Blog

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing ở các vị trí khác nhau

19/10/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi muốn xin việc ở bất cứ ngành nghề nào, bạn cũng cần trau chuốt cho CV của mình. Bài viết dưới đây của Vieclam123.vn sẽ hướng dẫn bạn viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing ở các vị trí khác nhau trong ngành như Content Marketing, Digital marketing,..

1. Mục tiêu nghề nghiệp Marketing các vị trí

1.1. Mục tiêu nghề nghiệp Marketing vị trí nhân viên Content

Công việc chính của nhân viên Content Marketing là viết bài cho website của công ty, sáng tạo nội dung cho các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp, viết bài Facebook, Instagram để thu hút khách hàng.

Nhân viên Content marketing cần phải là người có khả năng viết lách tốt, biết cách phân tích và tổng hợp thông tin thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Khi viết bài đăng Website, nhân viên content cần phải biết cách chèn từ khóa, chèn hình ảnh, đăng bài lên web, chia sẻ bài viết sao cho bài viết thu hút được người đọc.

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV Content, bạn cần thể hiện được điểm mạnh về kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn trong CV của mình, đồng thời chỉ ra mong muốn được làm việc trong công ty ở vị trí này:

“ Là sinh viên tốt nghiệp ngành Báo chí, có khả năng viết lách tốt, cần mẫn, tỉ mẩn trong công việc, tôi cảm thấy bản thân rất phù hợp với vị trí nhân viên Marketing. Tôi muốn được làm việc ở vị trí này trong công ty để có thể đóng góp nhiều bài viết hay, xếp hạng cao trên top tìm kiếm từ khóa của Google, góp phần quảng bá tên tuổi, hình ảnh của công ty đến đông đảo người đọc.”

1.2. Mục tiêu nghề nghiệp Marketing vị trí Graphic Designer

Vị trí Graphic Designer (nhân viên thiết kế đồ họa) là người chịu trách nhiệm cho việc thiết kế hình ảnh cho các sản phẩm truyền thông của doanh nghiệp. Công việc cụ thể của nhân viên thiết kế đồ họa trong ngành Marketing như thiết kế POSM theo yêu cầu, phối hợp cùng đội ngũ sáng tạo nội dung Marketing để thiết kế nội dung Digital thuộc các chiến dịch quảng cáo truyền thông của doanh nghiệp, Graphic Designer cần phải kịp thời nắm bắt xu thế, cập nhật xu hướng mới nhất để dễ dàng chạm đến trái tim khách hàng.

Muốn ứng tuyển vào vị trí công việc này, bạn có thể tham khảo cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong khi tạo CV như sau: 

“ Tôi tốt nghiệp đại học chuyên ngành thiết kế đồ họa, có kiến thức về truyền thông Marketing, thành thạo các phần mềm thiết kế như Photoshop, Indesign,..Là người chăm chỉ, ham học hỏi và có khả năng chịu trách nhiệm cao trong công việc, tôi tự tin có thể hoàn thành tốt những công việc được giao, có thể giúp những chiến dịch quảng cáo của công ty thành công rực rỡ.”

1.3. Mục tiêu nghề nghiệp Marketing nhân viên PPC

Nhân viên PPC là người chịu trách nhiệm cho việc triển khai các kế hoạch quảng cáo và theo dõi các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Họ sẽ phải kiểm soát chi phí quảng cáo “pay per click”, chi phí cho từng lượt truy cập của khách hàng.

Để làm được công việc của nhân viên PPC, bạn cần phải là người có khả năng tính toán và xử lý số liệu nhanh nhạy, nghiên cứu chiến lược sao cho doanh thu, lợi nhuận thu về phải lớn hơn nhiều lần so với chi phí bỏ ra. 

Bạn có thể tham khảo cách ghi mục tiêu nghề nghiệp ngành marketing vị trí nhân viên PPC như sau:

“ Là một người tốt nghiệp chuyên ngành Marketing của trường Đại học ABC, từng có một năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên Marketing trong công ty DEF, tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên PPC này. Với khả năng tính toán và xử lý số liệu nhanh chóng, tôi tự tin có thể đảm nhận được những trách nhiệm trong công việc, lên kế hoạch chiến lược quảng cáo hiệu quả để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.”

1.4. Mục tiêu nghề nghiệp Marketing vị trí SEO

Nhân viên SEO có trách nhiệm tìm kiếm, phân tích xu hướng của khách hàng, phân tích từ khóa để nhân viên content marketing viết bài theo chủ đề. Khi đưa được những bài viết của doanh nghiệp lên trên top trong công cụ tìm kiếm của Google, tên tuổi của doanh nghiệp sẽ được biết đến nhiều hơn.

Nhân viên SEO marketing phải là người có kiến thức chuyên sâu về SEO, về Content Marketing, biết cách xây dựng backlink, biết cách nắm bắt những xu hướng mới trong lĩnh vực mà doanh nghiệp theo đuổi.

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV SEO, bạn có thể viết như sau:

“ Là người có tấm bằng Đại học xếp loại khá về chuyên ngành Marketing, có 3 năm kinh nghiệm ở vị trí SEO, tôi am hiểu các kiến thức về SEO, biết phân tích từ khóa, biết cách xây dựng backlink, biết các thủ thuật để tăng traffic cho các bài viết của doanh nghiệp. Cùng với khả năng làm việc nhóm tốt với đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ content trong công ty, tôi tự tin có thể hoàn thành tốt các công việc được giao, đóng góp vào sự thành công hơn nữa của quý công ty trong tương lai.”

1.5. Mục tiêu nghề nghiệp Marketing vị trí Marketing Executive

Marketing Executive (nhân viên marketing) là người chịu trách nhiệm trong việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng. Nhân viên Marketing cần phải là người có kỹ năng giao tiếp, xử lí thông tin, có bằng cấp và hiểu biết chuyên môn về các lĩnh vực như quảng cáo, marketing, quan hệ công chúng, truyền thông đa phương tiện, kinh doanh quản lí, tâm lí học,...

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Marketing Executive có thể được viết như sau:

“ Với hơn 1 năm kinh nghiệm làm việc trong bộ phận Marketing, có hiểu biết về các hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, hiểu được tâm lý khách hàng và nắm bắt được xu hướng, cùng với khả năng giao tiếp tốt, khả năng giải quyết vấn đề tốt, tôi hy vọng có thể làm việc ở môi trường chuyên nghiệp để có thể phát huy được năng lực của mình trong việc phát triển thương hiệu của công ty. Trong 3 năm tới có thể trở thành người quản lý giỏi của bộ phận Marketing.”

1.6. Mục tiêu nghề nghiệp Marketing cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới ra trường cần thể hiện sự đam mê, tinh thần ham học hỏi của mình, bởi kinh nghiệm của bạn còn yếu kém. Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm như sau: 

“Em là sinh viên mới tốt nghiệp ngành Marketing của trường Đại học Thương Mại với tấm bằng xuất sắc. Em muốn được làm việc ở vị trí nhân viên Marketing trong công ty để học hỏi và trau dồi thêm kinh nghiệm thực tiễn. Với hiểu biết về lĩnh vực Marketing đã được học ở trường cùng với thời gian thực tập tại vị trí Digital Marketing, em có được những hiểu biết cơ bản về công việc cần thực hiện khi làm việc ở vị trí này. Em tin với sự chăm chỉ, nhạy bén, khả năng sáng tạo, linh hoạt trong công việc cùng sự cố gắng của bản thân, em có thể hoàn thành những công việc được giao và đóng góp thêm vào lợi ích và sự thành công của công ty trong tương lai.”

1.7. Mục tiêu nghề nghiệp Marketing bằng tiếng Anh

Một số vị trí Marketing trong các công ty, doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu ứng viên cần phải viết CV bằng tiếng Anh. Khi đó, bạn cũng cần phải chuẩn bị nội dung phần mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh. Bạn có thể tham khảo một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh cho ngành Marketing như sau:

“I am a new graduate student in Marketing of the University of Commerce with an excellent degree. I want to work as a Marketing staff in the company to learn and gain practical experience. With an understanding of the Marketing field learned at the school along with an internship in the position of Digital Marketing, I have a basic understanding of the work to be done while working in this position. I believe that with diligence, acumen, creative ability, flexibility in work and my own efforts, I can complete the assigned tasks and contribute to the benefits and success of the company in the future.”

2. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV, bạn cần lưu ý viết thật ngắn gọn, nhắm đúng mục tiêu phù hợp với định hướng của bản thân và những gì doanh nghiệp đang cần ở ứng viên. Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể chia thành mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn để doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về bạn.

Tránh viết mục tiêu nghề nghiệp quá dài dòng, tham lam kể hết những kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân. Chưa chắc nhà tuyển dụng đã có thời gian để đọc hết những gì bạn “kể lể” đâu. Viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn còn thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng và “đánh gục” nhà tuyển dụng là những mục tiêu “vừa tầm với”, chứng tỏ được bạn đang biết bản thân mình ở đâu và những gì mình có thể cố gắng cho tương lai. Một mục tiêu nghề nghiệp “quá xa vời” cũng khiến bạn trở nên “buồn cười” trong mắt nhà tuyển dụng.

Hãy thể hiện sự tự tin và tinh thần cầu tiến của mình khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Sự chân thành và khao khát công việc sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing ở các vị trí khác nhau rồi chứ? Chúc các bạn có thể tạo cho mình được những CV thật ấn tượng để nhanh chóng có được công việc như ý.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chia sẻ cho các em học sinh mẹo viết CV bằng tiếng Anh lớp 12
Viết CV bằng tiếng Anh lớp 12 như thế nào? Các em học sinh ngồi trên ghế nhà trường dùng CV tiếng Anh để làm gì và những lưu ý khi viết. Xem ngay!

01/12/2021

Hướng dẫn cách viết mẫu cv xin việc part time bằng Tiếng Anh chuẩn
Mẫu cv xin việc part time bằng tiếng anh được viết như thế nào? CV xin việc parttime tiếng anh thì khác gì full time? Hãy đọc bài viết sau để biết bạn nhé!

29/11/2021

Tạo ấn tượng nhà tuyển dụng với mẫu CV xin làm cộng tác viên
Mẫu CV cộng tác viên được viết như thế nào? Làm sao để tạo ra được mẫu CV cộng tác viên chuyên nghiệp và ấn tượng khiến nhà tuyển dụng đổ gục? Click ngay!

25/11/2021

Tham khảo cách viết mẫu CV Topica theo hướng dẫn của chuyên gia
Mẫu CV Topica hoàn hảo sẽ giúp bạn nắm bắt tốt cơ hội được nhận vào làm việc tại Topica. Cùng vieclam123.vn tìm ra bí quyết chinh phục mẫu CV này nhé.

20/11/2021