Trong một xã hội ngày càng mở rộng và phát triển toàn diện như hiện nay thì việc giao thương giữa các nước là xu hướng tất yếu, cũng ngày càng trở nên sôi nổi và đa dạng. Do vậy mà việc đặt ra quy định chung để đảm bảo các vấn đề trong giao dịch thương mại càng quan trọng, được đặt lên làm nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Tại Việt Nam, các quy định đưa ra để bảo vệ các giao dịch thương mại chính là việc phòng vệ thương mại. Vậy bạn hoạt động trong lĩnh vực thương mại có hiểu rõ phòng vệ thương mại là gì?
MỤC LỤC
Trước khi hiểu sâu sắc phòng vệ thương mại là gì, chúng ta cần phải biết điều gì quy định tới luật phòng vệ thương mại. Những cơ sở pháp lý sau đây chính là nền tảng để hình thành nên quy định về việc phòng vệ thương mại:
- Hiệp định EVFTA (Thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu.
- Thông tư hướng dẫn về Hiệp định Thương mại tự do với châu Âu số 30/2020 do Bộ Chính trị ban hành.
- Luật quản lý ngoại thương 2017
Phòng vệ thương mại được định nghĩa dễ hiểu như sau:
Đây là biện pháp được sử dụng bởi một quốc gia nhằm mục đích xây dựng nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh về các nguồn hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu trong quốc gia đó thông qua việc hạn chế nhập khẩu các sản phẩm nằm trong diện bị bán phá giá hay nhận hỗ trợ khoản trợ cấp tăng nhanh đột biến. Vì những loại sản phẩm này gây ra mối đe dọa sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các ngành đang hoạt động sản xuất trong nước.
Lưu ý rằng biện pháp phòng vệ thương mại chỉ áp dụng trên đối tượng là hàng hóa, nó không áp dụng cho các hoạt động, lĩnh vực khác bao gồm sở hữu trí tuệ, đầu tư và dịch vụ.
Đây là sự lý giải rõ ràng, dễ hiểu cho bất cứ ai muốn tìm hiểu, khám phá phòng vệ thương mại là gì. Có thể nói đây sẽ là kiến thức nền tảng để chúng ta có thể đi sâu hơn trong việc khám phá về các vấn đề liên quan tới phòng vệ thương mại.
Ngay bên dưới, chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều thông tin hơn nữa xoay quanh biện pháp này nhé.
Có 4 biện pháp được đưa ra để áp dụng cho hoạt động phòng vệ thương mại. Chúng bao gồm chống trợ cấp, chống bán phá giá, chống lẩn tránh đối với quy định phòng vệ thương mại và cuối cùng là tự vệ.
Mỗi biện pháp này đều có đặc điểm riêng, cách thức áp dụng riêng. Vì vậy, tìm hiểu chi tiết từng biện pháp để dễ dàng triển khai chúng.
Biện pháp này có nội dung cho phép nước nhập khẩu được quyền đối phó với hành vi bán phá giá sản phẩm nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường, loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Nếu hàng hóa nhập khẩu được chứng minh rõ ràng vi phạm luật chống bán phá giá thì chúng sẽ bị “gánh” các biện pháp xử phạt gồm biện pháp áp thuế chống phá giá, hạn chế định lượng, đặt cọc, điều chỉnh giá cả của nhà xuất khẩu, thế chấp hàng hóa để triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại đối với những ngành trong nước. Thông thường, hình thức xử lý phổ biến nhất vẫn là thuế chống bán phá giá.
Biện pháp được áp dụng nhằm loại bỏ những tác động tiêu cực đến ngành sản xuất hàng hóa ở trong nước khi được nhận trợ cấp từ Chính phủ, nơi xuất khẩu.
Khoản trợ cấp này có thể tồn tại trực tiếp chẳng hạn như chuyển vốn trực tiếp qua đóng góp cổ phần, vay ưu đãi hay trực tiếp chuyển nợ, nhận nợ ví dụ như bảo đảm khoản tín dụng, bảo lãnh vay tiền, …
Ngoài khoản trợ cấp trực tiếp thì các quốc gia cũng ra sức chống nạn trợ cấp dù là ở hình thức gián tiếp. Đó có thể là việc bỏ qua không thu các khoản vốn dĩ cần phải nộp (giảm thuế, miễn thuế), cung cấp dịch vụ, hàng hóa không phải hạ tầng cơ sở.
Đây được coi là công cụ có tác dụng cạnh tranh trực tiếp hoặc bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong hoàn cảnh hàng nhập khẩu có dấu hiệu gia tăng bất thường. Nếu áp dụng hai biện pháp đã nêu trên thì phía cơ quan điều tra cần có bước xác minh rõ ràng vi phạm nằm ở đâu: trợ cấp hay bán phá giá. Trường hợp phải điều tra các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp nước ngoài thì các cuộc điều tra liên quan tới biện pháp tự vệ phải chứng minh những thiệt hại nghiêm trọng các ngành tương tự, trực tiếp hứng chịu.
Các nước là thành viên của Hiệp hội WTO có quyền áp dụng luật phòng vệ trong thương mại. Nhưng lưu ý, đồng thời với việc áp dụng phòng vệ thương mại thì cần tuân thủ đúng quy định được đặt ra bởi WTO.
Hành vi này sẽ cố tình thay đổi nguồn gốc hàng hóa, thay đổi cách phân loại hàng hóa nhằm trốn tránh biện pháp phòng vệ thương mại từ đó khiến cho mức độ hiệu quả của các biện pháp bị giảm xuống.
Nhìn vào thực tế áp dụng của nước ta thì những cuộc điều tra vi phạm trốn thuế cho nguồn hàng xuất khẩu sẽ thuộc vào những trường hợp sau:
Thứ nhất là hàng hóa đến từ quốc gia đang áp dụng phòng vệ thương mại chuyển hàng sang nước Việt Nam và đóng mác xuất xứ là Việt Nam để trốn đóng thuế.
Thứ hai là hàng hóa nước ngoài lấy nguồn gốc xuất xứ Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi theo hiệp định thương mại về thuế quan.
Điều kiện tiên quyết để nước nhập khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đó chính là đã hoàn tất việc điều tra, chứng minh 3 điều kiện sau cùng tồn tại:
- Gia tăng số lượng đột biến của các hàng hóa được nhập khẩu
- Ngành tương tự hay ngành trực tiếp của hàng hóa này phải đối diện với mối đe dọa hoặc chịu thiệt hại nghiêm trọng.
- Có quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng đột biến về nhập khẩu với sự đe dọa/thiệt hại.
Với những vụ kiện tụng về chống trợ cấp, chống bán phá giá, không được quy định rõ ràng, cụ thể về trình tự và thủ tục áp dụng kiện.
Ngoài ra, phía tổ chức WTO cũng không quy định rõ ràng, cụ thể cho đặc điểm của hành vi lẩn tránh của các quốc gia. Hiện mỗi nước lại có những quy tắc, quy định áp dụng riêng không đồng nhất, chưa kể còn thay đổi thường xuyên nên gây ra sự khó khăn khi doanh nghiệp thực hiện tuân thủ.
Đối với riêng biện pháp tự vệ thì mọi thành viên WTO cần phải biết những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Minh bạch
- Quyền tố tụng cần được đảm bảo
- Đưa rõ những điều kiện liên quan đến biện pháp tạm thời
Giám sát an ninh là hoạt động quan trọng cần thiết ở mọi ngành nghề, lĩnh vực. Vì thế hiểu biết giám sát an ninh là gì càng giúp bạn tăng cường sự hoạt động an toàn cho đơn vị mình. Ngay sau đây hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu về khái niệm giám sát an ninh nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023