Blog

Quyền tự do ngôn luận là gì? Giới hạn nào cho quyền tự do ngôn luận?

12/10/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quyền tự do ngôn luận từ lâu đã được coi là một phần thiết yếu của xã hội dân chủ và luôn cần được đề cao ở một mức độ nhất định. Nhiều người tin rằng quyền tự do ngôn luận nên được duy trì bất cứ giá nào, nhiều người khác lại khẳng định đó chỉ là cái cớ để nói những điều độc hại mà không bị khiển trách. Vậy quyền tự do ngôn luận và gì? Nó có quan trọng không và nên duy trì nó ở mức độ như thế nào? Mời các bạn cùng đi tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Bạn biết gì về quyền tự do ngôn luận?

1.1. Quyền tự do ngôn luận là gì?

Quyền tự do ngôn luận có thể hiểu một cách đơn giản là quyền được tìm kiếm thông tin, bày tỏ ý tưởng, quan điểm bằng mọi hình thức một cách tự do mà không sợ bị kiểm duyệt hay bị ảnh hưởng đến vấn đề pháp lý. Quyền tự do ngôn luận còn là quyền của một công dân được tham gia vào quá tình bàn bạc, trao đổi, đóng góp ý kiến trong những vấn đề chung của đất nước, của xã hội mà không bị chính phủ hạn chế. 

Quyền tự do ngôn luận là gì?

Tự do ngôn luận là một phần của quyền con người, quyền dân chủ, có nghĩa mỗi cá nhân đều có quyền thể hiện bản thân theo cách mà họ muốn, và không ai có quyền tước đoạt đi quyền lợi này của họ khi họ còn là một công dân hợp pháp tại bất cứ quốc gia nào.

1.2. Quyền tự do ngôn luận có nguồn gốc từ đâu?

Quyền tự do ngôn luận được cho là có lịch sử lâu đời hơn bất cứ văn kiện quyền quốc tế nào khác. Chúng có thể đã được ra đời từ cuối thế kỷ 6 hoặc đầu thế kỷ 5 TCN. 

Năm 1948, Tuyên ngôn nhân quyền đã được tạo ra bởi 50 quốc gia đại diện Liên Hợp Quốc. Chúng ra đời với mong muốn ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ 2. 30 quyền con người đã được đề ra và được áp dụng với tất cả nhân loại để không một con người nào là không có quyền. Trong đó, điều 18 và 19 là những điều liên quan mật thiết đến vấn đề tự do ngôn luận. Điều 18 cho rằng con người có quyền tin vào bất cứ điều gì họ muốn và thể hiện tín ngưỡng của họ, bao gồm cả tự do tôn giáo. Điều 19 thì cho rằng mọi người có quyền bày tỏ ý kiến một cách tự do, theo bất kỳ cách nào họ muốn. 

Nguồn gốc của quyền tự do ngôn luận

Những luật nhân quyền này sau đó đã trở thành cơ sở hình thành các luật nhân quyền khác nhau trên thế giới. Luật nhân quyền được áp dụng ở mọi quốc gia đều có điểm chung là các cá nhân được tự do ngôn luận mà không bị can thiệp nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ khi nó liên quan đến chính trị và rủi ro an ninh quốc gia.

1.3. Quyền tự do ngôn luận có quan trọng không?

Tất nhiên, quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người. Có rất nhiều lý do để giải thích cho khẳng định này. Lý do lớn nhất phải đề cập đến nó là quyền tối thiểu của một quốc gia dân chủ. Nếu không được trình bày quan điểm một cách tự do thì có nghĩa quyền tự do đang bị hạn chế ở một mức độ nào đó. Ai cũng có quyền được thể hiện bản thân,được nói ra những suy nghĩ, tâm tư của mình để đóng góp cho xã hội. 

Quyền tự do ngôn luận có quan trọng không?

Bất cứ ai cũng có thể mắc sai lầm, tuy nhiên bằng cách nào đó, con người vẫn đang cố gắng để sửa chữa chúng mỗi ngày. Cách chúng ta thay đổi và sửa chữa sai lầm bắt nguồn từ việc lắng nghe những tranh luận trái chiều. Phản biện là một phần của một phần cơ bản của học tập, mở rộng góc nhìn, nâng cao tri thức, và điều này sẽ không thể xảy ra nếu mỗi người không được quyền nói ra suy nghĩ và bày tỏ ý kiến của mình. 

Tự do ngôn luận có ý nghĩa như thế nào đối với một quốc gia?

Một quốc gia lớn mạnh là một quốc gia biết đề cao quyền con người, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận. Mỗi quyết định của chính phủ cũng đều bắt nguồn từ lợi ích của nhân dân, để có thể hiểu được mong muốn và nguyện vọng của nhân dân thì việc để họ tự do phát biểu, bày tỏ chính là điều quan trọng nhất. Nếu họ sợ hãi khi đưa ra ý kiến vì có thể bị vùi dập, bị xử lý theo bất kỳ hình thức nào thì sẽ chẳng có ai dám nói ra sự thật. Để con người tự do nói những điều họ muốn theo một khuôn khổ nhất định, họ sẽ tự do và sẵn sàng đóng góp nhiều hơn khi biết đây là những điều có ích và chúng sẽ được đón nhận. Từ những tâm tư, nguyện vọng mà người dân bày tỏ theo nhiều hình thức như thư từ, trao đổi trực tiếp, phim ảnh, ca nhạc, tác phẩm văn học,...chính phủ có thể hiểu hơn về đời sống nhân dân, mong muốn của người dân và có những chính sách phục vụ cho lợi ích của dân tộc.

2. Giới hạn của quyền tự do ngôn luận

2.1. Tự do ngôn luận có phải được nói bất cứ điều gì không?

Câu trả lời chắc chắn là không. Lý do cụ thể hơn và giới hạn của quyền tự do ngôn luận được phổ biến cụ thể trong các điều luật của từng quốc gia. Nhìn chung, tự do nhưng vẫn sẽ có hạn chế vì những nguyên nhân sau:

Tự do ngôn luận có phải thích nói gì thì nói không?

Các quốc gia lo lắng về tình hình an ninh chính trị và hoặc an toàn công cộng

Ngăn chặn tình trạng mất an ninh trật tự và tội phạm có hành vi xúc phạm đến nhân phẩm người khác

Bảo vệ các phạm trù đạo đức

Bảo vệ quyền lợi và nhân cách con người

Bảo vệ thông tin mật

Duy trì quyền hạn và sự công bằng khi xét xử.

2.2. Khi nào quyền tự do ngôn luận bị hạn chế?

Tự do nhưng vẫn phải nằm trong khuôn khổ, tự do ngôn luận cũng thế. Tự do không phải là buông thả tuyệt đối, không thể phó mặc hoàn toàn vào cảm xúc, bản chất, tính cách con người, tự do vẫn có những giới hạn nhất định để kìm hãm và duy trì sự ổn định, an toàn cho tập thể. 

2.2.1. Ngôn luận có tính chất xúc phạm 

Ngôn luận có tính chất xúc phạm

Quyền tự do ngôn luận không áp dụng với những lời nói có tính chất xúc phạm, phỉ báng, vu khống, chà đạp lên danh dự và nhân phẩm của người khác. Bạn có quyền nói ra những điều bạn nghĩ nhưng không phải nghĩ gì nói nấy. Bạn cần phải biết tiết chế cảm xúc và lời nói của mình khi giao tiếp hoặc khi nói về một người khác. Ai cũng có quyền tự do ngôn luận nhưng ai cũng có quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm. Bạn thực hiện quyền lợi của mình nhưng lại vi phạm quyền lợi của người khác thì sẽ vẫn bị xử phạt như bình thường. 

2.2.2. Ngôn luận có tính chất xuyên tạc

Ngôn luận có tính chất xuyên tạc

Xuyên tạc lịch sử; xuyên tạc chính sách, quan điểm của Nhà nước; xuyên tạc nội dung, tư tưởng liên quan đến các chỉ thị, văn kiện, các thông tin chính thống có ảnh hưởng đến xã hội,...đây là những trường hợp sẽ bị xử lý rất nặng cho dù là vô tình hay cố ý. Đây là những vấn đề hết sức nhạy cảm, chúng không chỉ gây ảnh hưởng đến một bộ phận nào mà nó gây hại đến cả một quốc gia, có  tác động xấu đến nhận thức và suy nghĩ của người dân. 

Các bạn có quyền tự do ngôn luận khi tiếp nhận và truyền đạt thông tin nhưng phải chắc chắn là thông tin chính xác, không được thêm bớt, biến tấu để xa vời bản chất, gây hiểu nhầm, hiểu sai, hiểu chưa kỹ, rồi tam sao thất bản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nhận thức của người dân đặc biệt là giới trẻ.

2.2.3. Ngôn luận phi đạo đức

Ngôn luận phi đạo đức

Những ngôn luận phi đạo đức ở đây có thể là những hình ảnh, từ ngữ tục tĩu, khiêu dâm, vô nhân tính, đi ngược lại với các quy tắc chuẩn mực của xã hội và có tác động xấu đến người khác. Trong xã hội ngày nay, không khó khăn để bắt gặp những dạng tự do ngôn luận này, có thể là do xã hội ngày càng hiện đại và sự giao thoa văn hóa đang diễn ra nhanh chóng, có rất nhiều chuẩn mực đạo đức bị thay đổi, bị lãng quên thậm, bị gạt sang một bên để chào đón những văn hóa mới khó có thể chấp nhận.

2.3. Quyền tự do ngôn luận trên nền tảng kỹ thuật số hiện nay

Chẳng khó khăn gì khi chúng ta nghe thấy hoặc nhìn thấy những ý kiến trái chiều, những phát biểu gây tranh cãi trên mạng xã hội. Đây là lý do tại sao cần phải đánh giá tầm quan trọng của các nền tảng kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông xã hội đến quyền tự do ngôn luận. Internet trở thành một địa điểm tuyệt vời để tự do bày tỏ suy nghĩ, chẳng biết ai là ai, cứ tự do nói những điều họ thích mà chẳng sợ điều tiếng hay xử phạt. Núp sau một tài khoản mạng xã hội nào đó, các anh hùng bàn phím thi nhau để lại những ý kiến và quan điểm hết sức vô tư theo đúng bản chất của họ. Họ sẵn sàng chà đạp nhân phẩm của người khác, để lại những câu từ hết sức dung tục và vô văn hóa để tấn công đối phương không điểm dừng, hoặc cả một tập thể lớn cùng hùa vào để tác động tâm lý một người mà họ không quen biết, cũng chưa biết sự việc được đăng tải là có đúng sự thật hay không. Đây là một vấn nạn nhức nhối và rất khó giải quyết. 

Quyền tự do ngôn luận trên nền tảng kỹ thuật số

Thêm vào đó, đây cũng là nơi mà những thành phần khủng bố hay chủ nghĩa cực đoan lợi dụng để đăng tải tin tức có tính chất xuyên tạc, thao túng tâm lý, những nội dung xấu, độc hại và cả các kế hoạch cho các cuộc tấn công. 

May thay, luật an ninh mạng mới được áp dụng tại Việt Nam từ đầu năm 2021 đã thể hiện được sự hữu ích của nó cũng như sự quan tâm đến quyền tự do ngôn luận của chính phủ. Hiện nay, các đối tượng có phát ngôn vô đạo đức, kém chuẩn mực, đang tải tin tức sai lệch, hay những hình ảnh, video phản cảm gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức và tâm lý của người xem cũng đã ngay lập tức bị điều tra và xử phạt thích đáng. 

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về câu hỏi quyền tự do ngôn luận là gì? Mong rằng những chia sẻ này đã mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan và thú vị về quyền tự do ngôn luận. Không thể phủ nhận quyền tự do ngôn luận là một phần thiết yếu của thế giới mà chúng ta đang sống và là một quyền cơ bản của con người, nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Hãy chú ý đến ngôn luận của mình trên mọi phương diện để vừa được thực hiện quyền của minh, vừa đảm bảo cho quyền lợi của những đối tượng khác.

Body shaming là gì? Khi ngoại hình trở thành nỗi ám ảnh khó quên

Một trong những vấn đề đáng buồn nhất hiện nay trên thế giới là body shaming. Đây cũng là một trong những vấn đề nhức nhối bị hạn chế trong quyền tự do ngôn luận. Thậm chí nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của nạn nhân thì còn bị pháp luật xử lý. Vậy body shaming là gì? Tại sao body shaming lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người? 

Body shaming là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023