Khi muốn xây nhà, bạn sẽ nghĩ tới việc tìm người đứng ra nhận công trình để giúp bạn triển khai xây dựng. Người/đơn vị bạn giao lại nhu cầu xây dựng ngôi nhà/công trình của mình cho họ phụ trách chính là nhà thầu xây dựng. Vậy bạn đã hiểu rõ bản chất nhà thầu xây dựng là gì hay chưa? Cập nhật những thông tin về nhà thầu xây dựng ngay tại bài viết này nhé.
MỤC LỤC
Nhà thầu xây dựng còn được gọi vắn tắt là nhà thầu. Họ chính là một đơn vị/tổ chức đủ năng lực phụ trách xây dựng công trình cho chủ đầu tư. Nhà thầu sẽ trực tiếp ký hợp đồng với chủ đầu tư để thầu tất cả dự án, các công việc thuộc về công trình.
Nhà thầu có tư cách hợp lệ trên phương diện pháp lý. Do đó, để có thể thầu công trình bất kỳ, pháp luật cũng yêu cầu nhà thầu phải đáp ứng các điều kiện cơ bản. Những điều kiện đó là gì, bạn hãy kết hợp giữa việc hiểu nhà thầu xây dựng là gì với các thông tin bên dưới đây.
- Đơn vị đã đăng ký tư cách đấu thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia
- Hiểu biết về Luật Đấu thầu 2013 và tuân thủ nguyên tắc cạnh tranh được quy định.
- Nhà thầu không bị cấm dự thầu.
- Nếu trường hợp là nhà thầu xây dựng nước ngoài, cần phải liên doanh với nhà thầu trong nước hoặc có nhà thầu phụ ở trong nước.
Nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn này, chủ đầu tư mới yên tâm mà giao phó cho nhà thầu công trình. Các công trình xây dựng có thể có giá trị đầu tư khác nhau nhưng đều là những giá trị rất to lớn. Vì vậy mà chủ đầu tư không thể nào nhắm mắt giao tùy tiện cho một nhà thầu thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động lại thiếu cả những điều kiện cơ bản. Thay vào đó bất cứ lúc nào các nhà thầu năng lực tốt, tinh thần trách nhiệm cao thì mới nhận được cơ hội nắm bắt công trình trong tay.
Hiểu được nhà thầu xây dựng là gì đem đến cho chúng ta rất nhiều chỉ mục để nắm đầy đủ thông tin, bản chất của nhà thầu xây dựng. Tiếp đến, độc giả của vieclam123.vn sẽ chia sẻ giúp bạn biết được hiện nay đang có bao nhiêu nhà thầu xây dựng. Thông tin này vừa hữu ích đối với nhà đầu tư dễ dàng chọn nhà thầu lại vừa cần thiết cho doanh nghiệp là nhà thầu có kế hoạch sắp xếp các nhóm thầu cần thiết, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Có hai loại nhà thầu xây dựng phổ biến sẽ có mặt ở mọi công trình xây dựng. Đó là thầu chính với đơn vị thầu phụ. Vậy bạn biết gì về hai kiểu nhà thầu này.
Họ sẽ đứng ra chịu trách nhiệm chính trong quá trình dự thầu. Họ sẽ trực tiếp ký hợp đồng với nhà đầu tư, đứng tên dự thầu. Cách gọi nhà thầu chính có thể dành cho một cá nhân, một doanh nghiệp hay một tổ chức tùy vào sự phân công vai trò nhà thầu chính.
Tham gia vào việc triển khai các gói thầu xây dựng dựa theo đúng bản hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nếu như nhà thầu chính sẽ trực tiếp làm việc với nhà đầu tư thì nhà thầu phụ sẽ làm việc trực tiếp với nhà thầu chính mà không làm việc với nhà đầu tư.
Nhà thầu chính của một công trình thì chỉ có một. Một công trình chỉ được hoàn tất khi có nhiều bộ phận tham gia theo từng mảng ngành. Do vậy, nhà thầu chính phải ký hợp đồng để giao khoán các công việc cho nhiều nhà thầu phụ khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên ngành cần thi công trong công trình. Khi ấy, nhà thầu phụ trở thành bên thứ ba, đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm thi công theo nghiệp vụ chuyên ngành, đảm đương công việc chuyên ngành của họ thuộc về công trình.
Ngoài hai loại nhà thầu chính đã trình bày thì trong thế giới của nhà thầu xây dựng còn có sự xuất hiện của một vài nhà thầu khác. Có thể nhắc đến họ gồm nhà thầu phụ Đặc biệt và nhà thầu ở nước ngoài, nhà thầu trong nước.
Nhà thầu phụ đặc biệt sẽ phụ trách những nhiệm vụ có tính quan trọng thuộc gói thầu. Điều này đã được nhà thầu chính đề xuất rất rõ ràng trong hồ sơ dự thầu.
Nhà thầu trong nước được thành lập trong nước theo quy định pháp lý. Họ có thể là cá nhân, hoặc là tổ chức hay doanh nghiệp. Tất nhiên, nhà thầu trong nước phải là những người có quốc tịch Việt.
Nhà thầu nước ngoài được thành lập ở nước ngoài theo Luật của quốc gia họ. Họ có quốc tịch nước ngoài song cũng đang tham gia dự thầu dự án ở Việt Nam.
Trước mỗi dự án xây dựng, nhất là dự án có tiềm năng mang tới món lợi khổng lồ thì bất kể nhà thầu xây dựng nào cũng muốn giành được. Tuy nhiên sự canh tranh sẽ là rất cao mà nếu không có khả năng, thiếu sự chuyên nghiệp thì cơ hội trúng thầu sẽ không có. Vì vậy, một nhà thầu muốn thể hiện sự chuyên nghiệp để vượt trội hơn các nhà thầu khác sẽ cần có được những gì?
Nhà thầu chính vốn là công ty xây dựng. Do đó, đơn vị cũng phải được cấp đầy đủ các giấy tờ pháp lý cần thiết, bên cạnh việc có đủ chức năng chuyên môn, chuyên ngành xây dựng. Người thực hiện nhận thầu phải có chứng chỉ hành nghề liên quan, còn đơn vị thầu phải có một đội ngũ với đầy đủ nhân tố bao gồm kiến trúc sư, kỹ sư, chỉ huy trưởng, giám sát công trình giàu kinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn. Ngoài ra cũng không thể thiếu gói thầu đội ngũ công nhân xây dựng lành nghề.
Một nhà thầu xây dựng cần thể hiện năng lực là một doanh nghiệp thực thụ. Ban lãnh đạo nhà thầu phải đúng chất doanh nhân để định hướng vai trò nhà thầu của mình đi đúng hướng.
Hoạt động ở một mô hình doanh nghiệp, nhà thầu cần vạch rõ sứ mệnh, giá trị cốt lõi và tầm nhìn để có thể hoạt động và phát triển.
Mọi yêu cầu và đòi hỏi đặt ra cho nhà thầu đều nhằm đạt được mục tiêu rằng khi chủ đầu tư giao phó công trình cho họ thì đã có thể yên tâm bởi nhà thầu tiếp nhận, ký kết hợp đồng nhận thầu công trình cũng tức là hoàn toàn gánh vác trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật.
Vậy bạn có tò mò trách nhiệm mà nhà thầu cần đảm bảo mới có thể hoàn thành tốt những yêu cầu ràng buộc? Nếu chưa rõ, bạn có thể tìm ở nội dung này.
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với pháp luật và với chủ đầu tư về mặt chất lượng công trình. Phải thực hiện thi công xây dựng công trình hoàn thành chỉ tiêu, đáp ứng về mặt chất lượng ở từng hạng mục. Bên cạnh đó phải chịu mọi trách nhiệm đối với các sự cố.
Không những thế, nhà thầu còn phải đảm tốt các vấn đề về thiết bị, phương tiện, đưa ra những biện pháp thi công hiệu quả trong suốt quá trình thực hiện gói thầu.
Nhà thầu cung cấp đầy đủ nguồn lực gồm nhân công, vật tư xây dựng theo đúng yêu cầu mà chủ đầu tư đặt ra. Phải ký kết hợp đồng giao khoán với các nhà thầu phụ để đảm bảo công tác chuyên ngành được thực hiện, đi đến thi công hoàn thành công trình tổng thể.
Nhìn chung, việc tìm hiểu làm rõ nhà thầu xây dựng là gì rất quan trọng đối với sự hoạt động của ngành xây dựng. Khi đó, vai trò của nhà thầu được xác định, các yêu cầu cần đảm bảo cũng rõ ràng. Cứ như thế, việc lựa chọn nhà thầu phù hợp hay cố gắng trở thành nhà thầu chuyên nghiệp sẽ mang lại cho bạn sự thành công lớn, kết quả nhận được chính là một công trình chất lượng.
Bạn đã biết cách nhận diện thế nào là công trình xây dựng cấp 1 hay chưa? Qua bài viết bên dưới, thông tin hiểu biết về công trình cấp 1 sẽ được chia sẻ. Vì vậy, khi đấy đúng là vấn đề bạn đang quan tâm hoặc có liên quan tới lĩnh vực của bạn thì đừng bỏ lỡ nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023