Quả sơn tra được coi là một loại dược liệu quý, mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực đối với sức khỏe con người. Ở nước ta, sơn tra được trồng ở các tỉnh vùng cao và thường được phơi khô để bảo quản. Vậy sơn tra là gì? Quả sơn tra có nguồn gốc từ đâu? Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về quả sơn tra và những công dụng của loại quả này đối với sức khỏe nhé!
MỤC LỤC
Sơn tra là tên gọi khác của quả táo mèo, hay còn được gọi với một số tên khác như là xích qua tử, mao tra, bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, yên chi, sơn lý hồng, hồng quả…
Loại quả này có nguồn gốc từ Trung Quốc và có nhiều công dụng tích cực đối với sức khỏe con người như thúc đẩy quá trình lưu thông máu, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa, loại bỏ huyết ứ...
Sơn tra là quả của cây sơn tra. Đây là loài thực vật thân gỗ, có tuổi thọ lâu năm. Cây sơn tra xum xuê, có nhiều cành lá tươi tốt, cành non thường có nhiều lông mịn phủ phía trên.
Cây sơn tra phía bắc và phía nam có một vài sự khác nhau. Cây sơn tra phía bắc có chiều cao trung bình khoảng 6m và cành cây có gai. Lá cây hình trứng hoặc đầu lá thun đều có chiều dài 5 – 10 cm và chiều rộng 4 – 7 cm.
Lá cây sơn tra phía bắc có răng cưa, mọc so le và mặt sau của lá có một lớp lông mịn. Hoa sơn tra màu trắng, một bông hoa có 5 cánh hoa và mười nhị, thường mọc theo dạng tán. Quả sơn tra nhỏ, có đường kính khoảng 1 – 1,5 cm, khi chín quả có màu đỏ thẫm.
Cây sơn tra phía nam có chiều cao lên đến 15m và trên thân cây cũng có gai nhỏ. So với sơn tra phía Bắc thì lá sơn tra phía nam dài và rộng hơn. Mặt sau lá cũng có một lớp lông mịn. Kích cỡ của quả cũng trong khoảng 1 – 1,5cm, tuy nhiên khi quả chín thì có màu đỏ hoặc màu vàng khá giống với màu quả táo mèo.
Như đã đề cập đến trước đó thì cái sơn tra có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ở Việt Nam cũng có cây táo mèo thuộc cho sơn tra, tuy nhiên trên thực tế thì táo mèo Việt Nam và sơn tra Trung Quốc là hai loại cây khác nhau.
Sơn Trà là loại cây ra quả quanh năm. Khi quả chín người ta thường thu hái và cắt lát mỏng, sau đó phơi sấy khô để bảo quản lâu dài. Quả sơn tra có vỏ màu nâu bóng, thân quả có 5 hạch cứng và ở giữa là củi màu nâu. Sơn tra có vị vừa chua vừa ngọt, được sử dụng như là một loại dược liệu quý hiếm. Hạt sơn tra có vỏ cứng, hình bầu dục cân đối và có màu nâu sẫm.
Trong quả sơn tra có chứa nhiều vitamin C, axit citric, protein, cacbohidrat, các axit hữu cơ, tanin, đường... Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong quả sơn tra rất cao. Bên cạnh đó thì trong hoa sơn tra có chứa nhiều tinh dầu và một số chất khác như quextrin, quexetin... Trong vỏ cây sơn tra cũng có chứa craraegin, oxyacanthin...
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu sơn tra là gì cùng với đặc điểm nhận dạng của loại quả này. Chúng ta cũng biết được rằng quả sơn tra có chứa nhiều vitamin C và các chất khác có lợi cho sức khỏe. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tác dụng của quả sơn tra đối với sức khỏe con người nhé!
Như đã nói trước đó, sơn tra được coi là một bị dược liệu quý hiếm trong y học cổ truyền. Trong các tài liệu Đông y ghi chép lại rằng quả sơn tra có vị ngọt và hơi chua một chút, không độc và có tính ôn.
Y học cổ truyền cũng ghi nhận tác dụng của sơn tra vào tỳ và can. Theo đó, sơn tra có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, loại bỏ ứ hỗ trợ tiêu hóa... Những người không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng hoặc bị tiêu chảy, ợ hơi, đầy bụng... thường được khuyên là sử dụng quả sơn tra tươi hoặc các bài thuốc từ sơn tra để làm giảm các triệu chứng trên.
Trong y học hiện đại ghi nhận quả sơn tra có tác dụng an thần, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ giấc ngủ. Bên cạnh đó thì quả sơn tra còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm suy giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, hỗ trợ enzyme… Sơn tra còn có thêm một tác dụng nữa đó là kích thích cảm giác thèm ăn, giúp ăn ngon miệng hơn.
Ngoài ra, quả sơn tra còn giúp cơ thể tăng bài tiết cholesterol ra ngoài, từ đó mà lượng lipid trong máu được hạ xuống và nguy cơ xơ vữa động mạch được giảm xuống đáng kể.
Ở một số quốc gia, người ta còn sử dụng sơn tra như một loại nguyên liệu để điều chế thuốc trợ tim bởi tác dụng tăng lưu thông máu và điều hòa hệ tuần hoàn, giảm sự kích thích cơ tim và tăng sức co bóp cho cơ tim.
Mặt khác sơn tra còn có khả năng kháng khuẩn rất tốt, là chất ức chế các trực khuẩn liên cầu beta và tụ cầu vàng.
Quả sơn tra có thể được sử dụng ở dạng quả tươi, quả phơi khô hoặc sử dụng ở dạng thuốc sắc hay tán bột... Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào mục đích sử dụng của loại quả này. Nếu sử dụng ở dạng thuốc sắc thì mỗi ngày sử dụng 3 – 10g. Nếu sử dụng ở dạng cao lỏng thì mỗi ngày sử dụng 20 – 30 giọt.
Sau đây là một số bài thuốc cổ truyền sử dụng quả sơn tra:
Bạn cần chuẩn bị 5g trần bì, 6g chỉ thực, 2g hoàng liên và 10g sơn tra. Cho tất cả những nguyên liệu trên vào sắc lấy nước uống. Một ngày uống 2 – 3 lần. Ngoài ra bạn có thể sử dụng quả sơn tra tươi cùng các với nguyên liệu tương tự như trên, mỗi loại lấy 20g, sắc nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng sơn tra ở dạng tán bột kết hợp cùng với thanh bì, mộc hương, đem hòa cùng nước sôi để uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4g.
Pha 10g sơn tra dạng bột tán với nước sôi để uống. Nếu sử dụng cho trẻ em thì nên pha với nước và nấu thành dạng siro. Một ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5 – 10ml.
Mỗi ngày sử dụng hai gói quả sơn tra kết hợp với mạch nha, đem pha cùng nước để lấy nước uống tương tự như uống trà. Duy trì uống đều đặn trong 3 tuần để thấy được hiệu quả.
Chống chỉ định uống thuốc từ quả sơn tra với những người có tiền sử mắc bệnh lý về dạ dày, bị loét dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày. Bên cạnh đó, những người tỳ vị hơi yếu và không có thực tích cũng không nên sử dụng các bài thuốc từ quả sơn tra. Điều này cũng áp dụng với những người bị dị ứng và mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của dược liệu có trong những bài thuốc trên.
Trên đây, bài viết đã giúp bạn giải đáp sơn tra là gì, đồng thời cung cấp một số thông tin hữu ích về loại quả này. Quả sơn tra từ xưa đã được sử dụng như một loại dược liệu quý hiếm trong y học. Quả sơn tra tươi có giá thành khoảng 30.000 – 40.000 đồng/ kg. Trong khi đó quả sơn tra khô có giá thành cao hơn, khoảng 100.000 – 150.000 đồng/ kg.
Lá vối là gì và có những công dụng như thế nào đối với sức khỏe? Lá vối thu hoạch và bảo quản như thế nào? Tìm hiểu chi tiết hơn về những công dụng của lá vối và cách sử dụng lá vối hiệu quả trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023