Từ thời xa xưa con người đã săn lùng đá quý để làm đồ trang sức. Trong số đó, ngọc lưu ly được coi là loại đá quý có giá trị nhất và có màu sắc bắt mắt nhất. Ngọc này có màu xanh thiên thanh, được vua chúa, các thành viên trong hoàng tộc sử dụng để làm đồ trang sức. Vậy ngọc lưu ly là gì? Ngọc lưu ly được phát hiện từ khi nào? Ngọc lưu ly có ý nghĩa và công dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Ngọc lưu ly là một loại đá biến chất, chủ yếu được tạo thành từ Sodalite, Pyrit và Lazurite với Canxit. Trong tự nhiên, người ta thường tìm thấy ngọc lưu ly có màu xanh thiên thanh hoặc màu tím, trên bề mặt còn có nhiều đốm vàng nhỏ li ti có cảm giác như chứa đựng trong đó cả một bầu trời sao. Chính vì vậy mà nó được gọi là ngọc lưu ly.
Ngọc lưu ly được phát hiện từ hơn 6500 trước và đến nay nó là một trong những loại đá quý đục được con người phát hiện ra sớm nhất. Hiện nay, ngọc lưu ly được cung cấp chủ yếu từ các mỏ ngọc ở Hoa kỳ, Chile, Nga, Ý, Argentina và Afghanistan. Trong đó, nguồn cung chủ yếu đến từ các mỏ nằm sâu trong vùng núi thuộc Afghanistan.
Ngọc lưu ly là tên gọi của người Việt dành cho loại đá quý này, người phương Tây gọi ngọc lưu ly với cái tên Lapis Lazuli. Song song với việc tìm hiểu ngọc lưu ly là gì, chúng ta sẽ cùng lý giải cái tên Lapis Lazuli của loại đá này nhé!
“Lapis” trong tiếng Latin được sử dụng để chỉ các loại đá. Lazuli là các đọc biến âm có nguồn gốc từ “Lazhward” trong tiếng Ba Tư có nghĩa là màu xanh thiên thanh.
Hiện nay, nguồn cung ngọc lưu ly được đánh giá cao nhất nằm tại các mỏ Sar-i-Sang ở Shortugai thuộc Afghanistan và Bhirrana thuộc Ấn Độ. Vào những năm 7570 TCN, tại Bhirrana tồn tại nền văn minh thung lũng Indus và người thời đó đã bắt đầu sử dụng đá Lapis Lazuli như một loại trang sức.
Người ta cũng tin rằng ngọc lưu ly chính là hiện thân của loại đá sapphire được nhắc đến trong Kinh Cựu Ước. Chính vì vậy mà ngọc lưu lý còn mang trong mình cả ý nghĩa tâm linh.
Ngọc lưu ly ngay từ khi được phát hiện trong thời cổ đại đã được đánh giá cao và sử dụng để làm trang sức hoặc những vật phẩm tâm linh. Người Ai Cập sử dụng ngọc lưu ly để làm đồ trang sức, người Babylon cổ đại cũng rất yêu thích ngọc lưu ly. Loại đá này cũng được sử dụng cho thủ lĩnh, vua chúa và các thành viên trong hoàng gia tại Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã như là trang sức quý báu nhất.
Người Ai Cập sử dụng ngọc lưu ly như là cống phẩm cao cấp để dâng lên thủ lĩnh hoặc Pharaon. Ngọc lưu ly được người Ai Cập cổ gọi là viên đá đại diện cho trí tuệ. Ngọc lưu ly cũng xuất hiện trong Kinh Cựu Ước với tên gọi là đá Sapphire. Các High Priest (Tư tế) ngày xưa cũng sử dụng ngọc lưu ly như là một trong năm viên đá quý đính lên bộ đồ tế lễ.
Đặc biệt, nữ hoàng Cleopatra rất yêu thích trang sức ngọc lưu ly. Vua Tutankhamen sử dụng ngọc lưu ly để đính lên mặt nạ tử thần cùng với đá Carnelian. Khi vua Tutankhamen chết đi, trên quan tài của ông cũng được khảm nạm nhiều ngọc lưu ly. Bên cạnh đó, người ta cũng tìm thấy rất nhiều vòng đeo tay, nhẫn, dây chuyền và các loại đồ trang sức khác được khảm nạm ngọc lưu ly trong lăng mộ của các vị vua Ai Cập cổ đại. Tương truyền thuốc bổ dành cho vua chúa ngày xưa cũng được cho thêm cả bột ngọc lưu ly mài.
Người Ai Cập cổ đại quan niệm bên trong mỗi viên đá Lapis Lazuli đều ẩn chứa sức mạnh tâm linh. Họ tin rằng các lực lượng thần thánh bên trong loại đá này bằng cách nào đó sẽ làm biến đổi cuộc sống của họ.
Cũng vì thế mà người xưa đã sử dụng bột mài từ đá Lapis Lazuli để làm thuốc nhuộm cho quần áo của linh mục và các thành viên trong hoàng tộc nhằm biểu hiện cho địa vị cao quý của họ.
Người châu Âu xưa cho rằng đá Lapis Lazuli chứa đựng trí tuệ siêu phàm và ánh sáng của thánh thần, có thể giúp họ chống lại ác quỷ và các linh hồn bóng tối độc ác.
Những người theo đạo Hồi thì coi đá Lapis Lazuli như một vật phẩm ẩn chứa sức mạnh ánh sáng giúp bảo vệ họ khỏi sự tấn công của con mắt quỷ dữ.
Phật Giáo phương Đông cũng sử dụng ngọc lưu ly như một vật phẩm mang lại sự yên bình trong nội tâm và giúp chủ sở hữu thoát khỏi sự khống chế của những suy nghĩ tiêu cực.
Người ta tin rằng đá Lapis Lazuli, ngọc lưu ly, ẩn chứa nội tại năng lượng tâm linh mạnh mẽ. Ngọc lưu ly đại diện cho trí tuệ của bậc hiền triết, giúp con người có được trí tuệ minh mẫn để sáng suốt nhìn ra sự thật phía sau màn sương mù. Người ta cũng tin rằng những ai sở hữu năng lượng tâm linh mạnh mẽ có thể lợi dụng ngọc lưu ly để khai mở luân xa con mắt thứ ba giúp nhìn thấu hồng trần.
Đá Lapis Lazuli cũng được nhiều tôn giáo xưng là viên đá trí tuệ, với năng lực thánh thần mạnh mẽ có thể bảo vệ chủ sở hữu khỏi sự quấy nhiễu của những luồng năng lượng tà ác, xua tan đi tà khí và ma quỷ. Trong đạo Phật, người ta cho rằng chuỗi hạt bằng ngọc lưu ly có thể giups người tu đạo giác ngộ chân lý Phật pháp, tìm được bản ngã của chính mình.
Trong phong thủy, ngọc lưu ly được coi như là một loại đá giúp thu hút tài lộc, may mắn và mang lại sức khỏe cho người sở hữu. Chủ nhà có thể đặt một quả cầu ngọc lưu ly trong nhà, sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà trước những nguồn năng lượng tiêu cực bên ngoài.
Người ta thường xâu chuỗi ngọc lưu ly để làm thành vòng tay. Vòng tay ngọc lưu ly giúp người sở hữu thành công trên con đường công danh sự nghiệp, gia đình hòa thuận, con cái học hành tiến bộ. Xét theo màu sắc, ngọc lưu ly có màu xanh thiên thanh, vì vậy đặc biệt hợp với người mệnh Thủy và cả mệnh Mộc bởi theo thuyết ngũ hành thì Thủy sinh Mộc.
Ngọc lưu ly có tác dụng làm dịu đi những chỗ bị viêm sưng, đồng thời cũng có tác dụng tích cực với hệ thần kinh và hệ hô hấp ở người. Người ta nói rằng ngọc lưu ly rất tốt cho những người bị viêm họng hay có vấn đề với việc phát âm bởi nó có thể giúp làm sạch tuyến giáp và cổ họng. Hơn thế nữa, ngọc lưu ly còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch ở người, làm giảm chứng mất ngủ và trầm cảm.
Như vậy là qua những thông tin trong bài viết bạn đã biết được ngọc lưu ly là gì và ý nghĩa của loại đá này xét về mặt tâm linh và phong thủy. Khi bảo quản ngọc lưu ly cần tránh để tiếp xúc với nước và nhiệt độ cao hay các loại dầu gội, sữa tắm, nước hoa… Nếu đeo vòng tay ngọc lưu ly thì nên đeo ở tay trái, theo nguyên tắc “trái vào phải ra”.
Đồng điếu là gì? Ý nghĩa phong thủy của đồng điếu là gì? Có những loại trang sức đồng điếu nào? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023