Hiện nay, với sự phát triển của thời đại công nghệ thì nhu cầu về việc chia sẻ và lưu trữ các dữ liệu trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Nếu như ngày trước chúng ta thường sử dụng những thiết bị như là USB, ổ cứng, thẻ nhớ, ... để thực hiện việc này thì giờ đây ổ cứng NAS đang được coi là một công cụ hoàn hảo nhất để thực hiện những việc đó. Vậy thì ổ cứng NAS là gì? Hãy cùng mình tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ổ cứng NAS nhé.
MỤC LỤC
Ổ cứng NAS – Là viết tắt của cụm từ tiếng anh Network Attached Storage, hay còn có thể được hiểu một cách đơn giản hơn là ổ cứng mạng. Ổ cứng NAS là 1 thiết bị dùng để lưu trữ toàn bộ file, giúp chúng ta có thể truy cập một vô cùng dễ dàng và tiện lợi từ các thiết bị khác nhau như là điện thoại, máy tính, laptop, ... với mạng máy tính, cung cấp quyền truy cập dữ liệu rồi chia sẻ tới 1 nhóm khách hàng khác nhau ở mọi lúc mọi nơi.
Về cấu tạo thì ổ cứng NAS có cấu tại tương tự giống như là 1 máy tính cùng với đó là bộ vi xử lý CPU có sẵn hệ điều hành. Đây có thể là một phiên bản rút gọn được dựa theo Linux cùng với đó là khả năng có thể kết nối được với nhau thông qua mạng dây hoặc là Wi-Fi.
Thông thường thì ổ cứng NAS sẽ được sử dụng với mục đích đó là lưu trữ cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên thì nếu như muốn sử dụng ổ cứng NAS theo mục đích đó là lưu trữ cho những doanh nghiệp lớn thì ổ cứng NAS có thể sẽ là một sự lựa chọn cơ bản xếp sau SAN. Với mức độ sử dụng cho các doanh nghiệp, thì ổ cứng NAS còn được sử dụng như là 1 máy chủ web dùng để hỗ trợ cho web server, PHP hay là MySQL.
Hiện nay thì thiết bị lưu trữ NAS sẽ quản lý các file tập trung qua cấu tạo phần cứng hoặc là phần mềm trong cấu hình của chính nó. Thông thường, ổ cứng NAS sẽ được sản xuất ở dưới dạng là 1 thiết bị máy tính hay được gọi là appliance, một loại máy tính chuyên dụng. Các hệ thống ổ cứng NAS là các thiết bị được kết nối với mạng, trong đó sẽ chứa 1 hay nhiều ổ lưu trữ khác nhau và chúng sẽ thường xuyên được sắp xếp tạo thành các container dùng để lưu trữ logic, redundant hoặc là RAID.
Ổ cứng NAS sẽ giúp giảm bớt đi những gánh nặng về phục vụ các file trên mạng từ một máy chủ được dành riêng. Nó sẽ thường xuyên cấp quyền truy cập vào các file đó bằng việc sử dụng những giao thức chia sẻ các file trên mạng như là SMB, NFS, hoặc là AFP. Ngoài ra thì những hệ thống ổ cứng NAS hiện đại cũng có thể được hình dung như là một máy chủ thu nhỏ chính bởi vì nó cũng chứa CPU, RAM hay là được chạy bằng những phiên bản hệ điều hành nhúng thu gọn như là Linux. Không những thế, chúng cũng có khả năng như là kết nối mạng thông qua cổng Ethernet hoặc là thậm chí kết nối được với mạng không dây như là Wi-Fi.
Tuy nhiên thì để có thể lưu trữ được dữ liệu thì ổ cứng NAS sẽ thường dùng ổ gắn trong, tuy nhiên thì vẫn còn tồn tại một số thiết bị vẫn đang hỗ trợ kết nối với thiết bị ngoài hoặc là thậm chí là ổ USB. Hiện nay thì thị trường NAS có thể nói là khá là đa dạng. Đối với những NAS chỉ hỗ trợ ổ cứng gắn bên ngoài thông qua thiết bị USB thì thường nhỏ, đồng thời cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các ổ cứng NAS được sử dụng ở ổ cứng được gắn bên trong. Bên cạnh đó thì một số ổ cứng NAS nâng cao còn có thể hỗ trợ một số tính năng khác như là thiết lập máy chủ web, thiết lập ổ cứng theo chế độ RAID, hay là quản trị từ xa, ...
Thông thường thì các ổ cứng NAS sẽ có những chức năng tương đồng với các ổ đĩa khác, tuy nhiên thì cũng có thể sẽ có phần firmware là khác nhau. Bên cạnh đó thì khả năng chịu rung cũng như là khả năng tản nhiệt sẽ làm cho chúng trở nên phù hợp hơn trong quá trình sử dụng trong mảng RAID hoặc là trong triển khai NAS. Ví dụ như là 1 số phiên bản ổ đĩa NAS sẽ hỗ trợ các tiện ích mở rộng lệnh để qua đó sẽ cho phép phục hồi những lỗi mở rộng đã bị vô hiệu hóa trước đó.
Đối với trong một ứng dụng mà không phải trong mảng RAID thì 1 ổ đĩa rất có thể đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đọc thành công 1 khối lưu trữ có vấn đề nào đó ngay cả khi phải mất đến vài giây. Trong mảng RAID, khi cấu hình đã phù hợp thì cho dù có 1 khối xấu ở trên ổ đĩa thì chúng cũng có thể sẽ được phục hồi hoàn toàn qua dự phòng đã được mã hóa trước đó ở trên toàn bộ mảng RAID. Tuy nhiên thì nếu như mà 1 ổ đĩa phải tốn mất vài giây để đọc thì có thể thực hiện thử lại liên tục, khi đó nó có thể sẽ khiến cho bộ điều khiển trong mảng RAID được đánh dấu ổ đĩa là “off”. Còn nếu như mà nó chỉ trả lời kịp rằng khối dữ liệu đã xuất hiện lỗi kiểm tra thì bộ điều khiển trong mảng RAID sẽ tự động sử dụng những dữ liệu dự phòng có trong ổ đĩa để có thể sửa lỗi và tiếp tục vận hành như chưa từng có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.
Đối với ổ cứng NAS thì dung lượng cũng chính là 1 yếu tố sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới giá của nó. Các ổ cứng NAS dành cho các khách hàng cá nhân thường sẽ ít hỗ trợ ổ SATA gắn bên trong mà thay vào đó là sẽ dùng ổ cứng gắn ngoài thông qua cổng thiết bị USB. Tuy nhiên thì một số ổ cứng NAS loại này tồn tại tới 4 cổng USB để hỗ trợ cho các ổ cứng với dung lượng lên tới cả TB (terabyte). Mặc dù vậy nhưng những thiếu sót ở các ổ này đó là chúng thường không hỗ trợ người dùng một số phương thức bảo vệ dữ liệu như RAID 1 hay là giúp tăng tốc như RAID 0.
Bên cạnh đó thì trong khi các hệ thống NAS ổ cứng gắn trong được hỗ trợ khá là nhiều các phương thức quản lý khác nhau và chúng gần như không bị giới hạn bởi dung lượng lưu trữ của 1 ổ cứng (khoảng 3TB/1 ổ) thì nhiều ổ cứng NAS gắn ngoài USB lại bị giới hạn dung lượng chỉ có vài trăm GB/ 1 cổng hoặc thậm chí là thấp hơn thế nữa. Chính vì vậy, trước khi mua thì bạn nên tìm hiểu kỹ càng từ phía nhà sản xuất.
Hiện nay thì có rất nhiều hệ thống NAS hoạt động vô cùng ồn ào, đặc biệt là khi mà 4 ổ cứng cùng quay 1 lúc với nhau, khiến cho quạt tản nhiệt cũng hoạt động hết công suất. Do đó, bạn nên thử nghiệm ổ cứng NAS trước khi mua bởi vì nó sẽ có thể gây cho bạn một sự khó chịu trong quá trình sử dụng chúng. Đối với các doanh nghiệp thì tiếng ồn không phải là vấn đề đối với họ do họ thường có các khu để máy chủ riêng, tuy nhiên đối với những khách hàng cá nhân thì sớm muộn điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng tới bạn.
Các ổ cứng NAS được tạo ra là để tiết kiệm điện hơn so với các hệ thống máy chủ mạng. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý tới các giải pháp mà bên nhà sản xuất họ cung cấp liệu có đầy đủ hay không bởi vì cũng sẽ có những ổ cứng NAS được cho phép quản lý quạt, điện năng tiêu thụ, ... của chúng. Đối với các ổ cứng NAS của các doanh nghiệp thậm chí chúng còn có thể tự kiểm soát được cả dòng điện của CPU trong máy chủ.
Trên đây là những chia sẻ nhằm giải đáp thắc mắc ổ cứng NAS là gì, đồng thời cũng chia sẻ tới các bạn một số mẹo chọn ổ cứng NAS phù hợp nhất. Hi vọng với những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ổ cứng NAS.
Liệu bạn có biết Cryotherapy là gì hay chưa? Vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Cryotherapy nhé!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023