Vì đặc thù ngành thiết kế xây dựng sẽ có sự chuyển tiếp và kết nối giữa 2 bên là thiết kế và thi công, chính vì vậy để đảm bảo tỉ lệ chính xác thì bản vẽ phải được thể hiện một cách chi tiết và trực quan nhất. Tất nhiên yếu tố để tạo ra sự phân hóa các thành phần của công trình trên bản thiết kế chính là nét vẽ. Vậy hiện nay theo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ có những quy định về nét vẽ trong bản vẽ xây dựng và bản vẽ thiết kế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn ngay tại bài viết phía dưới đây.
MỤC LỤC
Theo như tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng tại Việt Nam được áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ thì nét vẽ sẽ có định nghĩa như sau:
Nét vẽ là một đối tượng hình học, có cấu trúc là tập hơn các điểm nhỏ trên một đường thẳng hoặc cong tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Một nét vẽ được coi là tiêu chuẩn sẽ cần đáp ứng yếu tố chiều dài gấp đôi chiều rộng. Nếu một nét vẽ có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng một nửa chiều rộng sẽ được coi là một chấm.
Do bản chất của nét vẽ là tập hợp các điểm nhỏ trên một đường cố định nên nếu như các chấm nối tiếp nhau liên tục sẽ tạo thành nét liền, nối tiếp nhau không liên tục sẽ thành nét đứt đoạn. Còn tùy vào ý đồ của người sử dụng mà chúng ta sẽ có sự thay đổi từ hình dạng của nét vẽ cho tới mức độ đậm nhạt của nét vẽ.
Một nét vẽ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau sẽ được gọi là đường tròn. Lưu ý là đường tròn, không phải đường cầu, vì đường cầu phải thỏa mãn thêm nhiều yếu tố khác nhau trên một mặt phẳng. Đối với đường đứt đoạn thì mức độ dài ngắn của các đoạn nét hay thậm chí là khoảng hở cũng đều có thể thay thế theo dụng ý và quy ước của người thiết kế. Các đoạn này còn được gọi là line element. Lưu ý là các đường đứt đoạn hoặc khoảng hở trong một nét đứt đoạn phải có độ dài bằng hoặc gần bằng nhau, không thể một nét đứt quá dài và một nét đứt quá ngắn nối tiếp.
Line segment hay còn được dịch là phân đoạn của nét, đây là một trường hợp khá đặc biệt của một nét đứt đoạn vì cấu tạo của nó có từ ít nhất 2 khoảng trắng trở lên. Đồng thời cũng không có quy định về sự cân bằng của các thành tố trong line segment nên do đó một nét vẽ được coi là line segment có thể bao gồm nét dài - khoảng hở - nét ngắn - khoảng hở - chấm. Yếu tố cần chú ý duy nhất khi vẽ line segment đó chính là sự đan xen giữa các nét vẽ, chấm với khoảng trắng.
Có tổng cộng 15 loại nét vẽ được cho là thông dụng và sử dụng phổ biến ở các bản vẽ, các đường này đều đảm bảo vừa khớp với các quy định về nét vẽ trong bản vẽ xây dựng và bản vẽ thiết kế.
Nét liền là nét đầu tiên và cũng thông dụng nhất trong tất cả các bản thiết kế xây dựng tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trong tất cả 15 nét đã được công bố sử dụng rộng rãi thì tất cả đều được minh họa dưới dạng nét thẳng. Chính vì mang tính chất minh họa nên không có nghĩa là các nét cong hoặc tròn sẽ không được coi là hợp lệ hay vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam
Kế tiếp nét liền, chúng ta có 14 nét đứt thuộc nhiều kiểu khác nhau, các nét có thể kể đến như: nét đứt, nét đứt rộng, nét gạch dài - chấm, nét gạch dài - hai chấm, nét gạch dài - ba chấm, nét chấm - chấm, nét gạch dài - gạch ngắn, nét gạch - chấm, nét gạch dài - hai gạch ngắn, nét hai gạch - chấm, nét gạch - hai chấm, nét hai gạch - hai chấm, nét ba gạch - ba chấm, nét hai gạch 3 chấm.
Vừa rồi là tất cả những nét thường dùng trong bản vẽ xây dựng cũng như minh họa của chúng. Mỗi nét với từng mục đích sử dụng khác nhau mà được vận dụng khác biệt.
Theo quy định của TCVN thì các nét vẽ phải tuân thủ và đảm bảo những quy định khắt khe dưới dây mới được coi là hợp lệ
Tuân thủ quy định về tỉ lệ dài rộng
Các nét vẽ hợp lệ sẽ cần phải tuân theo quy tắc chiều rộng như sau
Không chỉ thể hiện tỷ lệ chiều rộng, trong bảng còn phân võ phạm vi cũng như mục đích sử dụng của từng nét đã được quy ước bởi TCVN. Mục đích của việc cụ thể hóa những nét vẽ này nhằm tăng mức độ thấu hiểu giữa người thiết kế và người thi công. Đồng thời nó cũng giúp tạo ra khuôn mẫu chuẩn hóa tất cả các bản vẽ sau này, tránh, giảm thiểu tình trạng người thiết kế tự ý sử dụng các nét theo ý muốn, vừa không đảm bảo tính thẩm mỹ lại còn khiến phía thi công gặp khó khăn trong quá trình tiếp xúc thông tin.
Lưu ý chiều rộng của nét vẽ trong bảng trên áp dụng cho hình có tỉ lệ 1:50 trở xuống, với tất cả các hình có kích thước lớn hơn sẽ áp dụng theo một bảng quy chuẩn khác.
Chiều rộng được quy ước theo TCVN cụ thể như sau:
Chiều rộng của d được xác định tùy thuộc vào kích cỡ của bản vẽ, nhưng nhìn chung sẽ có những con số như sau:
0,13 mm; 0,18 mm; 0,25 mm; 0,35 mm; 0,5 mm; 0,7 mm; 1 mm; 1,4 mm; 2 mm
Dãy số này là một cấp số nhân có công bội
Chiều rộng của các nét rất đậm, đậm và mảnh tuân theo tỷ số 4:2:1.
Chiều rộng nét của bất kỳ một đường nào phải như nhau trên suốt chiều dài của đường đó.
Chiều rộng các nét có thể sai lệch so với chiều rộng nêu trên, miễn là có thể phân biệt được một cách rõ ràng giữa hai nét cận nhau có độ rộng nét khác nhau.
Nếu sử dụng thiết bị vẽ tạo ra chiều rộng nét không đổi thì sai lệch về chiều rộng của nét vẽ giữa hai nét lân cận không được lớn hơn ± 0,1d.
Ngoài ra, các nét được vẽ bằng màu đen hoặc màu trắng tùy thuộc vào màu nền. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các màu tiêu chuẩn khác để vẽ các nét tiêu chuẩn. Ý nghĩa của các màu phải được giải thích rõ ràng.
Nét liền đậm có 2 loại bề rộng nét s=b=0,25 được thể hiện bởi màu xanh lá cây và màu cyan
Nét liền nhạt có bề rộng nét b=0,13 được thể hiện bởi màu đỏ
Nét đứt có độ dài 2D=8M, độ dài nét đứt 1,5mm bề rộng b=0,15mm được thể hiện bởi màu vàng
Nét chấm gạch mảnh có nét đứt 1,5mm, b=0,13 thể hiện bởi màu đỏ
Nét chấm gạch đậm có bề rộng b=0,25 thể hiện bởi màu vàng
Nét lượn sóng có b=0.13 thể hiện bởi màu đỏ
Nét ngắt có b=0,13 thể hiện bởi màu đỏ
Đường đỏ có bề nét rộng được vẽ trên phổ giấy A1 hoặc A3
Đường vàng có bề rộng nét 0,10/0,05
Đường xanh lá có bề rộng nét 0,15/0,075
Đường cyan có bề rộng 0,15/0,075
Đường xanh dương gồm nét liền và nét ẩn có cùng kích thước là 0.05/0,025
Vừa rồi là tất cả chia sẻ về các quy định về nét vẽ trong bản vẽ xây dựng cũng như bản vẽ thiết kế. Cảm ơn các bạn đã theo dõi tới đây. Mong rằng trong tương lai gần, bài viết sẽ mang lại giá trị cho các bạn.
Để có tận dụng tối đa những nét vẽ cũng như hiểu được các quy định của nó thì không ai có thể thành thạo hơn những kiến trúc sư, các nhà thiết kế. Vậy ngành thiết kế xây dựng là gì hãy tìm hiểu ngay tại đây.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023