close
cách
cách cách cách cách cách

Phân tích tài chính doanh nghiệp, một số nội dung cần quan tâm

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động cần thiết để các nhà quản lý đưa ra những quyết định chuẩn xác, phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy khi phân tích tài chính doanh nghiệp, cần thực hiện phân tích trên những khía cạnh nào, phân tích những gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Mục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp

Việc phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu sau:

Thứ nhất, việc phân tích tài chính doanh nghiệp giúp nhà quản lý đánh giá được hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và những rủi ro doanh nghiệp đối mặt,...

Thứ hai, từ việc phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà quản lý có thể đưa ra được những quyết định phù hợp như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận,...

Thứ ba, phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở để dự đoán được tình hình tài chính trong tương lai.

Cuối cùng, phân tích tài chính doanh nghiệp là một hoạt động cụ thể để kiểm soát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. 

Xem ngay: Mẫu CV tài chính - ngân hàng hot nhất.

2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Một số phương pháp thường được sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp như:

2.1. Phương pháp đánh giá

Để có thể đánh giá được tình hình tài chính, doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các phương pháp cụ thể như:

  • Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp so sánh bằng số tương đối để thấy được thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm.

  • Phương pháp phân chia: chia nhỏ quá trình và kết quả thành những bộ phận khác nhau, xem xét trên từng khía cạnh để phù hợp với mục tiêu quan tâm của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

  • Phương pháp liên hệ đối chiếu: xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

2.2. Phương pháp phân tích nhân tố

Lập các công thức tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng. 

  • Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: nhằm xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu.

  • Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố: Chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng, phương pháp đánh giá và dự đoán cụ thể, đồng thời xác định ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu nghiên cứu và xem xét. 

3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, một số nội dung phân tích được doanh nghiệp chú trọng như:

3.1. Tình hình nguồn vốn

Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp là cơ sở để đánh giá khả năng tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ, chứng tỏ sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại, nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng thì chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp cao, mức độ phụ thuộc vào các chủ nợ thấp. 

Qua việc phân tích tình hình nguồn vốn, doanh nghiệp có thể cân nhắc lại về những chính sách hoạt động, hiệu quả kinh doanh và dự đoán được những thuận lợi, khó khăn trong tương lai.

Khi phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn, một số con số cụ thể mà doanh nghiệp cần phải thống kê như sau:

  • Nợ phải trả: bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ khác. Nợ ngắn hạn là các khoản vay ngắn hạn, khoản vay dài hạn đã đến hạn trả, số nợ phải trả cho người bán, số tiền người mua trả trước, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, số tiền phải trả cho công nhân viên,....Nợ dài hạn là các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp. Một số khoản nợ khác như chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, nhận ký cược, ký quỹ dài hạn.

  • Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm nguồn vốn kinh doanh, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các khoản quỹ dự phòng và trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng và phúc lợi. 

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Khi phân tích tình hình nguồn vốn, doanh nghiệp cần phải phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn của hai loại vốn là vốn cố định và vốn lưu động. Sự phân bổ nguồn vốn không hợp lí trong từng giai đoạn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. 

Để có thể sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, doanh nghiệp có thể tăng các loại tài sản cần thiết để mở rộng quy mô, tăng nguyên liệu sản xuất, giảm các loại tài sản không cần thiết, tạo điều kiện để sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải chú ý một số yếu tố có ảnh hưởng đến nguồn vốn như khả năng thanh toán của khách hàng, hạn chế rủi ro phát sinh trong khâu thanh toán, dự trữ tiền và hàng tồn kho vừa đủ, phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, làm sao để có thể tăng tốc độ luân chuyển vốn,...

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lao động. Để phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động, người ta thường dựa trên một số tiêu chí sau:

  • Số vòng luân chuyển vốn lưu động = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ / Số dư bình quân về vốn lưu động. => Số vòng luân chuyển của vốn lưu động càng cao thì tốc độ luân chuyển vốn càng giảm và ngược lại. 

  • Số ngày luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kì / Số vòng luân chuyển vốn lưu động. => Số ngày luân chuyển vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn càng tăng và ngược lại. 

3.2. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua báo cáo tài chính. Thông qua báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể biết được kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời cũng như việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật.

Qua báo cáo tài chính, doanh nghiệp biết được tình hình chi phí của các hoạt động sản xuất, thu nhập từ các hoạt động kinh doanh sau từng thời kỳ. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được xu hướng phát triển qua các thời kỳ khác nhau. 

Tình hình kinh doanh chung của doanh nghiệp được thể hiện qua lợi nhuận được tính toán theo công thức:

Lợi nhuận = Doanh thu - Giá vốn bán hàng + ( Doanh thu từ hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính) - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Một số chỉ tiêu khác phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như:

  • Tỷ suất giá vốn bán hàng trên doanh thu thuần: 

Công thức: Tỷ suất giá vốn bán hàng = (Giá vốn bán hàng/ Doanh thu thuần) * 100%

=> cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn bán hàng. => Tỷ suất này càng nhỏ thì chứng tỏ việc kinh doanh càng có lời và ngược lại.

  • Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần

Công thức: Tỷ suất chi phí bán hàng = (Chi phí bán hàng / Doanh thu thuần)* 100%

=> Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng => Tỷ suất càng nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp càng tiết kiệm được chi phí bán hàng, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. 

  • Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần

Công thức: Tỷ suất chi phí quản lý = (Chi phí quản lý doanh nghiệp /Doanh thu thuần) * 100%

=> Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thu về thì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng cho chi phí quản lý => Tỷ suất càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đang tiết kiệm được chi phí quản lý, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. 

  • Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần

Công thức: Tỷ suất lợi nhuận = (Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh / Doanh thu thuần) * 100%

=> Cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì lợi nhuận doanh nghiệp càng lớn.

  • Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần

Công thức: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế = (Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu thuần) * 100%

  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần

Công thức: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) * 100%

3.3. Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán hoặc nhu cầu vay vốn của một doanh nghiệp. 

Khả năng tạo tiền của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá khả năng tạo tiền trên từng hoạt động. 

  • Nếu dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh cao thể hiện tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh bằng việc bán hàng nhiều. 

  • Nếu doanh nghiệp thu được tiền từ hoạt động đầu tư cao chứng tỏ doanh nghiệp thu được lãi từ hoạt động đầu tư, nhượng bán tài sản cố định,..

  • Nếu tiền thu được từ các hoạt động như phát hành cổ phiếu, đi vay,...thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn từ bên ngoài nhiều hơn.

=> Nếu dòng tiền doanh nghiệp tạo ra không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì điều đó là không bình thường và cần tìm hiểu thêm các nguyên nhân khác.

Khả năng chi trả thực tế của doanh nghiệp: là khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

3.4. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét khi phân tích tài chính. Bởi nếu khả năng thanh toán tốt, doanh nghiệp có ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang theo hướng phát triển tốt. Ngược lại, nếu như khả năng thanh toán kém, tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau xảy ra, các khoản công nợ kéo dài thì chứng tỏ hoạt động tài chính của doanh nghiệp kém. 

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua một số tỷ lệ sau:

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về chủ đề “phân tích tài chính doanh nghiệp”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm thông tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.