Nếu bạn là một người yêu thích ẩm thực Nhật Bản thì chắc chắn đã từng nghe nói đến hoặc từng ăn thử món Sushi. Món ăn này là nét đặc trưng trong ẩm thực xứ sở mặt trời mọc và được cả thế giới yêu thích. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Sushi là món gì và những lợi ích mà món ăn này mang lại cho sức khỏe. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về những loại Sushi nổi tiếng nhất và được ưa thích nhất.
MỤC LỤC
Sushi là tên gọi của một món ăn đến từ Nhật Bản. Thành phần chủ yếu tạo nên món Sushi bao gồm cơm và nguyên liệu hải sản. Trong Sushi có thể có thêm cả rau, tảo biển hoặc rong biển. Cơm được sử dụng để làm Sushi không chỉ đơn giản là cơm trắng bình thường, mà được trộn thêm giấm hỗn hợp awasesu.
Nếu bạn chưa biết thì giấm hỗn hợp awasesu không phải giấm thông thường, mà được pha thêm đường, muối và rượu nấu ăn Mirin. Nguyên liệu hải sản được sử dụng cho món Sushi rất đa dạng, như là sò điệp, tôm, bạch tuộc, mực, cá ngừ…
Phần cơm được sử dụng trong món Sushi cũng rất đặc biệt. Người ta sử dụng sumeshi hoặc sushimeshi để làm cơm. Những người ăn kiêng cũng có thể sử dụng cả gạo lứt để làm cơm.
Quá trình nấu cơm để làm Sushi cũng khá cầu kỳ chứ không chỉ đơn giản là cắm cơm như bình thường. Sau khi nấu xong, người đầu bếp sẽ chuẩn bị thêm một chiếc chậu gỗ được gọi là taira để trộn cơm với giấm awasesu đã đề cập đến ở trên.
Trong quá trình trộn phải sử dụng quạt để làm bớt hơi nóng của cơm và giữ lại hương vị cho giấm. Cơm chính là đặc điểm dễ nhận thấy nhất để phân biệt Sushi và Sashimi.
Ở Nhật có khá nhiều loại Sushi, mỗi loại sẽ có cách làm khác nhau và thành phần cũng khác nhau:
- Nigirizushi: Đây là loại Sushi thường thấy nhất và cách làm cũng khá đơn giản, chỉ cần nắm cơm thành những nắm nhỏ, sau đó phủ lên trên một miến hải sản tươi là hoàn thành.
- Chirashizushi: Trông giống như một tô cơm đầy bên trên có thêm các loại hải sản và rong biển.
- Makimono: Là tên gọi của loại Sushi cuộn, sử dụng rong biển để cuộn trong cơm và phần nguyên liệu hải sản.
- Gunkan: Là Sushi có thành phần bao gồm cơm được cuộn trong một lá rong biển, phía trên có thêm trứng cá hồi, trứng cá tuyết hoặc trứng cua…
- Oshizushi: Có cấu tạo bao gồm 2 lớp cơm ở ngoài và 1 lớp hải sản ở giữa. Người ra ép Sushi trong khuôn gỗ, sau đó sử dụng dao để cắt thành những miếng vừa ăn.
- Temaki: Một loại Sushi đặc biệt có hình nón, bên trong chứa cơm và các loại hải sản. rau củ.
Ngoài ra, nếu phân loại dựa theo nguyên liệu hải sản có trong Sushi thì có các loại Sushi sau: Chutoro (bụng cá ngừ ít mỡ), Saamon (cá hồi), Negitoro (cá ngừ có thêm hành lá), Ikura (trứng cá hồi), Uni (cầu gai), Daitoro (bụng cá ngừ nhiều mỡ), Anago (cá chình biển), Amaebi (tôm ngọt), Maguro (cá ngừ) và Ika (mực).
Sushi đã được chứng minh là có hàm lượng dinh dưỡng cao và được ưa chuộng trên toàn cầu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cũng không tốt đâu nhé! Hơn nữa, khi ăn Sushi bạn cần lưu ý một số điều sau đây.
Sushi bao gồm thành phần hải sản, có thể là hải sản đã nấu chín hoặc hải sản tươi sống. Chính vì vậy mà trong các loại hải sản này sẽ có nguy cơ có thêm “hàng khuyến mại” đi kèm như là vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Chính vì vậy mà khi chế biến hải sản cần phải làm theo đúng hướng dẫn, làm kỹ và đảm bảo yêu cầu về thời gian sơ chế.
Bên cạnh đó, không có bất kỳ quy định nào về loại cá được sử dụng để làm Sushi, tùy thuộc vào sở thích của người đầu bếp. Tuy nhiên, đối với một số loại cá nhất định thì cần phải cấp đông lạnh nhằm tiêu diệt hết các loại vi khuẩn và ký sinh trùng.
Nếu đi ăn Sushi ở ngoài hàng thì bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín và có hải sản rõ nguồn gốc. Nếu không yên tâm thì bạn có thể ăn Sushi được chế biến từ hải sản đã nấu chín.
Cơm trong Sushi được chế biến bằng cách trộn thêm giấm awasesu (trong thành phần của loại giấm này có cả đường và rượu ngọt Mirin), bởi vậy mà có chứa nhiều carbohydrate tinh chế. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng cao.
Bên cạnh đó, khi ăn Sushi quá nhiều thì hàm lượng insulin trong máu cũng sẽ tăng cao hơn, có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tim mạch. Chính vì thế mà hiện nay nhiều người sử dụng gạo lứt để làm Sushi. Bên cạnh đó, giảm lượng giấm khi trộn cơm cũng là một cách hay để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.
Sushi thường được ăn kèm với nước sốt hoặc lớp phủ có chứa nhiều chất béo, hơn nữa, nhiều loại hải sản cũng có chứa hàm lượng chất béo cao. Chính vì thế mà trong Sushi có chứa nhiều chất béo nhưng lượng protein là khá thấp. Hàm lượng calo tuy rằng cao nhưng sau khi ăn Sushi sẽ nhanh chóng thấy đói.
Vì thế nên các suất Sushi ở nhà hàng thường có thêm cả Sashimi, một vài loại salad hoặc súp miso.
Có thể bạn không quá để ý điều này, bởi món Sushi có vẻ như không hề mặn, tuy nhiên thực tế thì trong Sushi có hàm lượng muối khá cao. Loại cơm làm sushi được nấu kèm với muối. Một số loại hải sản hun khói cũng chứa khá nhiều muối.
Nếu bạn ăn Sushi kèm rau ngâm chua thì trong đó cũng có khá nhiều muối. Ngoài ra, salad hoặc súp miso ăn kèm Sushi cũng có chứa nhiều muối. Hấp thụ quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể bạn. Nếu đam mê Sushi thì bạn nên chọn Sushi cá hồi hoặc cá thu thay vì các loại hải sản hun khói khác.
Trong một set Sushi sẽ có nhiều loại khác nhau và để thưởng thức được trọn vẹn hương vị thơm ngon của set Sushi thì bạn cần phải ăn các loại Sushi theo thứ tự nhất định.
Bạn hãy bắt đầu thưởng thức từ miếng Sushi cá trắng bởi nó có hương vị nhẹ nhàng nhất. Tiếp theo, hãy thưởng thức món Sushi màu bạc, sau đó đến miếng Sushi cá ngừ màu đỏ đậm có hương vị đậm đà hơn. Cuối cùng là thưởng thức miếng Sushi cá hồi hoặc trứng cá hồi có hương vị đậm đà nhất.
Thứ tự ăn từ miếng Sushi có hương vị nhạt nhất đến miếng có hương vị đậm nhất sẽ giúp bạn thưởng thức trọn vẹn cả set Sushi, bởi miếng Sushi cá hồi có hương vị đậm nhất, nếu ăn trước sẽ lấn át hết hương vị của những miếng còn lại.
Sau khi thưởng thức Sushi cá hồi, bạn tiếp tục thưởng thức miếng Sushi có miếng cá béo nhất, sau đó đến Sushi trứng và cuối cùng là Sushi cá ngừ cuộn rong biển đơn giản.
Bên cạnh đó, nếu bạn chấm miếng Sushi quá lâu trong xì dầu thì sẽ khiến hương vị xì dầu át đi hương vị hải sản, hãy chú ý điều này nhé! Để chấm miếng Sushi vào xì dầu mà không bị rơi cơm vào xì dầu thì hãy đảo ngược miếng Sushi lại và chấm phần cá vào xì dầu. Nếu cảm thấy khó khăn khi sử dụng đũa thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng tay. Ăn Sushi bằng tay là cách ăn truyền thống của người Nhật Bản.
Trong set Sushi Nhật thường có kèm cả những miếng gừng hồng. Đây là loại gừng được ngâm chua ngọt, được sử dụng sau mỗi miếng sushi để giúp giảm bớt vị hải sản tươi sống trong miệng. Như vậy bạn có thể thưởng thích miếng tiếp theo mà hương vị không bị ảnh hưởng bởi miếng trước.
Ngoài ra, khi sử dụng wasabi, bạn hãy cho từ từ từng lượng nhỏ wasabi vào bát riêng, đến khi đủ lượng để đạt được độ cay mong muốn thì dừng lại. Bạn cũng bên ăn Sushi theo thứ tự từ ngoài vào trong để đảm bảo tính thẩm mĩ của đĩa đựng Sushi.
Có một lưu ý nhỏ mà bạn cần ghi nhớ đó là khi sử dụng đũa trong các nhà hàng Nhật Bản thì không nên cọ xát hai chiếc đũa vào nhau. Một số bạn khi sử dụng đũa tre 1 lần thường có thói quen cọ xát đũa vào nhau sau khi tách hoặc bóc vỏ. Nếu bạn làm như thế tại một hàng Nhật thì cũng đồng nghĩa với việc bày tỏ sự coi thường của bạn đấy.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Sushi là món gì và các loại Sushi phổ biến tại Nhật Bản. Sushi là một món ăn kết tinh tinh ẩm thực của người Nhật, không chỉ được yêu thích ở Nhật Bản mà còn được yêu thích trên toàn thế giới. Khi ăn Sushi, hãy ăn từ miếng có vị nhạt nhất dần dần đến miếng có vị đậm nhất, như vậy bạn có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị của toàn bộ các miếng Sushi một cách trọn vẹn.
Cơm cuộn Hàn Quốc gọi là gì? Kimbap và Sushi khác nhau ra sao? Bà bầu có ăn được Kimbap không? Xem ngay hướng dẫn làm cơm cuộn Hàn Quốc siêu ngon tại nhà trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023