close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Cập nhật cách viết mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện mới nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nghề tổ chức sự kiện luôn thu hút nhiều bạn trẻ, muốn theo đuổi lĩnh vực này thì ứng viên phải có định hướng rõ ràng mới có cơ hội việc làm lớn được. Bài viết này sẽ trình bày rõ nội dung mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện và cách viết hoàn chỉnh phần nội dung này.

1. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện

Mục tiêu của ứng viên trong nghề tổ chức sự kiện là khác nhau tùy vào định hướng của mỗi người. Đó là những kế hoạch mà ứng viên vạch ra trong công việc tại lĩnh vực tổ chức sự kiện. Mỗi người sẽ lựa chọn những kế hoạch phù hợp với khả năng của bản thân và đặt chúng vào với thời gian cụ thể tương ứng.

Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện
Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV tổ chức sự kiện giúp cho ứng viên nhanh chóng cho nhà tuyển dụng biết được những kế hoạch của bản thân mình khi tham gia vào công việc tổ chức sự kiện. Mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp ứng viên có thêm những động lực để thực hiện được những mong muốn của bản thân mình trong nghề.

Đồng thời, nhà tuyển dụng sẽ có thêm những căn cứ để tiếp tục đánh giá ứng viên một cách toàn diện hơn rất nhiều. Ứng viên ứng tuyển vào công việc nếu không có mục tiêu thì không thể đạt được điều gì, hiệu quả công việc cũng khó có thể tạo ra được. Làm việc với một định hướng mờ mịt thì quả thực sẽ không thể nào có được thành tựu gì nổi bật trong suốt chặng đường sư nghiệp của mình.

Mẫu CV xin việc tổ chức sự kiện độc đáo
Mẫu CV xin việc tổ chức sự kiện độc đáo

Nhà tuyển dụng rất quan tâm tới nội dung mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên khi họ ứng tuyển vào đơn vị tổ chức sự kiện của mình. Chẳng thế mà họ luôn tìm kiếm phần này trong CV để đọc trước, nhiều ứng viên ưu tiên viết mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện trong CV lên gần đầu để phục vụ cho nhu cầu tìm đọc thông tin của nhà tuyển dụng.

2. Kinh nghiệm viết nội dung mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện

Trình bày mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện như thế nào mới có thể nâng cao được tính thuyết phục đối với nhà săn đầu người? Vieclam123.vn sẽ chia sẻ những kinh nghiệm dưới đây cho ban:

Kinh nghiệm viết nội dung mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện
Kinh nghiệm viết nội dung mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện

2.1. Tìm hiểu định hướng đơn vị tổ chức sự kiện

Để hoàn thành phần viết mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện, mỗi cá nhân sẽ phải nghiên cứu, tìm hiểu trước về đơn vị tuyển dụng tổ chức sự kiện đó. Tìm hiểu được đơn vị, tìm hiểu về những yêu cầu của công việc tổ chức sự kiện của đơn vị thì ứng viên sẽ dễ dàng trong việc phác thảo sơ bộ về mục tiêu mà họ đặt ra trong suốt chặng đường phát triển.

Từ đó bạn hãy xem lại những định hướng của mình xem có những điều gì chưa phù hợp với đơn vị tuyển dụng, hãy điều chỉnh sao cho có được sự phù hợp nhất có thể. Sau đó bạn hãy viết chúng một cách ngắn gọn, bao hàm được ý nghĩa để nhà tuyển dụng hiểu một cách đầy đủ hơn về những định hướng của bản thân bạn.

Tìm hiểu định hướng đơn vị tổ chức sự kiện
Tìm hiểu định hướng đơn vị tổ chức sự kiện

2.2. Mục tiêu phải cân đối với khả năng của bản thân

Ngoài ra, bạn hãy xem xét thêm về khả năng của mình, mục tiêu nghề tổ chức sự kiện cần phải cân đối giữa khả năng thực tế của bản thân mình thì mới tạo ra được sự phù hợp, sự chuyên nghiệp. Chẳng hạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm tổ chức sự kiện bao giờ mà bạn đặt ra mục tiêu làm trưởng phòng hay quản lý bộ phận thì sẽ có phần thiếu thực tế, mơ mộng hão huyền.

Bạn cũng cần phải để ý đến khoảng thời gian phù hợp, chẳng hạn để trở thành nhân viên tổ chức sự kiện giỏi thì bạn chỉ cần mất khoảng thời gian ngắn từ 1 năm đổi lại là đã có thể học đầy đủ những kỹ năng và cách thức làm việc.

Nhưng nếu bạn muốn trở thành người quản lý thì bạn phải mất đến hàng năm trời, ít nhất kinh nghiệm từ 5 đến 7 năm làm việc.

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh trong cv xin việc.

2.3. Phân loại mục tiêu phù hợp

Tiếp theo, phân loại các mục tiêu của bản thân một cách phù hợp. Bạn cần biết được mục tiêu nào là mục tiêu ngắn hạn có thể tiến hành thực hiện được trong thời gian ngắn? Những kế hoạch, dự định nào khó hơn cần nhiều thời gian để làm việc và tích lũy kinh nghiệm mà đạt được?

Phân loại mục tiêu phù hợp
Phân loại mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện phù hợp

Một người biết cách phân loại mục tiêu nghề nghiệp cho mình một cách khoa học thì người đó sẽ dễ lấy được cảm tình của nhà tuyển dụng hơn.

Do đó, khi bạn liệt kê những mục tiêu của mình, bạn hãy phân loại thành hai loại mục tiêu cụ thể là mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn của công việc tổ chức sự kiện mà bạn đang ứng tuyển.

Với mục tiêu ngắn hạn thì bạn đưa ra những kế hoạch đơn giản hơn có thể hoàn thành trong vòng thời gian ngắn (từ khoảng thời gian 1 năm đổ lại). Với mục tiêu dài thì bạn cần đưa ra kế hoạch, vị trí chức vụ mà bạn muốn đạt được trong tương lai.

Cập nhật mẫu mục tiêu trong CV xin việc tổ chức sự kiện
Cập nhật mẫu mục tiêu trong CV xin việc tổ chức sự kiện

Bởi vì, để đạt được những mục tiêu lớn lao hơn trong lĩnh vực tổ chức sự kiện thì người ứng viên cần khoảng thời gian khá là dài để có những trải nghiệm, có những cơ hội tích lũy kinh nghiệm, học hỏi thêm nhiều kiến thức.

3. Ví dụ về mục tiêu tổ chức sự kiện trong CV

Trong lĩnh vực tổ chức sự kiện sẽ có nhiều công việc, vị trí khác nhau. Mỗi vị trí, mỗi ứng viên sẽ có những mục tiêu khác nhau. Một vài ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm hướng viết mục tiêu tổ chức sự kiện trong CV:

Ví dụ về mục tiêu tổ chức sự kiện trong CV
Ví dụ về mục tiêu tổ chức sự kiện trong CV

- Mẫu mục tiêu 1:

+ Mục tiêu ngắn hạn: muốn có thể tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng trong ngành tổ chức sự kiện. Hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, không mắc lỗi trong công việc.

+ Mục tiêu dài hạn: trở thành đạo diễn chính cho các sự kiện được diễn ra khi công ty có dự án, phát triển bản thân để đạt được mức lương trên 15 triệu đồng/tháng.

- Mẫu mục tiêu 2:

+  Mục tiêu ngắn hạn: tôi có thể tìm kiếm được môi trường làm việc phù hợp với năng lực của mình và cũng là nơi có thể đào tạo/phát triển khả năng cho tôi. Tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ.

+ Mục tiêu dài hạn: Có thể làm việc ở các tập đoàn với nhiều dự án tổ chức sự kiện lớn cho nghệ sĩ, cho các doanh nghiệp lớn.

Tham khảo mẫu mục tiêu tổ chức sự kiện
Tham khảo mẫu mục tiêu tổ chức sự kiện

Với những mục tiêu cho lĩnh vực tổ chức sự kiện thì các bạn sẽ không bị trường hợp quá phức tạp, rất đơn giản thôi là đã có thể viết được mục tiêu của mình vào CV rồi. Hãy viết câu thật dễ đọc, không vòng quanh, không tối nghĩa. Có như vậy thì các bạn mới có thể dễ dàng trình bày được nội dung CV hoàn chỉnh.

Trên đây là những những bật mí về kinh nghiệm trình bày mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện trong nội dung trên, các bạn sẽ tự tin hơn với mẫu CV xin việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện của mình.

CV cho người chưa có kinh nghiệm

Ngoài ra, vieclam123.vn còn cung cấp thêm những mẹo để giúp những bạn chưa có kinh nghiệm có thể viết mẫu CV xin việc một cách hoàn chỉnh hơn.

CV cho người chưa có kinh nghiệm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CV xin việc Quản lý chất lượng
CV xin việc Quản lý chất lượng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Một bản CV xin việc ấn tượng có vai trò như thế nào trong việc tạo nên thành công của buổi phỏng vấn? Các thông tin cần thiết phải có trong CV xin việc Quản lý chất lượng là gì? Hãy cùng vieclam123.vn khám phá thông tin dưới bài viết này.

liệt kê sở trường trong cv
Hướng dẫn cách liệt kê sở trường trong CV xin việc chuyên nghiệp
Học cách liệt kê sở trường trong đơn xin việc để giúp CV thêm phần hấp dẫn hơn. Mẫu CV xin việc sở trường trình bày như thế nào để dễ trúng tuyển?

mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng bạn đã biết cách viết sao cho chuẩn?
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng có quan trọng? Cách viết mẫu CV nhà hàng bằng tiếng Anh như thế nào mới chuẩn mời bạn theo dõi bài viết này để hiểu rõ.

cv xin việc nên viết tay hay đánh máy
Đi tìm câu trả lời mẫu CV xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Khi chuẩn bị CV để phục vụ ứng tuyển, các ứng viên thường phân vân không biết CV xin việc nên viết tay hay đánh máy? Tìm hiểu chi tiết vấn đề này.