Ô nhiễm không khí là vấn đề đáng bận tâm của toàn cầu vì con người đang hít thở trong bầu không khí. Khi không khí bị ô nhiễm, nó mang lại những ảnh hưởng xấu trực tiếp cho sức khỏe của chúng ta. Vì thế, mỗi người đừng lơ là mà hãy hiểu thật rõ ô nhiễm không khí là gì, chúng ta có thể làm gì để góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí hay không?
MỤC LỤC
Cùng vieclam123.vn bàn luận sâu hơn về vấn đề nan giải này nhé.
Hiểu đơn giản về sự ô nhiễm không khí đó là sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực của những thành phần có ở trong bầu không khí. Đây là vấn đề đáng báo động toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển, ở những nơi nhiều khói bụi, sự xâm nhập của nhiều khí lạ.
Sự ô nhiễm không khí có thể đem lại những hậu quả nghiêm trọng. Đó là làm cho khí hậu bị biến đổi, gây ra nhiều mùi khó chịu, giảm tầm nhìn, ảnh hưởng sức khỏe con người, tác động xấu tới đời sống sinh hoạt của cả con người lẫn hệ sinh vật.
Chúng ta đều biết rõ, không khí bao quanh cuộc sống của chúng ta, là hơi thở của nhân loại. Vì thế không ai muốn sự ô nhiễm không khí xảy ra. Tuy nhiên, chính những tác động của con người lại là nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Cần làm gì để giảm thiểu tác động xấu, trả lại sự trong lành tự nhiên cho bầu không khí? Hãy cùng vieclam123.vn tích lũy những hiểu biết về bầu không khí, nhìn nhận rõ thực trạng ô nhiễm hiện tại và nắm bắt các nhiệm vụ cơ bản có thể làm để góp phần đẩy lùi ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng ở cả Việt Nam và thế giới. Chính phủ các nước đã không ngừng đưa ra những cảnh báo cũng như biện pháp để nhằm cải thiện tình trạng này thế nhưng nó chưa thực sự chấm dứt, thậm chí còn rất nhiều vấn đề bất cập. Cùng nhìn nhận rõ ràng những thực trạng còn tồn tại này nhé.
Dựa vào thông tin báo cáo tình trạng không khí toàn cầu, số liệu công bố năm 2020 từ hai viện nghiên cứu là Viện Đo lường và Viện Ảnh hưởng Sức khỏe đã đủ cho thấy, tình hình không khí bị ô nhiễm đã là vấn đề tồn tại từ rất lâu, nó gây ảnh hưởng lớn cho mỗi người và đời sống. Nhưng thực tế, con người vẫn chưa tìm ra giải pháp nào để khắc phục hoàn toàn tình trạng ô nhiễm này.
Thêm vào đó, tổ chức WHO cũng công bố nguồn dữ liệu mới nhất nói rằng 99% dân số toàn cầu đều đã và đang sống bên trong một bầu không khí ô nhiễm nặng với sự gia tăng của các chất thải độc. Có đến 6 ngàn thành phố đến từ 117 quốc gia mà WHO điều tra được đang hít thở vào cơ thể hàng tấn hạt bụi mịn lẫn khí nitơ dioxit đạt ở mức cảnh báo nguy hiểm.
Nguồn gốc sinh ra ô nhiễm không khí đó chính là từ bụi mịn, kích thước của nó cực kỳ nhỏ, chỉ 2,5 micron nên dễ dàng xâm nhập trong phổi, đi vào máu con người. Từ đó gây nên nhiều bệnh tật về đường hô hấp như thở khò khè, khó thở, bệnh hen suyễn cùng với những chứng bệnh tắc nghẽn mạch máu não, tim mạch, …
Đây quả là những hậu quả báo động, khiến cho mỗi chúng ta hàng ngày cập nhật được tin tức cũng vô cùng lo ngại. Vậy sống ở bầu không khí tại đất nước Việt Nam, thực trạng ô nhiễm này đang diễn ra như thế nào?
Với việc hiểu biết rõ ô nhiễm không khí là gì, nhận thấy rõ tình hình ô nhiễm không khí đã bao trùm khắp toàn cầu thì chắc chắn rồi, không có điều ngoại lệ hay kỳ tích xảy ra đối với Việt Nam ta. Căn cứ vào một bản báo cáo chỉ số môi trường được đo và làm báo cáo thường niên của tổ chức Môi trường Mỹ thì nước ta bị liệt vào top 10 quốc gia đáng báo động nhất về tình trạng ô nhiễm không khí ở khu vực châu Á.
Hai trung tâm - địa hạt của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm không khí nặng nhất. Nhiều khi, tình trạng bụi mụn tăng cao bao phủ toàn bộ bầu trời của khu vực thành phố, khiến cho người đi đường bị che khuất tầm nhìn. Nhưng đó không phải là điều đáng lo ngại bằng sức khỏe của con người khi phải hít thở cả bầu trời bụi mịn đó sẽ ra sao?
Chỉ số ô nhiễm không khí tại Việt Nam đã tố cáo đất nước ta đều xếp ở thứ hạng cao về mức độ ô nhiễm nặng nề. Cụ thể, đứng thứ 5 trong nhóm 9 quốc gia vùng Đông Nam Á và thứ 35 trong 117 quốc gia bị ô nhiễm nặng, nồng độ bụi mịn cao.
Quả thực với thực trạng ô nhiễm, chỉ số bụi mịn quá cao sẽ đem đến những lo ngại ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người dân. Vấn đề đặt ra là con người cần phải làm gì để ngăn chặn tình trạng này? Có lẽ, chúng ta phải đi từ nguyên nhân vì sao ô nhiễm không khí nặng và nghiêm trọng đến thế thì mới biết cách gỡ nút dần dần.
Đến từ rất nhiều nguyên nhân mà tình trạng ô nhiễm không khí ngày một nghiêm trọng và không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên nên tập trung vào những nguyên nhân chính để “tháo nút thắt” tại những điểm đó.
Nhiều nhà máy và khu công nghiệp được xây dựng ngày một nhiều. Đồng nghĩa rằng các khí thải độc hại, khói bụi cũng tăng lên theo cấp số nhân. Những yếu tố đó đều được sản sinh ra từ hoạt động sản xuất. Ở đâu cũng có nhà máy, xí nghiệp nên ở đâu cũng sẽ có ống khói đưa khí thải lên bầu trời và hệ thống xả thải chất thải công nghiệp ra môi trường, hòa vào nguồn nước. Vì thế, tình trạng ô nhiễm không phải chỉ ở một khu vực nhất định mà tính trên diện rộng.
Không chỉ có sản xuất công nghiệp, ngay cả hoạt động nông nghiệp tưởng như thuần tự nhiên cũng góp một phần làm nên gánh nặng cho bầu không khí. Cụ thể, ô nhiễm đến từ việc người dân lạm dụng sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng quá nhiều phân bón hóa học. Thậm chí đến cả việc đốt rơm rạ cũng trở thành một nguyên nhân.
Không thể phủ nhận vai trò cực kỳ quan trọng của các phương tiện giao thông trong việc giúp con người đi tới mọi nơi dù quãng đường xa hay ngắn. Nó rút ngắn đáng kể thời gian để chúng ta di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác tiết kiệm công sức và kịp thời xử lý công việc. Thế nhưng, cũng chính vì sự tiện lợi đó mà nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông là cần thiết, bắt buộc đối với bất kể ai, kéo theo sự gia tăng khí thải ra môi trường từ chính các phương tiện này rất lớn.
Nghe thì tưởng chừng có điều gì đó nghịch lý vì xử lý rác thải là hành động bảo vệ môi trường. Vậy tại sao cũng được liệt vào nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí? quả thực, rác thải dù được xử lý nhưng chính quy trình xử lý thủ công tại nước ta không đảm bảo, nên càng làm môi trường phải tích tụ thêm các khí thải từ rác thải. Chưa kể ý thức của một bộ phận người dân còn kém khi có thói quen vứt rác bừa bãi, từ đó khiến cho mùi hôi thối bốc lên trong quá trình phân hủy, đem đến cho không khí của chúng ta không thể trong lành được.
Không dừng lại ở ba nguyên nhân trên, còn rất nhiều nguyên nhân phổ biến đến từ chính cuộc sống hàng ngày của chúng ta làm ảnh hưởng tới bầu không khí.
Đó là từ hoạt động sinh hoạt: việc nấu nướng bằng bếp củi, bếp than tổ ong tưởng như vô hại nhưng bạn có biết khí được sinh ra từ đó là các khí độc hại như CO, NOx, CO2, SOx, …
Từ việc xây dựng công trình: ngày nay, nước ta đẩy mạnh ngành kinh tế, các công trình nhà ở, trung tâm thương mại cũng được xây dựng nhiều. Lý do là vì xây dựng tạo ra bụi bẩn từ vật liệu xây dựng vương vãi, lẩn quanh trong không khí.
Ngoài nguyên nhân do con người tạo ra thì còn có nguyên nhân tới từ tự nhiên mà chúng ta cũng khó tránh được. Đó là do gió bụi cuốn khí thải chưa qua xử lý đi vào không khí, gió cuốn bụi bẩn từ nơi này đến nơi khác. Các cơn bão, lốc xoáy cũng tác động theo cơ chế đó để đem theo các khí thải, phế liệu bị tràn vào không khí. Không những thế, còn có lượng lớn khí NOx sản sinh từ bão lũ làm gia tăng tỉ lệ bụi mịn. Núi lửa phun trào mang theo khí metan, clo, lưu huỳnh từ sâu trong lòng đất ra bên ngoài môi trường; cháy rừng sinh ra khí Nitơ oxit.
Như đã nói, không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới vẫn đang ra sức để đẩy lùi tình trạng ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, mọi biện pháp tốt nhất đều đã được thực hiện. Chỉ có điều, muốn giải quyết vấn đề này triệt để cần phải có sự góp sức và nâng cao ý thức của toàn bộ người dân. Mỗi một người còn chưa nâng cao ý thức trong vấn đề này, còn xả rác thải bừa bãi thì chắc chắn gom góp lại hàng triệu, hàng triệu người trên thế giới ở đâu đó sẽ làm cho bầu không khí chẳng thể nào “khỏe mạnh” được như chúng ta mong muốn. Hãy hiểu đúng bản chất ô nhiễm không khí là gì để ý thức cho mỗi hành động nhỏ của chúng ta trong việc bảo vệ môi trường, bầu không khí của chính mình nhé.
AQI là chỉ số bụi mịn gây ra tình trạng ô nhiễm không khí ở mức độ nào. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ chỉ số này hơn để biết được bầu không khí của chúng ta có đang ở mức báo động. Đọc kỹ để khám phá kỹ thông tin về AQI nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023