Blog

Tất tần tật những thông tin cần biết về khái niệm RAM là gì?

26/07/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khái niệm bộ nhớ RAM là gì chắc hẳn đã rất quen thuộc với những đối tượng chuyên ngành kỹ thuật hay khoa học máy tính. RAM đóng vai trò quan trọng giúp hệ điều hành máy tính hoạt động trở nên nhạy bén và linh hoạt hơn. Trong bài tin này, vieclam123.vn sẽ giải đáp những kiến thức chuyên sâu về RAM là gì, mời bạn đón đọc.

1. Thông tin về RAM 

Đối với một chiếc máy tính hay laptop, bộ nhớ RAM là một phần rất quan trọng, bởi nếu không có RAM, chúng ta sẽ không thể khởi động được thiết bị máy tính của mình hoạt động bình thường chứ chưa nói đến là sử dụng máy tính cho công việc. Như vậy RAM là gì? Tại sao RAM đóng vai trò quan trọng đến thế?

Thông tin về RAM

1.1. Khái niệm RAM là gì?

RAM là ký hiệu được viết tắt từ (Random Access Memory), dịch ra Tiếng Việt là “Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên”. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tức là bạn có thể truy cập bất kỳ dữ liệu bộ nhớ nào đó trong RAM. 

Điều này đã tạo nên điểm khác biệt hoàn toàn so với các dữ liệu khác thuộc ổ cứng hoặc ổ đĩa, do vậy RAM được xem là bộ nhớ phổ biến của máy tính cũng như mọi thiết bị.

Khái niệm RAM là gì?

Nói dễ hiểu hơn thì RAM chính là nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời trên máy tính của bạn chẳng hạn như nếu bạn lưu trữ dữ liệu ở ổ cứng hoặc ổ đĩa thì bạn phải truy cập tới đúng nơi bạn lưu trữ rồi mới truy cập được dữ liệu đó.

Nhưng khi sử dụng RAM, bạn có thể dễ dàng truy cập dữ liệu mà không cần quan tâm đến việc dữ liệu nằm ở đâu trên RAM, bởi đối với một chiếc máy tính, RAM có trách nhiệm lưu trữ thông tin tạm thời sau đó chuyển tới CPU để xử lý dữ liệu thông tin. 

1.2. Cấu tạo của RAM

Bao gồm 5 bộ phận chính gồm bo mạch, vi xử lý, ngân hàng bộ nhớ, chip SPD và bộ đếm.

1.2.1. Bo mạch

Được gọi chung là bảng mạch bao gồm đầy đủ các thành phần của RAM, chúng có sự liên kết giữa các thành phần bộ nhớ và máy tính thông qua một mạch bán dẫn silicon.

1.2.2. Vi xử lý

Khác với loại DRAM không đồng bộ, các hoạt động bộ nhớ của SDRAM được đồng bộ hóa với vi xử lý nhằm tạo cho giao diện điều khiển đơn giản hơn và loại bỏ các tín hiệu không cần thiết.

Cấu tạo RAM

1.2.3. Ngân hàng bộ nhớ

Sản phẩm RAM bao gồm ngân hàng bộ nhớ có các thành phần module lưu trữ dữ liệu. Đặc biệt trong SDRAM sẽ luôn có hai hoặc nhiều ngân hàng bộ nhớ, chúng cho phép một trong số đó có truy cập vào những ngân hàng khác.

1.2.4. Chip SPD

SDRAM có Chip SPD (tên Tiếng Anh: Serial Presence Detect) trên bo mạch chứa thông tin về loại bộ nhớ, kích thước, tốc độ và thời gian truy cập, công dụng của con chip này giúp máy tính truy cập dữ liệu thông tin khi khởi động.

1.2.5. Bộ đếm

Bộ đếm trên Chip SPD sẽ tiến hành theo dõi các địa chỉ cột để cho phép truy cập cụm với tốc độ cao, thường sử dụng hai loại cụm tuần tự và xen kẽ.

1.3. Cơ chế hoạt động của RAM như thế nào?

Đối với máy tính hay điện thoại bộ nhớ RAM còn được dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính để có thể thực hiện điều khiển, truy cập và sử dụng dữ liệu. 

1.4. Các thông số cơ bản trong RAM

RAM thường sẽ có 2 thống số điển hình như:

- Dung lượng: Đây chắc chắn là chức năng quan trọng nhất mà người dùng cần lưu ý khi mua RAM trong đó RAM thường được tính bằng đơn vị MB (Megabyte) hoặc GB (Gigabyte). 

Khi dung lượng RAM càng lớn thì máy tính của bạn sẽ hoạt động mượt mà và nhanh hơn, tuy nhiên RAM cũng không phải chức năng duy nhất quyết định đến vấn đề này và một số hệ thống phần cứng cũng chỉ hỗ trợ một số mức dung lượng tối đa nhất định mà thôi.

Các thông số trong RAM

- BUS là kênh truyền dẫn dữ liệu của một thanh RAM, BUS càng lớn thì đồng nghĩa với việc lượng dữ liệu xử lý càng được tối đa hóa. BUS có 2 loại đó là BUS Speed và BUS Width, trong đó BUS Speed là có thể xử lý tốc độ dữ liệu trong một giây còn BUS Width là chiều rộng của bộ nhớ (thường là 64 width).

- Người mua cần kỹ càng lựa chọn đúng loại RAM phù hợp với máy tính của mình thì mới có thể ráp và sử dụng. Trong đó có 4 loại RAM mà chúng ta cần lưu ý đó là DDR3 (PC3), DDR3L (PC3L), DDR2 (PC2), DDR4 (PC4).

Chẳng hạn máy tính bạn đang sử dụng RAM 2GB BUS 1333MHz thì khi lắp ráp vào cũng phải là RAM 2GB BUS 1333MHZ.

2. Các chức năng trong RAM bạn cần phải biết

Máy tính của bạn khi vừa được khởi động sẽ thấy RAM sẽ trống. Tuy nhiên, để hệ điều hành thì dữ liệu khởi động được thì cần được sao chép lên RAM. Lúc này nhiệm vụ thuộc về BIOS - phần mềm khởi động đầu tiên trong hệ điều hành máy tính.

BIOS sẽ tiến hành quét dữ liệu trong ổ cứng về hệ điều hành máy tính, sau đó đưa chúng vào RAM. Quá trình sau khi hoàn tất thì màn hình khởi động của máy tính sẽ hiển thị.

Chức năng trong RAM

Lúc này hệ điều hành máy tính sẽ thay thế cho BIOS, điều này còn tùy thuộc vào thao tác mà người dùng nhập vào, các dữ liệu này sẽ được lưu trữ tạm thời trên RAM, sau đó Ram sẽ đẩy dần dữ liệu vào cho CPU xử lý.

Ví dụ, bạn mở một tệp Excel và thực hiện thao tác chỉnh sửa. Khi đó, nội dung của tệp Excel sẽ được chuyển từ ổ cứng sang RAM sau đó RAM sẽ đẩy cho CPU xử lý.

Lúc này bạn có thể thực hiện các thao tác như thêm, xóa, sửa bất kỳ nội dung gì tùy ý. Hãy nhớ rằng kết thúc quá trình thì click lưu file, đây cũng là lúc RAM sẽ đẩy dữ liệu ngược lại ổ cứng để lưu trữ lâu dài.

Nếu người dùng muốn truy cập lại phần nội dung của bộ nhớ cũ thì RAM cũng sẽ làm trống và lấy dữ liệu từ ổ cứng vào RAM, thời gian chờ trong quá trình này gọi là thời gian khởi động lại phần mềm.

Đương nhiên khi dung lượng RAM càng lớn thì dữ liệu được lưu trữ cùng lúc càng nhiều, đồng nghĩa với việc thời gian chờ càng ngắn. 

3. Những lưu ý khi sử dụng RAM đối với máy tính

Người dùng cần chú ý về độ tương thích của RAM đối với máy tính có đạt kết quả tích cực không. Bởi vì không phải cứ sở hữu lượng lớn RAM thì máy tính của bạn sẽ hoạt động nhanh và cũng không phải các RAM khác nhau đều sử dụng được trên tất cả các bo mạch chủ. 

Mỗi loại bo mạch chủ sẽ được kết hợp với một loại RAM khác nhau tùy thuộc vào Chip của bo mạch chủ. Đó là các bo mạch chủ có sử dụng CPU Intel (trước đời Core i) bởi vì trong Chip đó có tích hợp chức năng điều khiển bộ nhớ.

Lưu ý khi sử dụng RAM với máy tính

Bên cạnh đó, đối với hệ thống kết hợp CPU AMD thì việc quản lý bộ nhớ RAM phụ thuộc vào chính CPU, bởi trong CPU AMD có khả năng tích hợp điều khiển bộ nhớ.

Nhưng chúng tôi vẫn khuyên các bạn rằng hãy ngừng nâng cấp RAM nếu như bạn đã có đủ và thêm nữa là khi nâng cấp bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề như địa chỉ mua bộ nhớ RAM uy tín, các bước nâng cấp RAM như thế nào cho hiệu quả và đừng quên vấn đề giá cả nữa nhé!

Trên đây là toàn bộ các giải thích về định nghĩa RAM là gì cùng với các chức năng, cấu tạo trong RAM. Hy vọng sau bài viết này giúp bạn đọc có trải nghiệm tuyệt vời và giúp bạn chọn được loại RAM vừa đủ và phù hợp cho máy tính của bạn.

Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất của vieclam123.vn để chia sẻ nhiều kiến thức thú vị nhé.

Tìm hiểu chi tiết định nghĩa GB là gì?

Không chỉ RAM, GB cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng máy tính. Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.

GB là gì?

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023