Ngày Trái Đất 22/4 tính đến nay đã được hơn 50 tuổi. Sự ra đời, tồn tại và được kỷ niệm hàng năm của ngày này mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Vậy bạn biết ngày trái đất là ngày gì? Mục đích chính của ngày này như thế nào? Đọc bài viết sau đây để khám phá những thông tin chi tiết, hữu ích về ngày Trái Đất này nhé.
Ngày Trái Đất chính là ngày hội vận động tất cả mọi người trên phạm vi toàn cầu cùng nhau nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường. Liên Hợp quốc phát động, chính thức tổ chức ngày Trái Đất vào 22/4 hàng năm.
Tên gọi quốc tế của ngày Trái Đất là Earth Day, viết tắt là ED, được đề xuất tổ chức lần đầu vào năm 1970 tại Mỹ. Sự tổ chức và hoạt động của ngày này nhằm ngăn chặn sự xảy đến của thảm họa vì các hành động tàn phá môi trường hay do biến đổi khí hậu gây nên.
Ngày Trái Đất được ra đời bởi sự đề xuất của ông John McConnell, ý tưởng được nêu ra ngày 21/03/1970. Người đứng đầu thành phố San Francisco và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant cùng đi đến thống nhất sẽ lấy ngày 21/03 hàng năm để phát động, thực hiện phong trào ngày trái đất toàn cầu.
Tuy nhiên, rất nhiều người theo Đạo Thiên Chúa lại tin rằng phải sau ngày Chúa Phục sinh thì mới đúng để trở thành ngày Trái Đất. Với niềm tin vững vàng đó, họ đã đồng loạt yêu cầu cân phải lấy ngày 22/4 làm ngày Trái Đất thay vì ngày 21/3. Đồng ý với yêu cầu đó có 20 triệu người ở trên phạm vi toàn cầu để quyết định ngày 22/4/1970 trở thành ngày đầu tiên tổ chức ngày hội Trái Đất.
Đến năm 2009, Ngày Trái Đất 22/4 đã chính thức nhận được sự công nhận bởi Liên Hợp Quốc. Từ dấu mốc này, ngày 22/4 cũng là sự kiện thường niên được nhìn nhận giá trị và được nhân rộng sự tổ chức trong phạm vi cả thế giới. Mục đích lớn nhất nằm ở việc kêu gọi toàn dân quốc tế cùng tham gia tích cực để hưởng ứng ngày vì Trái Đất, cùng nhau bảo vệ hành tinh của chúng ta.
Hiện nay, ngày Trái Đất đã được lan tỏa ở 175 quốc gia. Người ta gọi ngày ngày với cái tên vô cùng kính trọng - ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất.
Đến ngày Trái Đất, toàn nhân loại sẽ tạm thời gác lại tất cả mọi công việc, nhiệm vụ thường ngày, thậm chí bỏ lại đó cả những muộn phiền lắng lo để suy nghĩ về những điều tốt đẹp nhất dành cho tự nhiên - nơi chúng ta sinh sống, đồng thời thực hiện những hành động có ích giúp môi trường tự nhiên được “cứu” kịp thời khỏi những nguy cơ tai họa cũng là cứu loài người thoát khỏi tai ương.
Ngày Trái Đất nhận được rất nhiều sự hưởng ứng, góp sức từ tổ chức, cơ quan đoàn thể. Tất cả cùng nhau tiến hành mọi hoạt động để bảo vệ môi trường. Các hoạt động thiết thực nhất có thể kể tới như tuyên truyền vai trò quan trọng của môi trường sống và nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống để kêu gọi sự chung sức đồng lòng cùng bảo vệ môi trường; thu gom rác thải, tổ chức trồng cây xanh, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, … Tất cả đều được thực hiện một cách rầm rộ ở nhiều quốc gia trên quy mô lớn. Thậm chí, ở rất nhiều đất nước còn coi đây là sự kiện vĩ mô có tính toàn cầu thay vì chỉ nhìn nhận nó trong phạm vi quốc gia. Thế nên họ trân trọng ngày này, không chỉ tổ chức trong một ngày 22/4 duy nhất mà sẽ làm trọn vẹn cả một tuần.
Dù có bao nhiêu lý thuyết được phân tích đưa ra thì cuối cùng ngày Trái Đất vẫn cần có những hoạt động thiết thực được tổ chức thực hiện. Vậy vào ngày 22.4 hàng năm, con người nên làm những công việc gì để đem trả lại cho mẹ Trái Đất “sức khỏe” và sự trong xanh. Với những hoạt động dưới đây, chúng ta nên cố gắng làm được càng nhiều càng tốt để bảo vệ chính môi trường tự nhiên nơi có chúng ta sinh sống.
Điểm danh những hành động thiết thực nhất vì ngày Trái Đất
Ngày Trái Đất, tức ngày dành cho công dân toàn cầu, có thể trong suy nghĩ của mỗi người đang hướng tới sự lớn lao và không tin được rằng với một người nhỏ bé như mình thì có thể làm được gì cho cả Trái Đất. Thực ra, không có bất kỳ nhiệm vụ nào lớn lao được đòi hỏi bởi ngày này cả, chỉ đơn giản mỗi người cùng tỉ mỉ thực hiện những hoạt động nhỏ bé nhất nhưng có giá trị tốt với môi trường thì tự khắc đã mang đến giá trị lớn lao.
Theo đó, bạn có thể tích cực tham gia hoặc phát động thường xuyên phong trào dọn dẹp đường làng, thôn xóm từ mọi ngóc ngách cho đến toàn khu phố, nơi công cộng, vệ sinh kênh mương, ao hồ, … Trồng thật nhiều cây xanh cùng các loài rau hữu cơ kết hợp với việc lựa chọn ăn các thực phẩm đúng mùa phát triển Nếu có thể tốt hơn hết là tự cung tự cấp cây trồng, vật nuôi để phục vụ bữa ăn hàng ngày, tránh tình trạng các hộ kinh doanh vì lợi nhuận là tích cực rải phân hóa học cho cây trồng, sử dụng chất kích thích để thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh đột biến của cây trồng, vật nuôi.
Mọi thứ càng được thực hiện tự nhiên sẽ càng có lợi cho Trái Đất xanh. Vì vậy, bên cạnh công cuộc nuôi trồng tự nhiên thì con người còn được khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời. Đối với xã hội công nghiệp việc dùng các thiết bị điện công nghiệp là điều tất yếu, không thể tránh khỏi nhưng nên lựa chọn sử dụng những thiết bị tiết kiệm điện năng, tắt hết các thiết bị nếu không cần sử dụng tới.
Khói bụi là nguyên nhân gây ô nhiễm nặng cho bầu không khí, có thể làm thủng tầng ozon dẫn đến biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường, bão lụt, hạn hán không kiểm soát. Tất cả những hậu quả này đem đến báo động nguy hại cho đời sống và cả sức khỏe con người. Vậy nên chúng ta cũng phải có giải pháp để phòng tránh. Mỗi người nên hạn chế sử dụng túi nilon, có thể thay bằng túi giấy. Việc này hiện nay cũng đã được các siêu thị, đại siêu thị kêu gọi tích cực bằng cách thúc đẩy người dân mua túi giấy để đựng hàng.
Tiếp theo, các phương tiện gây ra khói bụi như ô tô, xe máy cá nhân cần được hạn chế. Bạn có thể tăng cường sử dụng phương tiện là xe đạp, xe điện hoặc phương tiện công cộng. Nhiều người cùng giảm tải tần suất sử dụng xe điện thì chắc chắn sẽ tạo nên một hiệu ứng về việc sụt giảm đáng kể lượng khói bụi ra môi trường.
Có thể tăng cường ăn rau xanh hữu cơ và giảm lượng thịt vì sẽ giúp giảm đi khí nhà kính do ngành chăn nuôi xả thải.
Tiết kiệm giấy cũng là hành động thiết thực giúp giảm khí nhà kính, bảo vệ rừng cây, ngăn chặn nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi và trái phép. Một vài hành động thiết thực ai cũng có thể triển khai để tiết kiệm giấy đó chính là sử dụng hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy, sử dụng tài liệu điện tử số hóa thay vì tài liệu in trên giấy. Ngay cả việc hội họp trực tuyến cũng được khuyến khích để giảm thiểu hàng loạt các hiệu ứng như đi lại bằng xe gây ra khí thải xăng dầu, sử dụng nước uống đóng chai làm tăng rác thải chai nhựa, sử dụng điện không cần thiết, …
Và có một hành động còn thiết thực hơn nữa, vừa có thể giúp con người tiết kiệm tiền bạc lại vừa chung tay bảo vệ Trái Đất của chúng ta được khỏe mạnh. Đó là gì? Đơn giản chỉ là tận dụng sử dụng đồ dùng khi chưa thực sự đáng bỏ đi. Thời buổi kinh tế phát triển, cuộc sống con người cải thiện hơn rất nhiều do đó con người luôn sẵn sàng thay thế đồ dùng ngay cả khi chúng vẫn còn mới và sử dụng tốt. Điều đó cũng gây ra sự lãng phí tài nguyên và gián tiếp ảnh hưởng tới môi trường.
Với rất nhiều hoạt động thiết thực nêu trên, mỗi nhiệm vụ đều vô cùng dễ dàng thực hiện. Nhưng mọi hành động ấy chỉ phát huy tác dụng nếu như mỗi người đều ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất. Hơn nữa cần thực hiện chúng một cách thường xuyên, mọi lúc mọi nơi. Hiểu ngày Trái Đất là ngày gì vì thế càng trở nên quan trọng. Mong rằng, với những nội dung đã chia sẻ, mỗi chúng ta sẽ càng nhận thức sâu sắc hơn về ngày Trái Đất, tốt hơn nữa, biến tất cả mọi ngày còn lại trong năm cũng là ngày trái đất để luôn nâng niu, bảo vệ.
Kinh tuyến là gì? Những kiến thức địa lý về kinh tế vốn đã được học từ bậc trung học liệu bạn còn nhớ. Hãy ôn lại bài vở để ghi nhớ kiến thức địa lý quan trọng này qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023