Blog

Reboot là gì? Tất tần tật những điều thú vị bạn chưa biết về Reboot

22/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Có nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng Reboot là gì, và nó có những khác biệt như thế nào so với reset. Thực hư của tác dụng của Reboot trong việc cải thiện tình trạng hoạt động của hệ thống như thế nào? Để làm rõ những thắc mắc ấy, vieclam123.vn sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.

1. Tìm hiểu khái niệm Reboot

1.1. Khái niệm Reboot là gì?

Reboot được hiểu là hành động khởi động lại hệ thống máy để đưa toàn bộ phần cứng, phần mềm và toàn bộ các thiết bị điện tử nhằm mục đích cải thiện tình trạng hoạt động của máy tính. Đây là tính năng giúp khắc phục đáng kể tình trạng giật, lag,...trong quá trình dùng hay những trục trặc khác xảy ra bất ngờ.

Bạn hiểu Reboot là gì?

Reboot cũng được xem là một trong những tác vụ vô cùng quen thuộc và được sử dụng hầu hết cho mọi cho dù là điện thoại, máy tính bảng hay router Wi-Fi,… Trên thực tế, việc reboot máy sẽ giúp người dùng loại bỏ được khá nhiều những lỗi mềm của máy những không loại bỏ được những lỗi của phần cứng. 

1.2. Điểm khác biệt giữa reset và reboot là gì?

Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm Reboot và Reset. Để phân biệt rõ ràng ta cần hiểu về bản chất của hai tác vụ này như sau:

Reboot đơn giản là việc khởi động lại thiết bị. Xét Reboot về mặt kỹ thuật, nó là lặp lại chu kỳ trạng thái nguồn. Khi người dùng tắt các thiết bị đi thì những thiết bị đó sẽ không nhận được bất kỳ nguồn điện nào nữa cho đến khi chúng được bật lại. Khi đó thì mọi dữ liệu, ứng dụng hay những bất cứ thông tin nào được lưu trong thiết bị vẫn sẽ giữ nguyên. Vậy Reboot là cách khởi động lại, nó chỉ chi phối duy nhất việc bật, tắt nguồn của thiết bị đó.

Sự khác nhau giữa Reset và Reboot

Còn với Reset, đây là cách được dùng nhiều nhất khi máy của bạn đã quá đầy bộ nhớ khiến nó bị chậm, lag. Giải thích một cách dễ hiểu, khi bạn reset tức là đưa tất cả mọi cài đặt về trạng thái ban đầu, bao gồm việc xóa tất cả các ứng dụng hay thông tin mà bạn đã lưu hay cài đặt. Khi đó tác vụ này sẽ thực sự hữu dụng bởi nó sẽ khiến thiết bị trở lại gần như mới hoàn toàn với các cài đặt gốc. Sau khi reset thì tất cả mọi thông tin lưu trữ đều sẽ bị xóa hết nên tác vụ này chỉ nên áp dụng khi bạn chắc chắn không còn thông tin nào quan trọng bỏ sót trong máy hoặc chỉ dùng trong trường hợp khi các bạn thực sự cần.

2. Khi nào thì nên Reboot thiết bị?

2.1. Reboot khi Window hoạt động chậm

Khi Window hoạt động hoặc bị giật, lag thì giải pháp tối ưu và hiệu quả ngay tức thì đó là reboot. Phần lớn nguyên nhân khiến cho Window của bạn chạy chậm là do đang có một chương trình nào đó đang hoạt động quá nhiều, chiếm lên đến 99% CPU. Những lúc như vậy thì việc reboot sẽ lập tức khởi động lại tất cả và khiến mọi thứ mượt mà hơn.

Khi nào nên reboot trên thiết bị

2.2. Reboot khi thiết bị bị treo máy

Dù là bất cứ thiết bị nào dù là điện thoại, máy tính , ipad thì đôi lúc cũng sẽ rơi vào tình trạng treo máy, những lúc như vậy thì phần lớn tất cả mọi người đều nghĩ đến tác vụ reboot đầu tiên bởi nó không chỉ hiệu quả mà còn có tác dụng ngay tức thì giúp chúng ta kịp thời xử lý những công việc còn dang dở.

2.3. Reboot khi xuất hiện màn hình xanh

Xuất hiện màn hình xanh đã không còn là tình trạng quá xa lạ với những ai thường xuyên sử dụng laptop hay pc. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thiết bị có thể đã bị trục trặc phần cứng hoặc driver phần cứng. Nói một cách khác, đây là tình trạng báo hiệu thiết bị của bạn đang gặp một lỗi khá nghiêm trọng và không thể dễ dàng xử lý bằng những phương pháp tạm thời. Thế nhưng trong thời gian và điều kiện không cho phép thì bạn chỉ có thể reboot để kịp thời xử lý công việc, nhưng nếu lạm dụng tác vụ này quá nhiều lần, thì bạn buộc phải reset lại toàn bộ thiết bị.

Xử lý lỗi trên thiết bị bằng cách reboot

3. Hướng dẫn cách reboot trên máy tính, laptop chi tiết nhất

Bản chất của Reboot không làm thay đổi hệ thống, nó chỉ là tác vụ khởi động lại máy tính một cách  nhanh trong chóng và có hiệu lực trong môi trường MS-DOS. Vật MS-DOS là gì? Giải thích một cách dễ hiểu thì nó là hệ điều hành đơn nhiệm chỉ cho phép thiết bị chạy một ứng dụng duy nhất tại một thời điểm. Và MS-DOS khác so với hệ điều hành đa nhiệm Windows đang được sử dụng hiện tại. Hiện nay thì hệ điều hành MS-DOS ngày càng ít phổ biến hơn, giờ nó chỉ còn tồn tại trong các phiên bản Windows (2000, XP) sau này và cũng chỉ cho phép người dùng mở chế độ dòng lệnh dưới một ứng dụng, không chỉ vậy, thậm chí là người dùng chỉ thực hiện được với một vài thao tác liên quan đến hệ thống mà giao diện đồ họa của Windows không làm được.

Chính vì lý do này mà không khó hiểu khi ở phần lớn máy tính hiện nay sẽ không có nút Reboot xuất hiện với những phím chức năng khác như Sleep, Log off,…mặc dù không hỗ trợ phím Reboot sẵn nhưng bạn hoàn toàn vẫn có thể thực hiện tác vụ reboot với tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete. Mặc dù vậy nhưng hiện nay việc reboot trên thiết bị dường như rất ít gặp, thay vào đó chúng ta dùng tác vụ Restart thay thế cho chức năng Reboot trên các dòng máy tính hiện nay.

Cách reboot trên máy tính

4. Những vấn đề cần lưu ý khi reboot là gì?

Reboot máy tính hoặc điện thoại có thể ngay tức thì giúp chúng ta nhanh chóng giải quyết những trục trặc đơn giản trên thiết bị. Tuy nhiên không có nghĩa là chúng ta được phép lạm dụng nó thường xuyên trong bất cứ trường hợp nào. Việc lạm dụng Reboot quá nhiều trong mọi lúc sẽ tác động tiêu cực ngược lại với thiết bị của bạn, cụ thể như:

4.1. Không nên reboot thiết bị liên tục trong thời gian ngắn

Nếu thiết bị của bạn gặp trục trặc và cần reboot, hãy chú ý không nên thực hiện reboot liên tục trong một khoảng thời gian ngắn. tối đa bạn chỉ nên khởi động lại thiết bị 3 lần trong một tiếng đồng hồ. Việc liên tục reboot có thể sẽ là nguyên nhân chính khiến cáp nguồn bị cháy hoặc chập chờn không ổn định. Mặc dù reboot giúp giải quyết vấn đề đơ máy kịp thời nhưng ngược lại nếu hành động này diễn ra liên tục thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ổ cứng cũng như tuổi thọ pin. Thậm chí việc thực hiện reboot quá nhiều còn tác dụng ngược lại khiến thiết bị giật lag hơn so với thông thường. 

4.2. Ngắt toàn bộ kết nối ngoại vi với thiết bị khi reboot

Trong quá trình Reboot bất kì một kết nối nào cũng có thể làm rối loạn, gây ảnh hưởng đến quá trình khởi động lại của thiết bị khiến tăng nguy cơ xuất hiện những trục trặc khiến thiết bị lại rơi vào trình trạng lag, giật. Vì vậy mà khi reboot, bạn hãy chắc chắn toàn bộ những kết nối ngoại vi đều đã được ngắt để đảm bảo quá trình khởi động lại diễn ra thuận lợi nhé.

Cần lưu ý những gì khi Reboot 

4.3. Hãy đợi từ 3 đến 5 phút trước khi bắt đầu sử dụng máy

Khi đã hoàn tất quá trình khởi động thiết bị, lại người dùng thường có thói quen bật lên và sử dụng luôn. Việc này không tốt cho thiết bị bởi sau khi reboot, các chương trình cũng như hệ thống chưa ổn định hoàn toàn, chúng ta nên chờ khoảng 3 đến 5 phút trước khi bắt đầu mở máy. Đây là khoảng thời gian đủ để thiết bị hoàn toàn ổn định và các chương trình đi vào trạng thái sẵn sàng để hoạt động.

Bài viết vừa rồi đã cung cấp đến bạn những thông tin liên quan cần thiết xoay quanh thắc mắc “reboot là gì?”. Hi vọng chia sẻ phía trên đã cung cấp được cho bạn nhiều thông tin ý nghĩa giúp ích được cho bạn trong quá trình cải thiện tình trạng giật lag của máy tính hay điện thoại nhé!

Metabolism là gì? Metabolism và cách để bạn sở hữu vóc dáng thon gọn

Một vóc dáng thon gọn là điều mà bất cứ ai cũng mơ ước và mong muốn sở hữu. Và một trong những yếu tố quan trọng trong việc giảm cân giữ dáng đó chính là metabolism. Vậy, cụ thể thì metabolism là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình đáp án chính xác nhất về metabolism nhé!

Metabolism là gì?

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023