Nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không? Lưu ý bảo vệ sức khỏe răng miệng
Nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không? Lưu ý bảo vệ sức khỏe răng miệng
Răng miệng rất quan trọng. Mọi vấn đề xảy ra với nó luôn mang tới cho chúng ta rất nhiều rắc rối, nhất là trong chuyện ăn uống hay thẩm mỹ. Thậm chí còn có những ảnh hưởng lớn hơn nữa đối với sức khỏe. Mỗi chiếc răng trong hàm răng của con người đều có vai trò quan trọng. Vậy nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không? Bài viết này sẽ dành sự quan tâm đặc biệt tới răng số 4, qua đó có thể đem lại những kiến thức bảo vệ răng miệng đầy đủ cho bạn.
MỤC LỤC
Để có thể đưa ra câu trả lời cho thắc mắc nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không, nhất định bạn phải hiểu rõ răng số 4 là răng như thế nào?
Một người trưởng thành có tất cả 32 chiếc răng, bao gồm 4 răng khôn. 32 chiếc ấy được chia vào 4 nhóm chính là răng cửa, răng hàm nhỏ, răng hàm lớn và nhóm răng nanh. Trong số này, răng hàm còn được gọi là răng cối. Đây là những chiếc răng có độ lớn, chắc khỏe nhất.
Răng số 4 nằm trong nhóm răng hàm nhỏ. Gọi là răng số 4 nhưng đây là cách gọi chung của nhóm có 4 chiếc răng. Đó là 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới. Răng số 4 chính là răng hàm nhỏ đầu tiên phía trên của cung hàm này. Do vị trí này nên răng số 4 còn được gọi là răng tiền hàm.
Đặc điểm của răng số 4 được đưa ra với hình ảnh giống một ngọn giáo, mũ răng dài, nhọn và dày. Xung quanh các bề mặt của răng có độ sắc nhất định không phải chỉ là thông tin mô tả mà còn thể hiện vai trò rất lớn của nó đối với các hoạt động như nhai, khả năng cắn xé thức ăn tốt hơn. Đặc biệt răng này còn hỗ trợ cực tốt cho việc phát âm và định hình khuôn hàm, mang tới vẻ đẹp thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Răng số 4 cũng có một chân giống với nhóm răng cửa. Cấu tạo tương tự các nhóm răng còn lại song cấu trúc của răng sẽ thể hiện sự khác biệt riêng của răng. Đó là tủy, men và ngà của răng. Tất cả đều nằm ở bên trong răng.
Vừa có đặc điểm để phục vụ nhiệm vụ, vai trò riêng, lại vừa chứa các thành phần quan trọng, vì thế khi nhổ đi răng số 4 sẽ làm ảnh hưởng tới các yếu tố mà răng này tác động. Vậy sự ảnh hưởng đó như thế nào? Và liệu nếu ảnh hưởng lớn như thế thì có phải tuyệt đối không được nhổ răng số 4 hay không? Ngay sau đây, chúng ta dựa vào các thông tin chia sẻ nêu trên để tìm ra câu trả lời chính xác cho các thắc mắc ở trên nhé.
Răng số 4 là răng tiền hàm vì vậy khi nhổ đi chiếc răng này thì khả năng cắn xé, nghiền nát thức ăn của cả hàm răng sẽ yếu đi. Vì thế, người bị nhổ đi chiếc răng này sẽ luôn cảm thấy vô cùng bất tiện khi ăn uống. Việc thức ăn phải được nhai thật kỹ trong khoang miệng trước khi đẩy xuống dạ dày chính là điều kiện cần thiết để giúp thức cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất, hấp thu được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Mất đi răng số 4, khả năng nhai kém làm thức ăn cũng không được nghiền nát, từ đó sẽ gây ra sự ảnh hưởng tới tiêu hóa và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của thức ăn. Từ đó gây ảnh hưởng tới toàn bộ sức khỏe thể chất cho cơ thể. Nhổ đi càng nhiều răng số 4 thì tình trạng càng tệ hơn.
Chẳng ai có thể tự tin nở một nụ cười tỏa rạng khi hàm răng bị khuyết mất một vài chiếc răng. Việc mất đi răng nào đó đương nhiên sẽ có ảnh hưởng đến khuôn mặt, khiến sự cân đối của hàm trên toàn bộ gương mặt bị phá vỡ, không còn vẻ xinh tươi, rạng người như khi có đầy đủ răng.
Khi bắt buộc phải nhổ răng số 4 vì mục đích cần thiết nào đó nhưng cứ để lâu ngày không trồng lại chiếc răng này thì bạn còn phải đối diện với nguy cơ xương răng bị tiêu đi. Đây là tình trạng răng miệng gặp phải bệnh lý, tại vùng mất răng số 4 đã bị nhiễm khuẩn làm cho xương răng tiêu biến dần. Như thế sẽ tác động để cấu trúc xương hàm bị ít đi mỗi ngày. Xương hàm không có đủ độ lớn và sức mạnh để giữ nguyên cấu trúc ban đầu cho khuôn mặt nữa. Da mặt cũng chịu tác động dẫn tới bị nhăn, bị chảy xệ và nhanh già đi trông thấy.
Tiêu xương răng khi mất răng số 4 còn làm cho quá trình cắm trụ của răng implant bị cản trở. Khi đó cũng có thể bị coi là muộn đối với ý định muốn trồng răng vào vị trí mất răng nhưng cố gắng thực hiện vẫn được, chỉ có điều phải thêm công đoạn đó là làm một phẫu thuật nhỏ ghép xương răng rồi mới có thể trồng răng Implant, rất tốn thời gian cũng như chi phí. Thay vì rườm rà mà phải chịu nhiều ảnh hưởng suốt thời gian dài, phải chịu tiêu xương răng thì bạn nên trồng răng số 4 từ sớm, khi mọi thứ vẫn có thể được giải quyết một cách đơn giản, hiệu quả.
Ở trên chúng ta đã biết việc ảnh hưởng lớn khi nhổ răng số 4 mà không được trồng lại càng sớm thì sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Khi đó không những ảnh hưởng trực tiếp tới sự thẩm mỹ của “khuôn trăng” mà còn gây ra những tác động xấu cho tổng thể sức khỏe.
Có nhiều dạng tiêu xương hàm, mỗi dạng lại để lại các ảnh hưởng riêng. Trong đó, xương hàm bị tiêu ở chiều ngang thì sẽ khiến cho các răng sát cạnh trên cung hàm dễ xô lệch thành nghiêng so với bình thường.
Tiêu xương hàm ở chiều dọc thì làm xương bị mòn hõm dần dần, qua đó tạo nên lỗ trũng sâu, thời gian sau lại tác động ảnh hưởng tới vùng xương bị lệch và càng làm reo rút lại phần khu vực đó.
Nói chung, mấy răng số 4 làm xương tiêu biến, ảnh hưởng trực tiếp tới diện mạo chung toàn bộ khuôn mặt.
Trong cung hàm mất đi răng số 4 thì sẽ tạo nên khoảng trống cho cả cung hàm. Đồng thời cũng để xảy ra rất nhiều vấn đề. Mỗi răng đều có một vị trí in ắn trong cung hàm, mất đi răng nào cũng sẽ gây ra ảnh hưởng tới các răng còn lại.
Nhìn chung, việc nhổ đi răng số 4 cũng sẽ gây ra ít nhiều ảnh hưởng cho chúng ta. Trong một số hoàn cảnh cần thiết, đặc biệt là phục vụ cho mục đích niềng răng thì bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ đi răng này và cũng sẽ áp dụng kỹ thuật nhổ răng chuẩn chỉnh để giảm thiểu tối đa các tác hại từ việc nhổ răng số 4. Như vậy vấn đề nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không sẽ do mục đích và tay nghề kỹ thuật của nha sĩ quyết định. Khi cần niềng răng, bạn nhất định phải tìm kiếm các cơ sở uy tín để thực hiện nhổ răng số 4 nhé.
Bạn có biết đâu là răng nanh? Quan trọng hơn cả, liệu bạn biết răng nanh có tác dụng gì? Tìm hiểu điều này sẽ giúp bạn nhận ra rằng răng nanh đóng vai trò cũng rât quan trọng trong cả hàm răng và càng quan tâm chăm sóc cho nó cũng như toàn diện răng miệng của mình.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023