Để có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng và tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp thường chọn kênh phân phối của bên thứ 3 để chuyển giao hàng hóa đến tận tay của người tiêu dùng. Đây là một hình thức đặc biệt mới xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Các bạn hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu phân phối gián tiếp là gì trong bài viết ngay dưới đây để hiểu hơn về hình thức này nhé!
MỤC LỤC
Phân phối gián tiếp là một hình thức phân phối mà doanh nghiệp dựa vào các bên trung gian để bán sản phẩm. Thông thường, phân phối gián tiếp sẽ là các nhà bán buôn, bán lẻ gắn liền với nhà sản xuất trong các lĩnh vực như nước giải khát, rượu bia và hàng hóa tổng hợp.
Khi sử dụng hình thức phân phối này, các doanh nghiệp sẽ mau chóng truyền bá hàng hóa của mình để tạo yếu tố bất ngờ, giành được lợi thế cạnh tranh trước đối thủ. Phân phối gián tiếp làm được điều này là bởi nó không đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra quá nhiều chi phí để xây dựng kho hàng hóa hay các điểm bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện ích. Đặc biệt, hình thức phân phối này còn có sẵn tệp khách hàng, đồng thời có nhiều có kinh nghiệm trong quá trình phân phối. Vì vậy, việc tạo lập mối quan hệ với bên trung gian là điều cần thiết để giúp doanh nghiệp có thể tiến hành phân phối đơn giản so với kênh phân phối trực tiếp.
Tuy nhiên, loại hình phân phối vẫn có nhiều bất cập khi phụ thuộc quá nhiều vào khách hàng và hàng hóa của nhà sản xuất. Đồng thời, hình thức này còn thường cộng thêm nhiều khoản chi phí hay quy trình. Điều này sẽ làm tăng chi phí với người dùng cuối, làm chậm quá trình vận chuyển cũng như khiến doanh nghiệp mất đi quyền kiểm soát của mình.
Dù sao đi nữa, đây cũng là một phương án cực kỳ an toàn đối với những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong quá trình phân phối. Đồng thời, nó còn giúp doanh nghiệp có thể tập trung nhiều nguồn lực vào chính lĩnh vực của mình nhường các quy trình vận chuyển cho bên đối tác.
Phân phối gián tiếp sẽ giúp doanh nghiệp có thể thu hẹp khoảng cách với người tiêu dùng, đồng thời còn giúp đem lại nhiều lợi ích mà khách hàng mong muốn như thời gian, địa điểm hay số lượng hàng hóa. Hiện nay, có tất cả 5 chức năng chính của hình thức phân phối gián tiếp:
Logictics và phân phối vật chất: có chức năng lắp ráp, phân loại, lưu trữ, vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Cung cấp điều kiện cho nhà sản xuất: kênh phân phối gián tiếp cung cấp các dịch vụ trước và sau khi mua hàng như cung cấp tài chính, truyền tải, bảo trì và điều phối kênh.
Tăng phạm vi ảnh hưởng: phân bổ nhỏ hàng hóa đến nhiều vị trí của khách hàng mà không cần phải đến nhiều nơi để mua hàng hóa.
Chia sẻ rủi ro: bên trung gian cũng đang chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp bằng cách chịu trách nhiệm khách hàng sẽ mua và nhận được sản phẩm trên nhiều kênh phân phối.
Tiếp thị: về bản chất, phân phối gián tiếp cũng là 1 hình thức tiếp thị quảng cáo, bởi vì kênh phân phối này cũng đồng hành cùng doanh nghiệp lan tỏa thông điệp, ý nghĩa thương hiệu tới người tiêu dùng.
Hình thức phân phối gián tiếp sẽ giúp doanh nghiêp giảm bớt được chi phí không cần thiết trong việc thiết lập kênh bán hàng. Thay vào đó, họ sẽ chỉ cần tập trung nguồn lực vào quá trình sản xuất sản phẩm.
Do không bị phát sinh thêm chi phí vận hành, nhà sản xuất sẽ chỉ cần tìm những nhà đại lý, kênh phân phối chất lượng, uy tín và trao cho họ những quyền hạn tương ứng. Điều này sẽ khiến khách hàng được chăm sóc tốt hơn, đồng thời cũng tăng tính cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
Đây chính là 2 tính từ mà bất kỳ doanh nghiệp cũng sẵn sàng lựa chọn hình thức phân phối gián tiếp. Bởi vì hình thức này đã có đầy đủ quy trình bán hàng để hỗ trợ sản phẩm có mặt trên thị trường và trực tiếp vận chuyển đến được tay người tiêu dùng. Ngoài ra, nó còn giúp nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí bởi nếu thiết lập kênh phân phối trực tiếp thì doanh nghiệp sẽ phải sẽ tốn kém thêm nhiều chi phí đểxây dựng cơ sở hạ tầng và quy trình phân phối sản phẩm.
Sự linh hoạt của kênh phân phối này được thể hiện ở việc đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Nó giúp nhà sản xuất có thể thuê ngoài nhiều quy trình khác nhau từ việc quản lý đến phân phối sản phẩm. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho doanh nghiệp tập trung vào quy trình cốt lõi của chính bản thân mình.
Khi hình thức phân phối này được doanh nghiệp ủy quyền đồng nghĩa với việc nhà sản xuất đã mất đi quyền kiểm soát với sản phẩm của mình. Ngoài ra, hình thức này còn thể hiện sự phản ánh giá trị giữa 2 bên trong đó bên thứ 3 cần đảm bảo sự hiệu quả và giá trị đóng góp của họ.
Việc sử dụng phân phối gián tiếp còn khiến doanh nghiệp không thể kiếm được tỷ suất lợi nhuận bằng việc bán trực tiếp sản phẩm. Bởi vì phải thực hiện chiết khấu với đơn vị đối tác vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo giá bán sản phẩm hợp lý trên thị trường.
Bên cạnh đó, khi càng có nhiều khoản chi chí thì giá thành sản phẩm sẽ ngày càng tăng cao. Điều này khiến doanh nghiệp bắt buộc giảm lợi nhuận để đạt được mục tiêu bán hàng.
Xem thêm: Hệ thống phân phối là gì? Lợi ích và cách xây dựng hệ thống phân phối
Để có thể lựa chọn được hình thức phân phối gián tiếp, doanh nghiệp sẽ cần có đầy đủ các yếu tố sau:
Một thị trường mà doanh nghiệp quan tâm sẽ cần có yếu tố số lượng, thói quen, đối tượng,… Hình thức phân phối gián tiếp sẽ cực kỳ phù hợp với các doanh nghiệp có đối tượng mục tiêu phân tán rộng ở nhiều vị trí địa lý, cư trú tại nhiều quốc gia.
Các doanh nghiệp cũng cần chú ý hình thức mua hàng được khách hàng yêu thích để lựa chọn kênh bán hàng sao cho phù hợp. Ngoài ra, với những sản phẩm có nhu cầu cao, quy mô đặt hàng nhỏ, yêu cầu giao nhanh cũng là tiêu chí để lựa chọn hình thức phân phối gián tiếp.
Bên cạnh yếu tố thị trường, doanh nghiệp cũng cần chú ý tới đặc điểm của sản phẩm để lựa chọn kênh phù hợp cho phù hợp như đặc tính kỹ thuật, giá thành, độ bền,… Do hình thức này sẽ phụ thuộc rất nhiều tới thời gian và quá trình vận chuyển nên các mặt hàng có độ hư hỏng thấp như xà phòng, kem đánh răng,… sẽ cực kỳ phù hợp.
Đối thủ cạnh tranh cũng là một yếu tố để lựa chọn kênh phân phối cho phù hợp. Bởi vì hiện nay, các doanh nghiệp thường cạnh tranh bằng cách lựa chọn hình thức phân phối giống nhau nên khi lựa chọn hình thức phân phối khác sẽ tạo tính độc đáo thu hút người tiêu dùng.
Một doanh nghiệp có nguồn vốn lớn, quy trình quản lý tốt sẽ tạo được ra nhiều kênh phân phối cho riêng mình. Khi đã có tiềm lực tài chính và tính chuyên môn cao, doanh nghiệp này có thể tự kiểm soát quy trình phân phối cho riêng mình. Đối với các doanh nghiệp chưa đạt được yếu tố nguồn lực và tính chuyên môn thì lựa chọn hình thức phân phối gián tiếp là một giải pháp tối ưu.
Từ bài viết phân phối gián tiếp là gì, chúng ta có thể thấy đây là một hình thức phân phối cực kỳ hiệu quả giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Đồng thời, nó cũng tạo được tính cạnh tranh đối với các đối thủ trong cùng một lĩnh vực. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn hãy đặt câu hỏi về cho chúng tôi để vieclam123.vn giải đáp trong các bài viết lần sau.
Trung gian phân phối là gì? Có những loại trung gian phân phối nào? Nó có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Các bạn cùng đón xem bài viết ngay dưới đây nhé!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023