa học, người họa sĩ tạo nên tác phẩm hội họa, ...
Chúng ta có rất nhiều cách hiểu tác phẩm là gì, dựa theo giá trị tinh thần và quy định của Pháp luật. Phân tích ở từng góc nhìn này để hiểu thật thấu đáo thuật ngữ tác phẩm bạn nhé.
Giải thích khái niệm tác phẩm theo nghĩa rộng thì đó là những sản phẩm của trí tuệ, do công dân tạo nên bằng trí tuệ, tài năng. Vì thế, tác phẩm chính là những sáng tạo nguyên thủy của trí tuệ, nó được thể hiện dưới một hình thức có thể tái tạo.
Hiểu theo nghĩa hẹp, tác phẩm là kết quả từ quá trình lao động bằng trí tuệ và sự sáng tạo, được ấn định thông qua một hình thái vật chất hay thể hiện rõ bằng hình thức nhất định ở các lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật.
Đây là hai cách định nghĩa tác phẩm là gì hoàn toàn tự nhiên, khởi nguồn từ những hiểu biết và sự hình dung của trí tuệ. Chúng ta cũng có thể dựa vào cơ sở xác thực để hiểu về khái niệm tác phẩm tại định nghĩa đưa ra tại Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể, Điều 4, Khoản 7 của luật có nêu: tác phẩm là sản phẩm sáng tạo được thực hiện bằng mọi hình thức, mọi phương tiện trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật.
Một sản phẩm của trí tuệ, óc sáng tạo được thừa nhận là tác phẩm khi nó đạt đủ 3 điều kiện cơ bản nhất định sau đây.
Một cá nhân được gọi là tác giả của sản phẩm khi họ trải qua quá trình vận dụng trí tuệ, sự sáng tạo cùng kinh nghiệm bản thân, các yếu tố liên quan khác để tạo nên thành quả là tác phẩm. Quá trình lao động trí tuệ và không ngừng sáng tạo đã đem đến những sự khám phá vô cùng mới mẻ và thú vị về mọi phương diện đời sống, về con người, xã hội, quan điểm mới.
Chính bởi vật cho nên thế giới các tác phẩm vô cùng phong phú, đa dạng mà điểm nổi bật nhất trong nó chính là giá trị tinh thần. Mỗi tác phẩm sẽ có thời gian sáng tạo khác nhau, mất nhiều thời gian hay nhanh chóng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố bản thân và hoàn cảnh xã hội.
Dù được thể hiện ở hình thức, hình thái vật chất nào đi chăng nữa thì tác phẩm cũng chứa đựng nội dung tư tưởng, tình cảm bên trong nó. Đó chính là dấu dấn cá nhân của tác giả. Nhiều tác phẩm không chỉ chứa giá trị tinh thần mà còn có cả giá trị thương mại, kinh tế. Vậy nên, những tác phẩm như vậy cần có quy định bảo hộ để bảo vệ quyền tác giả cho người sáng tác.
Để tạo nên sản phẩm, có nhiều cách thức. Như cách diễn giải tác phẩm là gì ở trên, cách phổ biến nhất chính là hoạt động trí tuệ, óc sáng tạo. Tuy nhiên, nhiều tác phẩm cũng được tạo ra bằng sức lao động.
Để được công nhận một cách chân chính, tác phẩm cần có đủ cả hai yếu tố này, nhất là những tác phẩm là sản phẩm của sức lao động. Không thể tồn tại tác phẩm chỉ bằng sức lao động mà không có nguyên liệu của chất xám con người và ngược lại. giống như việc đến cả sản phẩm là thơ ca, văn xuôi cũng phải được viết trên trang giấy hay bằng hành động gõ bàn phím để tạo nên hoàn chỉnh.
Đặc điểm này liên quan đến quyền lợi được quy định trong xác định quyền bảo hộ cho tác phẩm mà Luật Sở hữu trí tuệ và Công ước Berne đưa ra. Một tác phẩm chỉ nhận được quyền bảo hộ khi đó là tác phẩm gốc do chính quá trình lao động, sáng tạo của con người làm nên, tuyệt đối không phải là một sản phẩm sao chép.
Chất riêng của tác giả thể hiện trong tác phẩm là một căn cứ quan trọng để xác định tác phẩm có phải là bản gốc hay không.
Đây là một đặc tính của tác phẩm. Với đặc tính này, việc chiếm hữu đối với tác phẩm không được tính vào yếu tố xác nhận về quyền sở hữu nó.
Dạng vật chất của tác phẩm là dấu mốc đánh dấu sự hình thành quyền tác giả mà không cần xem xét đến tất cả các yếu tố khác bên trong tác phẩm như hình thức, nội dung, chất liệu, đã được công bố hay chưa.
Dạng vật chất của tác phẩm tức là dựa vào nó mà công chúng biết rằng tác phẩm đã ra đời, thực sự hiện diện và tồn tại. Nó có thể là chữ viết, là màu sắc hay ký hiệu tồn tại rõ ràng ở trên giấy; cũng có thể là hình ảnh, âm thanh nhìn được, nghe được thông qua chất liệu, phương tiện; là hình khối hiển thị rõ mồn một.
Nói chung, vô vàn kiểu dạng của tác phẩm, chúng ta chẳng thể liệt kê hết được trên trang viết này.
Như vậy, qua những phân tích trên, vieclam123.vn đã giúp bạn hiểu thật rõ tác phẩm là gì. Trong thực tế, có không ít người tự bó hẹp nghĩa của thuật ngữ này chỉ trong phạm vi văn học, có lẽ do thói quen sử dụng hoặc do môi trường tiếp xúc thiếu sự rộng mở và thiếu liên tưởng. Bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn đa chiều về thuật ngữ tác phẩm, rất hy vọng nó có ích để bạn đưa vào những hoàn cảnh cụ thể của bản thân, đặc biệt là khi cần bảo vệ quyền bảo hộ cho tác phẩm của chính mình.
Văn học từ xưa đến nay, luôn là khúc hát ru của tâm hồn con người. Tìm hiểu văn học là gì để chúng ta biết cách tận dụng những vị thuốc quý cho tâm hồn đến từ thế giới văn học. Qua chia sẻ ở bài viết bên dưới, không chỉ khái niệm được làm sáng tỏ mà các đặc trưng thú vị nhất về văn học cũng được tác giả của vieclam123.vn bật mí.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023