close
cách
cách cách cách

Tổng hợp tất cả cấu trúc ngữ pháp IELTS quan trọng nhất bạn cần biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cấu trúc ngữ pháp IELTS là một chủ điểm rộng mà người học cần phải nắm vững. Vậy trong bài thi IELTS, những cấu trúc ngữ pháp nào là quan trọng nhất, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1.Ngữ pháp IELTS về các thì cơ bản trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, chúng ta vẫn biết đến 8 thì cơ bản, bao gồm: hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, quá khứ tiếp diễn, tương lai đơn, và tương lai gần. Ở mỗi thì khác nhau cách chia động từ và ngữ pháp lại khác biệt và diễn tả một ý nghĩa riêng. 

1.1 Thì hiện tại đơn

1.1.1 Câu khẳng định

Với động từ là “tobe”, chúng ta có cấu trúc:

S+tobe+N/Adj

Đối với chủ ngữ khác nhau, “tobe” được chia khác nhau:

I+am

He/She/It/Danh từ số ít/Danh từ không đếm được +is

You/We/They/Danh từ số nhiều +are

Với động từ chỉ hành động, chúng ta có cấu trúc:

S+V(s/es)

Đối với chủ ngữ là số nhiều, động từ được để nguyên dạng:

I/We/They/Danh từ số nhiều +V

Đối với chủ ngữ là danh từ số ít, không đếm được, động từ phải chia:

He/She/It/ Danh từ không đếm được +V(s/es)

Lưu ý:- Khi chia động từ, những động từ có tận cùng là “o”, “ch”, “sh”, “x”, “s” thì khi dùng với ngôi số ít, thêm đuôi “es”. 

Ví dụ: go-goes, do-does

-Với các từ có tận cùng là “y” thì khi chia động từ , chúng ta bỏ “y” và thêm đuôi “ies” 

Ví dụ: copy – copies; study – studies

- Với các từ còn lại không trong các lưu ý trên, chúng ta chỉ cần thêm đuôi “s”. 

Ví dụ :see – sees; play – plays

Ngữ pháp IELTS

1.1.2 Câu phủ định

Với động từ tobe, chúng ta thêm “not” vào sau tobe.

S+tobe+not+N/Adj

Đối với động từ thường, chúng ta thêm don’t (chủ ngữ số nhiều)hoặc doesn’t chủ ngữ số ít) và động từ để ở nguyên dạng.

S+don’t/doesn’t +V(nguyên thể)

1.1.3 Câu nghi vấn

Với câu nghi vấn dạng Yes/No, chúng ta đảo trợ động từ lên đầu câu, động từ để dạng nguyên thể:

Đảo tobe lên đầu câu: Am/Is/Are (not) +S+ N/Adj?

Sử dụng trợ động từ: Do/Does (not) +S+V(nguyên thể)?

Với câu nghi vấn bắt đầu bằng Wh_ (Who, When, Why, Where, How), chúng ta có cấu trúc:

Wh_ + am/ are/ is (not) + S + N/Adj?

Từ để hỏi Wh+ do/ does (not) + S + V (nguyên thể)?

1.1.4 Cách sử dụng thì hiện tại đơn

Thông thường, thì hiện tại đơn được dùng để diễn tả sự thật, thói quen, chân lí hiển nhiên, hoặc các hoạt động được lặp đi lặp lại hàng ngày. Các dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn như always (luôn luôn), usually( Thường xuyên), often (thường xuyên), sometimes (đôi khi), rarely (hiếm khi), everyday (hàng ngày), once a month (một tháng một lần), in the morning (vào buổi sáng), once in a blue moon (rất hiếm khi)

Trong bài thi IELTS, thì hiện tại đơn thường được dùng để mở đầu phần thi Speaking khi thí sinh muốn giới thiệu bản thân hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề nào đó. 

Ví dụ:

-My hobby is listening to music (sở thích của tôi là nghe nhạc), I think this opinion is true (Tôi nghĩ quan điểm này là đúng). Khi muốn mô tả sự thật chúng ta cũng sử dụng thì hiện tại đơn. 

Cấu trúc hiện tại đơn cũng được dùng nhiều trong bài thi Writing IElTS. 

Ví dụ:

 Mr. Bean is a  famous character all over the world (Mr. Bean is nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới), This advertisement is eye-catching and attractive (Quảng cáo này rất bắt mắt và thu hút).

1.2 Thì hiện tại tiếp diễn

1.2.1 Câu khẳng định

Chúng ta có cấu trúc:

S+ tobe(am/is/are) +Ving

Lưu ý: 

-Với các động từ có tận cùng là “e”, khi chuyển sang dạng ing thì sẽ bỏ đuôi “e” và thêm “ing” luôn. 

Ví dụ: use – using; improve – improving; change – changing, pose – posing.

- Những động từ có tận cùng là “ee” khi chuyển sang dạng V_ing thì vẫn giữ “ee” và thêm đuôi “ing”. Ví dụ: knee chuyển thanh kneeing

- Với những động từ kết thúc bằng một phụ âm (trừ h, w, x, y), và đứng trước là một nguyên âm, ta gấp đôi phụ âm trước khi thêm “ing”.

Ví dụ: stop – stopping, begin – beginning; prefer – preferring; run – running.

-Động từ kết thúc là “ie” thì khi thêm “ing” vào, chúng ta thay “ie” vào “y” rồi thêm “ing”. 

Ví dụ: lie – lying; die – dying

Ngữ pháp IELTS

1.2.2 Câu phủ định và nghi vấn

Với câu phủ định, chúng ta chỉ cần thêm “not” sau tobe:

S + am/are/is + not + Ving

Với câu nghi vấn, dạng câu hỏi yes/no, chúng ta đảo “tobe” lên trên đầu câu:

Câu hỏi: Am/ Is/ Are + S + Ving?

 Trả lời: Nếu đồng ý: Yes, S + am/is/are.

    Nếu từ chối:   No, S + am/is/are + not.

Với câu nghi vấn bắt đầu bằng từ để hỏi Wh, chúng ta có cấu trúc:

Wh + am/ are/ is (not) + S + Ving?

1.2.3 Cách nhận biết và sử dụng thì hiện tại tiếp diễn

Thì hiện tại tiếp diễn được sử dụng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm nói. Một số từ thường xuất hiện ở thì này như Now (Bây giờ), Right now (Ngay bây giờ), At the moment (Ngay lúc này), At present (Hiện tại), It’s + giờ cụ thể + now (It’s 8 o’lock now).

Trong bài thi IELTS, thì hiện tại tiếp diễn được sử dụng để đưa ra những thông tin cơ bản về bản thân ở thời điểm hiện tại. 

Ví dụ:

- “I am studying at Hanoi University” (Tôi đang học ở Đại học Hà Nội)

-‘Currently, my friend is working at Hanoi JW Marriott Hotel, so I know some experiences in hospitality industry through her stories. (Hiện nay, bạn của tôi đang làm việc ở khách sạn JW Marriott, nên tôi biết một vài trải nghiệm trong ngành khách sạn thông qua những câu chuyện của cô ấy).

1.3 Thì hiện tại hoàn thành

1.3.1 Cấu trúc

Câu khẳng định: S + have/ has + V3

Câu phủ định:S + have/ has not + V3

Câu nghi vấn dạng Yes/No: 

Câu hỏi: Have/ has + S + V3?

Trả lời: Yes, S + have/has + V3

hoặc: No, S + haven’t/hasn’t + V3

Câu hỏi nghi vấn bắt đầu bằng từ để hỏi: Wh- + have/ has + S + V3?

Ngữ pháp IELTS

1.3.2 Dấu hiệu nhận biết và cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành

Thì hiện tại hoàn thành được sử dụng để diễn tả một hành động đã xảy ra trong quá khứ và vẫn còn tiếp diễn đến hiện tại. Một số dấu hiệu nhận biết thì hiện tại hoàn thành như: just, recently, lately( gần đây, vừa mới),yet(chưa),  already (rồi), before (trước đây), ever (đã từng), never (chưa từng, không bao giờ), for + quãng thời gian (trong khoảng), since + mốc thời gian (từ khi), so far,until now, up to now, up to the present (cho đến bây giờ).

Thì hiện tại hoàn thành được sử dụng trong phần thi Speaking, đặc biệt là ở part 2, khi muốn mô tả sự thật về thành tựu của một ai đó. Ví dụ “I have done my study program so far” (tôi đã hoàn thành chương trình học của mình). Thêm vào đó, cấu trúc ngữ pháp này cũng được sử dụng để nói về một vấn đề chưa được giải quyết triệt để, có thể dùng trong Writing part 2 hoặc Speaking part 2.

1.4 Thì quá khứ đơn (past simple)

1.4.1 Cấu trúc

Câu khẳng định: S+was/were +N/Adj

S+V(ed)/ V(bất quy tắc)

Câu phủ định: S+didn’t +V(nguyên thể)

Câu nghi vấn dạng Yes/ No: Did+S+V(nguyên thể)

Câu có từ để hỏi: Wh+ did+S+V(nguyên thể)

Ngữ pháp IELTS

1.4.2 Dấu hiệu nhận biết và cách dùng thì quá khứ đơn

Thì quá khứ đơn để diễn tả một hành động đã xảy ra trong quá khứ. Một số từ thường xuất hiện để người học nhận biết như Ago (trước đó), in the past (trong quá khứ), last (lần cuối)

Trong bài thi IELTS, thí sinh thường sử dụng cấu trúc ngữ pháp này khi muốn đề cập tới một sự việc xảy ra trong quá khứ hoặc mô tả trải nghiệm đã có của bản thân. 

Ví dụ:

 “I used to work as a waitress in a famous restaurant (tôi đã từng làm việc như một nhân viên phục vụ ở một nhà hàng nổi tiếng). 

Quá khứ đơn cũng được sử dụng khi mô tả những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ ở Writing task 1 hoặc Writing task 2. Thì quá khứ đơn không được sử dụng để mô tả biểu đồ hay mô tả quá trình ở trong bài writing task 1.

1.5 Thì quá khứ tiếp diễn 

1.5.1 Công thức

Câu khẳng định: S + was/were + V-ing

Câu phủ định:S + was/were not + V-ing

Câu nghi vấn: câu hỏi dạng yes/no: Was/ Were + S + V-ing?

Câu hỏi có từ để hỏi: Wh+ was/were + S + V-ing?

Ngữ pháp IELTS

1.5.2 Dấu hiệu nhận biết và cách sử dụng 

Thì quá khứ tiếp diễn dùng để diễn tả hành động đang được xảy ra ở một thời điểm xác định trong quá khứ, hoặc một hành động đang xảy ra thì có một hành động khác xen vào. Một số dấu hiệu nhận biết thường xuất hiện ở thì này như While (trong khi), when (khi), as(như nào), at ..hour/minute/second (ở thời điểm nào), last night (tối qua).

Trong bài thi IELTS phần thi nói và viết, thì quá khứ tiếp diễn dùng để diễn tả hành động nào đó đang diễn ra thì bị chen ngang bởi hành động khác, thường được kết hợp với thì quá khứ đơn.

 Ví dụ:

- “I were watching films when the phone rang” (Tôi đang xem phim thì điện thoại rung), while my mother was cooking dinner, my father came home (Trong khi mẹ tôi đang nấu bữa tối, bố tôi trở về nhà)

1.6 Thì quá khứ hoàn thành

1.6.1 Cấu trúc

Câu khẳng định:S + had + V3

Câu phủ định: S + had not (hadn’t) + V3

Câu nghi vấn dạng câu hỏi yes/no: Had + S + V3?

Câu hỏi dạng có từ để hỏi: Wh+had + S + V3?

Ngữ pháp IELTS

1.6.2 Dấu hiệu nhận biết và cách sử dụng

Thì quá khứ hoàn thành được sử dụng để diễn tả hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. Thường có một số từ hay xuất hiện để người học có thể nhận biết như Until then (Cho đến khi), before (trước), after (sau), prior to that time(thời điểm trước đó), by the time (vào lúc), for (vào thời điểm nào), as soon as (ngay khi), when (khi), when by (khi nào), by the end of + time in the past (vào thời điểm cuối cùng ở quá khứ).

Trong bài thi IELTS đặc biệt là Speaking IELTS và Writing IELTS, thì quá khứ hoàn thành được sử dụng để mô tả một hành động của một người nào đó đã diễn ra trước một thời điểm ở trong quá khứ. 

Ví dụ: The table shows that the domestic market had experienced a downward trend before GDP increased significantly in 2019. (bảng trên đã chỉ ra rằng thị trường nội địa đã trải qua một thời gian khó khăn trước khi GDP tăng nhanh năm 2019.)

1.7 Thì tương lai đơn (Simple Future) và tương lai gần (Near Future)

1.7.1 Thì tương lai đơn

Cấu trúc:

Câu khẳng định: S + will + V(nguyên thể)

Câu phủ định:S + will not + V(nguyên thể)

Câu nghi vấn:Will + S + verb(nguyên thể)?

Wh + will + S + verb(nguyên thể)?

Thì tương lai gần được dùng để nói về những dự định của người nói trong tương lai. Trong câu thường xuất hiện những từ dễ nhận biết như  tomorrow (sáng mai), in the future (trong tương lai).

Trong bài thi IELTS, thí sinh dùng thì tương lai đơn để nói về những dự định trong tương lai của bản thân hoặc miêu tả những dự đoán từ số liệu, biểu đồ đã cho sẵn trong bài thi viết.

 Ví dụ: 

-Well, I will learn Chinese or Japanese so that I can apply for foreign company. (Tôi sẽ học tiếng Trung hoặc tiếng Nhật để có thể ứng tuyển vào những công ty nước ngoài), It can be seen that the number of tourists will continue to rise in the future. (Có thể nhìn thấy rằng, số lượng khách du lịch có thể tiếp duy trì sự tăng này trong tương lai.).

Ngữ pháp IELTS

1.7.2 Thì tương lai gần 

Cấu trúc:

Câu khẳng định:S + am/is/are going to + V(nguyên thể)

Câu phủ định: S + am/is/are not going to + V(nguyên thể)

Câu nghi vấn: Am/Is/Are + S + going to + V(nguyên thể)?

Câu nghi vấn có từ để hỏi: Wh + is/ are + S + going to + V(nguyên thể)?

Thì tương lai gần được sử dụng khi người nói muốn nói về việc có -khả năng cao xảy ra ở tương lai gần và có bằng chứng xác thực là sự việc có thể xảy ra đó. 

Ví dụ: 

-It is going to rain, I can hear the sound of thunder. (Trời có vẻ sắp mưa, tôi có thể nghe thấy âm thanh của tiếng sấm). Thì tương lai gần cũng thường xuyên được sử dụng trong bài thi nói và viết IELTS. Ví dụ “I am going visit Hue next year” (Tôi sẽ đi thăm Huế vào năm sau).

2.Một số cấu trúc ngữ pháp IELTS thường gặp

2.1 Mệnh đề quan hệ 

Mệnh đề quan hệ cũng là một cấu trúc thường gặp trong tiếng Anh. Người học cần nắm chắc cách sử dụng của cấu trúc này để có thể vận dụng tốt vào bài thi viết. Mệnh đề quan hệ thường đứng sau một danh từ để bắt đầu một mệnh đề bổ nghĩa cho danh từ đó.

2.1.1 Các đại từ quan hệ

-Who: đứng ở trong câu với vai trò làm chủ ngữ hoặc tân ngữ, thay thế cho danh từ chỉ người.

-Whom: có vai trò làm tân ngữ, thay thế cho danh từ chỉ người.

-Which: thay thế cho danh từ chỉ vật, có vai trò làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu 

-That: thay cho cả danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật, có vai trò làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu.

Đại từ “that” không được sử dụng trong mệnh đề quan hệ không xác định hoặc sau giới từ

-Whose: đứng sau từ chỉ sự sở hữu của cả người hoặc vật trong câu.

2.1.2 Một số trạng từ quan hệ

-When: Thay cho danh từ chỉ thời gian, When =on/in/at +which

….N (time) + WHEN + S + V

-Where: Thay thế cho danh từ chỉ nơi chốn, Where= at/ in/ from/ on which

-Why: được dùng để chỉ lí do, Why= for which

2.1.3 Phân loại mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ được chia làm hai dạng, mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định. Mệnh đề quan hệ xác định là những mệnh đề bổ sung thêm ý nghĩa cho câu, và nếu bỏ mệnh đề này đi, câu sẽ không rõ nghĩa. Mệnh đề quan hệ không xác định là mệnh để bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước nó và có thể bỏ đi mà câu vẫn đủ ý.

Ví dụ:

-Mệnh đề quan hệ xác định: The woman who wear a yellow skirt is my English teacher. (Người phụ nữ người mà mặc chiếc váy vàng là cô giáo tiếng Anh của tôi)

-Mệnh đề quan hệ không xác định: To Hoai, who is a Vietnamese famous writers, writes “De Men phieu luu ki” (Tô Hoài, người mà là nhà viết truyện nổi tiếng ở Việt Nam, viết cuốn “Dế Mèn phiêu lưu kí”

Ngữ pháp IELTS

2.1.4 Mệnh đề quan hệ rút gọn

Đối với mệnh đề quan hệ mà động từ ở dạng chủ động thì chúng ta thêm đuôi “ing” vào sau động từ và bỏ đại từ quan hệ.

Ví dụ: The girl who seats near the window is my friend. (Cô gái người mà ngồi cạnh cửa sổ là bạn của tôi)

Sẽ được rút gọn thành: The girl sitting near the window is my friend. (Cô gái ngồi cạnh cửa sổ là bạn của tôi)

Đối với mệnh đề quan hệ mà động từ ở dạng bị động thì chúng ta sẽ bỏ đại từ quan hệ và tobe, giữ lại động từ ở dạng phân từ .

Ví dụ: The room that is painted is our classroom. (Căn phòng mà được sơn là phòng học của chúng tôi)

Sẽ được rút gọn thành: The room painted is our classroom. (Căn phòng được sơn là phòng học của chúng tôi)

Đối với những mệnh đề quan hệ có xuất hiện “the first,the second, the last, the only” hoặc hình thức so sánh bậc nhất, thì ta rút ngắn mệnh đề quan hệ thành cụm động từ nguyên mẫu.

Ví dụ: The first athlete who finishes the race will be the champion. (Vận động viên cán đích đầu tiên sẽ là nhà vô địch)

Được rút gọn thành: The first athlete to finish the race will be the champion. (Vận động viên cán đích đầu tiên sẽ là nhà vô địch)

2.2 Câu bị động (passive voice)

Câu bị động cũng là một trong những dạng cấu trúc ngữ pháp thường gặp và sử dụng nhiều trong bài thi IELTS. Hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc cũng như cách sử dụng câu bị động trong từng thì cơ bản trong tiếng Anh nhé.

Công thức câu bị động chung sẽ là : S+tobe+ V3

Câu bị động trong các thì:

Hiện tại đơn:S + be + V3 (+ by Sb/ O)

Hiện tại tiếp diễn:S + am/ is/ are +  being + V3 (+ by Sb/ O)

Hiện tại hoàn thành:S + have/ has + been + V3 (+ by Sb/ O)

Quá khứ đơn:S + was/ were + V3 (+ by Sb/ O)

Quá khứ tiếp diễn:S + was/ were +  being + V3 (+ by Sb/ O)

Quá khứ hoàn thành:S + had + been + V3 (+ by Sb/ O)

Tương lai đơn:S + will be + V3 (+ by Sb/ O)

Tương lai tiếp diễn:S + will be +  being + V3 (+ by Sb/ O)

Tương lai hoàn thành:S + will have + been + V3 (+ by Sb/ O)

Câu bị động với động từ khuyết thiếu: S+modal verb+be+V3 (by O)

Lưu ý: Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

-Nếu chủ ngữ trong câu là những danh từ chung như “they, people, everyone, someone, anyone” thì không cầm đưa vào câu bị động.

Ví dụ: Someone took my book on the table.(Ai đó đã cầm cuốn sách ở trên bàn của tôi)

=>My book on the table was taken (cuốn sách ở trên bàn của tôi đã bị cầm đi)

-Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động, chúng ta dùng “by”

Ví dụ: She washes the car. (cô ấy rửa chiếc xe)

=>The car is washed by her (Chiếc xe được rửa bởi cô ấy)

-Nếu là người hoặc vật gián tiếp gây ra hành động thì ta dùng “with”

Ví dụ: He cleans the house with a swob (Anh ấy dọn nhà bằng một cây chổi quét nhà)

=>The house is cleaned with a swob (ngôi nhà được là sạch bằng một cây chổi)

Ngữ pháp IELTS

2.3 Câu điều kiện 

Câu điều kiện dùng để miêu tả những hành động có thể xảy ra, một giả thiết. Đây cũng là một dạng cấu trúc rất phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thi IELTS. Câu điều kiện bao gồm hai vế, có cấu trúc chung như sau:

If + mệnh đề, mệnh đề chính

Ví dụ: If it rain, we won’t go out (Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ không ra ngoài)

Câu điều kiện có 4 dạng câu chính là câu điều kiện loại 0, 1,2,3. Hãy bỏ túi ngay những công thức về câu điều kiện dưới đây nhé.

2.3.1 Câu điều kiện loại 0

Công thức: If +S+V(s,es), S+V(s,es)

Cách dùng: dùng để diễn tả sự thật hiển nhiên, muốn nhắn nhủ ai đó, hoặc dùng để nhấn mạnh, thói quen hằng ngày.

Ví dụ: If you meet him, you tell him contact me soon (nếu bạn gặp anh ấy, hãy nhắn anh ấy liên lạc với tôi ngay)

2.3.2 Câu điều kiện loại 1

Công thức: If +S+V(s,es), S+will/can/shall +V(nguyên thể)

Cách dùng:dùng để đặt ra một điều kiện có thể xảy ra ở tương lai

Ví dụ: If the weather is bad, we won’t go camping as planned. (nếu thời tiết xấu, chúng tôi sẽ không đi cắm trại như kế hoạch)

Câu điều kiện dạng đảo: Should + S + V(nguyên thể), S + Will +V(nguyên thể)

Ví dụ: Should the weather is bad,we won’t go camping as planned. (nếu thời tiết xấu, chúng tôi sẽ không đi cắm trại như kế hoạch)

2.3.3 Câu điều kiện loại 2

Công thức: If+S+V2, S+would/could/should +V

Cách dùng: dùng để giả định một việc trái với thực tế ở hiện tại

Ví dụ: If I had lots of money, I would buy a new car. (Nếu tôi có thật nhiều tiền, tôi sẽ mua một chiếc ô tô mới)

Câu điều kiện dạng đảo:Were + S + to + V(nguyên thể), S + Would + V(nguyên thể)

Ví dụ: Were I you, I would go by bus (nếu tôi là bạn, tôi sẽ đi bằng xe buýt)

2.3.4 Câu điều kiện loại 3

Công thức: If+S+had+V3, S+would/could+have+V3

Cách dùng:dùng để diễn tả một sự việc không có thật trong quá khứ và kết quả là giả định

Ví dụ: If I had studied hard, I would have passed the exam (nếu tôi học hành chăm chỉ, tôi đã vượt qua kì thi này)

Câu điều kiện dạng đảo: Had + S + V3/Ved, S + Would have + V3/Ved

Ví dụ: Had I studied hard, I would have passed the exam (nếu tôi học hành chăm chỉ, tôi đã vượt qua kì thi này)

2.4 Câu so sánh

Câu so sánh rất hay được sử dụng trong bài thi IELTS, đặc biệt là kỹ năng viết. Hãy nắm chắc một số cấu trúc câu so sánh sau đây nhé.

2.4.1 So sánh ngang bằng

Nếu từ được so sánh là tính từ, trạng từ:

Công thức: S+V+as +(adj/adv)+as+N

Ví dụ: He acts as good as a professional actors. (Anh ấy diễn xuất như một diễn viên chuyên nghiệp)

Nếu từ được so sánh là danh từ:

Công thức: S+V+the same+N+as+N

Ví dụ: She has the same eyes as her mother (Cô ấy có đôi mắt giống mẹ)

Ngữ pháp IELTS

2.4.2 So sánh hơn

**So sánh hơn đối với tính từ, trạng từ ngắn

Tính từ ngắn là những từ có một âm tiết hoặc những từ có kết thúc bằng -y, -le,-ow, -er, -et, ví dụ như bad, good, short, sweet, clever.

Công thức: S+V+Adj/Adv +”er” +than+N

Ví dụ: Jame is higher than his brother. (Jame cao hơn anh trai của anh ấy)

**So sánh hơn đối với tính từ, trạng từ dài

Tính từ trạng từ dài là những từ có hai âm tiết trở lên, ví dụ như beautiful, professional, frequently.

Công thức: S+V+more+Adj/Adv+than+N

Ví dụ: Tom speaks English more fluently than his friends. (Tom nói tiếng Anh trôi chảy hơn bạn của anh ấy)

2.4.3 So sánh hơn nhất

**So sánh hơn nhất với tính từ, trạng từ ngắn

Công thức: S+V+the+Adj/Adv + “est” 

Ví dụ: He is the tallest person in my classroom (anh ấy là người cao nhất trong lớp tôi)

**So sánh hơn nhất với tính từ, trạng từ dài

Công thức:S+V+the most+Adj/Adv

Ví dụ: She is the most quickly person to finish  the test (Cô ấy là người nhanh nhất trong việc làm bài kiểm tra)

2.4.4 Một số tính từ, trạng từ đặc biệt trong câu so sánh

Có một số tính từ, trạng từ khi được dùng trong các câu so sánh hoặc so sánh hơn nhất sẽ là trường hợp ngoại lệ, không được chuyển đổi như những cách thông thường.

 

Tính từ

So sánh hơn

So sánh hơn nhất

good/well

better

best

bad/badly

worse

worst

little

less

least

many/much

more

most

far

further/ farther

furthest/farthest

 

2.5 Liên từ trong tiếng Anh

Liên từ là những từ dùng để nối các từ hoặc các mệnh đề trong câu để diễn đạt câu một cách trôi chảy và mạch lạc. Dưới đây là liên từ và cách sử dụng của nó trong tiếng Anh mà người học nên nắm chắc để có thể áp dụng linh hoạt trong kì thi IELTS

- for (vì, cho)

- and (và)

- nor (không)

- but (nhưng)

- or (hoặc)

- yet (nhưng)

-either...or (cái này hoặc cái kia, dùng để chỉ sự lựa chọn)

- neither...nor (không cái này cũng không cái kia, dùng để bác bỏ cả hai ý kiến)

- not only...but also (không những…mà còn)

- both...and (cả cái này và cái kia)

-as long as (miễn là)

- as soon as (ngay khi)

- in order to  (để)

- so (bởi vậy)

- if (nếu)

- even if (kể cả nếu)

- unless (trừ khi)

- until (cho đến khi)

- when (khi)

- where (ở đâu)

- whether (có khi)

- while (trong khi)

- Because ( Bởi vì)

3.Một số phương pháp học ngữ pháp IELTS hiệu quả

Chắc hẳn với lượng cấu trúc ngữ pháp nhiều như trên thì bạn sẽ băn khoăn liệu có phương pháp nào để ghi nhớ chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả không. Vậy hãy cùng điểm qua một số phương pháp học ngữ pháp IELTS hiệu quả dưới đây nhé.

Ngữ pháp IELTS

Chia nhỏ các cấu trúc ngữ pháp: Bạn nên chia các cấu trúc ngữ pháp theo chủ đề và từng dạng khác nhau để học theo từng mục nhỏ. Mỗi ngày bạn sẽ học một dạng cấu trúc và mỗi ngày sẽ tích lũy cho mình một khối kiến thức ngữ pháp to lớn.

Luyện viết nhiều hơn: Để nắm chắc và sử dụng cấu trúc ngữ pháp một cách thành thạo, bạn nên luyện viết hàng ngày. Bạn có thể bắt đầu bằng cách viết những câu đơn giản, sau đó tăng dần độ khó của câu. Hãy gạch đầu dòng những ý cần viết cho một chủ đề, đây cũng là một cách để rèn luyện kĩ năng writing trong bài thi IELTS.

Chọn tài liệu đúng trình độ: Bạn nên xác định được trình độ hiện tại của mình để chọn tài liệu học sao cho phù hợp. Nếu bạn là người mất gốc tiếng Anh và mới chỉ bắt đầu học thì nên chọn những cuốn tài liệu tiếng Anh cơ bản. Trong khi nếu bạn đã nắm được những kiến thức nền tảng thì nên dành thời gian để tập trung vào những cấu trúc ngữ pháp nâng cao. 

Việc chọn đúng giáo trình học sẽ tiết kiệm thời gian của người học và mang lại hiệu quả cao hơn. Một số bộ sách ngữ pháp mà bạn có thể tham khảo như “Eng Breaking”, “English Vocabulary in Use”, “Cambridge IELTS”. Đây đều là cuốn sách quen thuộc và được yêu thích bởi những bạn đã trải qua quá trình luyện thi IELTS. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm tin tưởng để chọn lựa những cuốn sách này.

Có thể chọn nhiều dạng tài liệu khác nhau: Để tránh nhàm chán và nản chí trong quá trình học, bạn nên kết hợp học từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn có thể học thông qua sách ngữ pháp, qua video hình ảnh, qua việc nghe những bài hát tiếng Anh. Phương pháp này sẽ giúp bạn tận dụng được ưu điểm của từng nguồn học để nhanh chóng cải thiện trình độ.

Bài viết trên đây giúp bạn tổng hợp ngữ pháp IELTS về các thì cơ bản và những cấu trúc câu thường xuất hiện trong bài thi. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn học ngữ pháp IELTS tốt hơn và đạt được điểm cao hơn khi tham gia kì thi chính thức.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.