Lập trình viên là một công việc vô cùng hot và ngày càng được nhiều bạn trẻ mong ước. Để có thể trở thành một lập trình viên giỏi thì phần mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên trong CV cần phải được chú ý tốt.
MỤC LỤC
Lập trình viên là một trong những công việc thuộc ngành công nghệ thông tin vô cùng quen thuộc và phổ biến. Đây là một công việc được khá nhiều các bạn trẻ theo học và có mong ước được trở thành một lập trình viên giỏi trong tương lai.
Hiện nay, với cương vị là một lập trình viên thì ứng viên sẽ cần phải đảm nhiệm rất nhiều loại công việc khác nhau liên quan đến các phần mềm vi tính. Như vậy, cũng như bao ngành nghề khác tại Việt Nam, một mẫu CV được coi là chuẩn chỉnh và đánh giá hết được các năng lực của ứng viên đó chính là những tầm nhìn, mục đích qua phần thông tin về mục tiêu nghề nghiệp.
Vậy, phần mục tiêu nghề nghiệp vô cùng quan trọng, khi đi xin việc làm thì ứng viên không thể nào bỏ quên được phần mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên trong CV của mình.
Nhưng hiện nay, còn có rất nhiều người chưa thực sự hiểu được vai trò của phần này trong CV của mình. Họ thường chỉ chú tâm vào các phần kinh nghiệm và các trình độ chuyên môn mà thường xuyên bỏ quên nó.
Như vậy, tuy chỉ là một phần nội dung nhỏ không chiếm quá nhiều trong CV nhưng vai trò của mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên lại là một điều quan trọng ngang hàng cùng với những nội dung khác.
Trước hết, nội dung mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên sẽ khiến cho ứng viên xác định được những định hướng và mục tiêu nghề nghiệp cụ thể của mình trong tương lai. Đồng thời, thông qua mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên này, bạn cũng sẽ biết rõ được vị trí của mình đang ở đâu và trình độ của bản thân đang ở mức nào.
Không chỉ vậy, thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được những khả năng của ứng viên và đồng thời thấy được từ họ sự cố gắng có lộ trình và bản chất con người của họ đối với công việc.
Như vậy, không phải nghiễm nhiên mà nhà tuyển dụng yêu cầu bạn cần phải có mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên vào CV của mình. Bởi đây chính là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên sự thành công của bạn trong cuộc ứng tuyển.
Mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên cũng như bao các mục tiêu nghề nghiệp của các ngành khác thì khi viết để gây ấn tượng thì ứng viên cần phải đảm bảo những tiêu chí quan trọng sau trong CV của mình.
Sẽ chẳng có một nhà tuyển dụng nào lựa chọn một nhân viên không có cho mình những mục tiêu cụ thể về công việc của mình. Chính vì vậy, khi thiết lập mục tiêu nghề nghiệp của mình vào CV thì bạn cần phải cụ thể hóa một cách chi tiết.
Với lập trình viên thì sẽ có rất nhiều vị trí làm việc khác nhau. Chính vì thế, sẽ không có một mục tiêu nào giống nhau đồng loạt cả. Vì vậy, với mỗi công việc lập trình viên tham gia ứng tuyển thì ứng viên cần phải hiểu rõ về công việc của mình, nhiệm vụ làm việc của mình để có thể có một định hướng cụ thể nhất về những điều mà bạn đã đặt ra.
Hiện nay, thực trạng các bạn sinh viên mới ra trường thường rất hay mắc phải một lỗi vô cùng lớn đó chính là để cho mình những mục tiêu nghề nghiệp quá phi thực tế. Thông thường, những sinh viên mới ra trường thường sẽ không có nhiều kinh nghiệm trình độ về chuyên môn. Tuy nhiên, vì muốn tạo ấn tượng họ đã không ngại ngần gì đưa vào cho mình những mục tiêu mà khó có thể đạt được như “muốn trở thành giám đốc”, muốn trở thành chủ tịch của công ty”...
Đây không phải là tạo sự ấn tượng mà đây chính là một điểm trừ vô cùng lớn. Ứng viên cần phải biết lượng sức của mình ở đâu, các khả năng mà mình có thể dễ dàng đạt được để viết mục tiêu nghề nghiệp một cách khoa học, hợp lý và có tính thuyết phục. Ví dụ trong mẫu cv cho sinh viên kỹ thuật mới ra trường bạn nên để mục tiêu ngắn hạn là trở thành nhân viên chính thức của công ty chẳng hạn.
Bên cạnh đưa các nội dung liên quan về phần nghề nghiệp, trình độ học vấn, kỹ năng liên quan đến vị trí lập trình viên thì mục tiêu nghề nghiệp ứng viên cũng cần phải biết cách chọn lọc sao cho theo đúng từ phía nhà tuyển dụng đã đưa ra.
Khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên, điều đầu tiên bạn cần phải chú ý đó chính là đọc kỹ bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra để dựa vào đó để viết. Khi đã đọc được xong thì việc nêu định hướng công việc của bạn sẽ bám sát đến công việc mà bạn ứng tuyển hơn.
Ngoài ra, điều mà bạn cần phải chú ý là các định hướng và mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên của bạn cần phải hướng đến sự phát triển của công ty. Đồng thời, các định hướng này cần có chung mục đích hướng đến sự lâu dài và gắn bó với công ty.
Xem thêm: Chia sẻ bí quyết viết mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk chuẩn nhất
Mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên cho sinh viên mới ra trường:
“ Là một sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Thăng Long về khoa Khoa học máy tính nhân tạo. Với những kiến thức được học tại nhà trường em mong muốn tìm được công việc lập trình viên web của công ty.
Hy vọng rằng trong vòng 5 năm tới em sẽ trở thành một chuyên gia giỏi về lĩnh vực lập trình web và có cơ hội được gắn bó lâu dài với công ty."
Mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên cho những ứng viên có kinh nghiệm:
“Với nhiều năm có kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin và sự thành thạo về ngôn ngữ lập trình. Tôi tin rằng với vị trí công việc là nhân viên lập trình viên sẽ là một cơ hội tốt để tôi phát triển bản thân và đóng góp vào sự phát triển của công ty.
Mong rằng trong vòng 3 năm tới tôi sẽ trở thành một chuyên viên lập trình cấp cao của công ty.”
Mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên bằng tiếng Anh chuẩn:
“With the knowledge I have learned and 5 years of experience in the Java programming profession, I will try to be able to do the assigned work well.
Hopefully in the next 4 years, along with the development of the company, I will have the opportunity to become the team leader of the developer team.”
Dịch: Với những kiến thức đã được học và kinh nghiệm 5 năm trong nghề lập trình viên Java, tôi sẽ cố gắng để có thể đảm nhiệm tốt công việc được giao. Mong rằng trong 4 năm nữa, cùng với sự phát triển của công ty tôi sẽ có cơ hội trở thành trưởng nhóm của đội lập trình viên.
- Ngoài CV thì cần trình bày mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên ở đâu?
Bên cạnh CV thì khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên thì bạn có thể trình bày vào đơn xin việc. Bên cạnh đó, ở mỗi cuộc phỏng vấn dường như các nhà tuyển dụng đều đặt ra câu hỏi cho ứng viên của mình về mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.
- Mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên viết dài có được không?
Dĩ nhiên khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp bạn không nên được trình bày quá dài. Do còn nhiều phần khác trong CV nên nếu viết quá dài thì ứng viên sẽ khó mà trình bày phần nội dung khác. Đồng thời, nếu viết CV quá dài thì mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên của bạn sẽ trở nên lan man và không đúng trọng tâm.
- Nếu thiếu mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên trong CV có sao không?
Tùy theo cách thức và mẫu CV mà nhà tuyển dụng yêu cầu thì phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV đôi khi sẽ không cần đến. Tuy nhiên, nếu như nhà tuyển dụng không nói cụ thể về việc cung cấp mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên vào CV thì bạn cũng nên viết vào.
Những chia sẻ trên đã đưa đến bạn những mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên thu hút và hấp dẫn. Mong rằng với chia sẻ này từ vieclam123.vn bạn sẽ đồng thời sở hữu được CV lập trình viên có mục tiêu ấn tượng để thành công trong cuộc ứng tuyển.
Công việc lái xe là một công việc vô cùng phổ biến hiện nay. Vậy muốn trở thành một người lái xe có một chí hướng rõ ràng trong tương lai thì sẽ cần phải viết mục tiêu nghề nghiệp vào CV như thế nào?
MỤC LỤC
Chia sẻ