Phần bù rủi ro thị trường là gì? Hiểu đúng phần bù rủi ro thị trường
Phần bù rủi ro thị trường là gì? Hiểu đúng phần bù rủi ro thị trường
Trong đầu tư tài chính, mỗi khi đứng trước một khoản đầu tư, các nhà đầu tư luôn phải cân nhắc đến những khoản đảm bảo cho quá trình đầu tư. Sẽ không có ai liều lĩnh đầu tư mà không nhìn thấy trước cơ hội. Một trong số những vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm đến khá nhiều đó là phần bù rủi ro thị trường. Vậy phần bù rủi ro thị trường là gì? Tính phần bù rủi ro thị trường như thế nào? Tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Phần bù rủi ro thị trường (Market Risk Premium) là một khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể sẽ nhận được hoặc chắc chắn sẽ nhận được nếu như họ nắm giữ trong tay danh mục đầu tư rủi ro trên thị trường.
Trong đầu tư, trường hợp lý tưởng nhất luôn là những khoản đầu tư chắc chắn sẽ sinh lời. Tuy nhiên, thị trường đầu tư không phải là một chiếc bánh ngọt và sẽ luôn có những phi vụ theo kiểu 50 – 50. Đôi khi những quyết định đầu tư bất chấp rủi ro tưởng chừng như vô cùng mạo hiểm lại có thể mang đến những khoản lợi nhuận không tưởng.
Chính vì thế mà mỗi nhà đầu tư thay vì tài sản phi rủi ro thì đều nắm giữ trong tay một danh sách các hạng mục đầu tư chứa những rủi ro nhất định. Trước khi “xuống tiền” đầu tư, các nhà phân tích sẽ tính toán tỷ suất sinh lời và nếu tỷ suất này ở mức có thể chấp nhận được thì họ sẽ mạnh dạn đầu tư.
Đến đây có một câu hỏi đặt ra đó là các nhà phân tích rủi ro dựa vào đâu để tính toán được tỷ suất sinh lời? Đáp án chính là họ sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM và phần bù rủi ro thị trường chính là một bộ phận trong mô hình kể trên.
Hiện nay, S&P 500 được sử dụng như một tiêu chuẩn phổ biến để tính toán hiệu suất thị trường và phần bù rủi ro thị trường. Lấy ví dụ: Có 9% lợi nhuận đã được tại ra từ chỉ số S&P 500 trong năm trước. Con số lãi suất trái phiếu chính phủ hiện tại là 6%. Vậy thì ta sẽ tính được phần bù rủi ro thị trường là 3% theo công thức sau:
Phần bù rủi ro thị trường = Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng - Lãi suất phi rủi ro
Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng trong công thức trên chính là tỷ suất sinh lợi yêu cầu. Đây chính là lợi nhuận mà nhà đầu tư dự kiến sẽ nhận được sau khi “xuống tiền” cho một danh mục đầu tư có nhiều rủi ro. Để tính toán được tỷ suất sinh lợi yêu cầu thì cần dựa trên phần bù rủi ro thị trường lịch sử và phần bù rủi ro thị trường kỳ vọng. Về hai khái niệm này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn trong phần tiếp theo.
Lãi suất phi rủi ro có thể hiểu chính là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro. Ở đây, khi mức rủi ro bằng 0 (phi rủi ro) thì mọi danh mục đầu tư đều sinh ra những khoản lợi nhuận nhất định. Đó chính là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro. Trên thực tế tỷ suất này hầu như chỉ tồn tại trên lý thuyết bởi bất kỳ danh mục đầu tư nào cũng đi kèm với rủi ro lớn hoặc nhỏ.
Như đã nói, mọi khoản đầu tư đều được thực hiện khi và chỉ khi nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội sinh lời. Hơn nữa, khoản tỷ suất sinh lời cũng cần được tính toán một cách chính xác để so sánh với tỷ suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được.
Trong đầu tư, luôn có một tỷ lệ hoàn vốn. Dù thành công hay thất bại thì các nhà đầu tư luôn phải tính toán sao cho dù đầu tư thất bại thì vẫn luôn có một phần vốn đầu tư có thể được hoàn lại. Tỷ lệ vốn có thể hoàn lại này được gọi là vốn vượt rào, hay chính là phần bù rủi ro thị trường bắt buộc.
Nếu không thể tính toán được phần bù rủi ro thị trường, hoặc giả sử như một danh mục đầu tư không thể tồn tại vốn vượt rào thì đó là một danh mục đầu tư không bao giờ được đả động đến.
Như đã đề cập đến trước đó, S&P 500 được sử dụng như một công cụ hỗ trợ tính toán phần bù rủi ro thị trường lịch sử. Phần bù rủi ro thị trường lịch sử có bản chất là một phép tính toán hiệu suất đầu tư trong quá khứ và được sử dụng để tính toán phần bù rủi ro thị trường ở hiện tại.
Như đã nói trước đó, sẽ chẳng có nhà đầu tư nào bất chấp rủi ro để đầu tư vào một danh mục không nhìn thấy được tương lai. Nói cách khác thì đầu tư sẽ phải thu về lợi nhuận hoặc ít nhất sẽ có một tỷ lệ vốn vượt rào nhất định. Hay một phi vụ đầu tư sẽ luôn có những phần bù rủi ro thị trường kỳ vọng.
Như vậy là trong phần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu phần bù rủi ro thị trường là gì. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, sau đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những đặc điểm của phần bù rủi ro thị trường nhé!
Phần bù rủi ro thị trường không phải là con số cố định và tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi danh mục đầu tư mà có sự điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh đó, phần bù rủi ro thị trường được dự kiến và phần bù rủi ro thị trường trong thực tế yêu cầu cũng không hề đồng nhất.
Trong quá trình tính toán tỷ suất lợi nhuận và cân nhắc có nên “xuống tay” đầu tư hay không thì chi phí cần thiết để có được khoản đầu tư trong tay cũng là một yếu tố không thể bị bỏ qua.
Bên cạnh đó, khái niệm về lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được là không giống nhau. Điều này là do các nhà đầu tư sử dụng công cụ khác nhau để tính toán. Kéo theo đó là hiệu suất thị trường và phần bù rủi ro thị trường trong quá khứ cũng có sự khác nhau.
Người ta sẽ lựa chọn một mốc có tính chất ổn định để làm công cụ xác định tỷ suất sinh lợi phi rủi ro. Công cụ thường được sử dụng để tính toán cần phải không kèm với rủi ro nào hoặc là có rất ít. Trong trường hợp này, lợi tức trái phiếu chính phủ là công cụ được lựa chọn.
Trong mô hình CAPM, phần bù rủi ro thị trường được tính toán dựa trên hệ số beta, lợi nhuận và lợi nhuận bổ sung. Trong đó lợi nhuận bổ sung không cố định mà thay đổi theo mức độ rủi ro của tài sản.
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã có những sự tiếp cận gần hơn với khái niệm phần bù rủi ro thị trường, hiểu được phần bù rủi ro thị trường là gì và đặc điểm của phần bù rủi ro thị trường. Trong đầu tư, nếu không có phần bù rủi ro thị trường thì cũng sẽ không có được sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.
Quản lý trung tâm tiếng Anh bao gồm những công việc gì? Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về những khó khăn gặp phải và kinh nghiệm quản lý trung tâm tiếng Anh hiệu quả nhất.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023