CÁC MẪU CV THAM KHẢO
Tạo CV mới
Sửa CV với nội dung tham khảo
Tạo CV mới
Sửa CV với nội dung tham khảo
Tạo CV mới
Sửa CV với nội dung tham khảo
Sinh viên khi đi thực tập có cần viết CV? Sự thật là có. Đây giống như là lần tập dượt đầu tiên quan trọng như khi bạn đi xin việc làm chính thức, nó sẽ giúp bạn có được kỹ năng xin việc đúng chuẩn với hiểu biết nên viết CV như thế nào. Hãy học triển khai từ phần mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên thực tập - phần được cho là "khó nhằn" nhất trong CV xin việc qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Ý nghĩa của việc thực tập là giúp cho sinh viên đem những kiến thức lý thuyết đi vào môi trường thực tế và cũng là dịp để các bạn được trải nghiệm "cuộc sống nghề nghiệp". Tất nhiên, nó chưa thể hiện ngay cho bạn thấy hết tính chất căng thẳng, sự áp lực, công việc chồng chất ở buổi ban đầu nhưng nó là sự cảm nhận chân thực nhất đầu tiên so với môi trường học đường quen thuộc. Việc đầu tiên để xin vào một công ty chính là bạn phải có cv sinh viên thực tập trình bày những kỹ năng hay kinh nghiệm bạn có.
Vì thế, trong nội dung mục tiêu nghề nghiệp của một sinh viên xin đi thực tập có những điều rất đặc biệt mà chính nhà tuyển dụng cũng rất thích khám phá. So với môi trường công việc thực tế hàng ngày đối diện với rất nhiều điều đáng để lo toan, cân đong suy tính thì nhà tuyển dụng rất muốn tìm kiếm sự tươi mới, một tinh thần tích cực khi đọc mục tiêu sự nghiệp trong CV xin thực tập của sinh viên.
Có thể họ mong chờ những mục tiêu đó không những đem đến một sự tiếp cận công việc nhẹ nhàng cho bạn, đồng thời tạo ra một bầu không khí mới mẻ cho một môi trường ngập trong căng thẳng mà còn muốn thấy rõ tính khả thi, tức từ mục tiêu bạn đưa ra, bạn sẽ có khả năng biến chúng thành hiện thực trong suốt quá trình thực tập tại doanh nghiệp của họ.
Vậy nên nhiệm vụ của bạn là phải đáp ứng được mong muốn này, làm cho mục tiêu của mình cuốn hút từ những điều giản đơn nhưng mới mẻ và "có triển vọng" để nhà tuyển dụng quyết định lựa chọn bạn thay vì lựa chọn người khác.
Vậy bạn sẽ làm gì để giúp cho những đặc điểm về mục tiêu nghề nghiệp của thực tập sinh trở nên nổi bật trong mẫu CV? Những tips hay của chuyên gia vieclam123.vn dưới đây chắc chắn sẽ là ý tưởng tuyệt vời mà bạn có thể áp dụng.
Nguyên tắc chung khi trình bày CV xin việc đó chính là viết ngắn gọn, súc tích. Do đó phần mục tiêu cũng phải hoàn thiện nguyên tắc này. Dù ngắn gọn nhưng bạn vẫn có thể áp dụng bố cục để nội dung thông tin trở nên mạch lạc hơn.
Các chuyên gia CV khuyên rằng, các bạn sinh viên nên chia bố cục của Mục tiêu nghề nghiệp cho CV thực tập sinh thành hai phần: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Nó khá phù hợp và thiết thực đối với các bạn vì nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được những gì bạn sẽ làm được ở thời điểm gần nhất khi hoạt động trong doanh nghiệp của họ và những điều bạn mong muốn có thể làm trong một tương lai xa hơn sau khi ra trường. Nhưng lợi ích lớn nhất ở cả hai mục tiêu này mà rất ít người biết đến đó chính là có thể chúng sẽ trở thành căn cứ để nhà tuyển dụng chọn bạn ở hành trình xa hơn - nhận vào làm nhân viên chính thức sau khi ra trường.
Đối với sinh viên mà nói, còn điều gì tuyệt vời hơn thế đúng không nào vì trong khi câu chuyện nghề nghiệp, vấn nạn thất nghiệp là nỗi lo hàng đầu của những người mới tốt nghiệp thì bạn lại có thể trở thành đối tượng mà nhà tuyển dụng đã dành sẵn một vị trí nghề nghiệp ổn định sau khi hoàn thành công việc học tập, mà điều đó lại được tạo nên nhờ vào "vài dòng" thông tin thể hiện rất thành công trong mục tiêu nghề nghiệp. Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp sau kỳ thực tập trở thành nhân viên chính thức có lẽ cũng bởi vì họ đã có được một mục tiêu nghề nghiệp tỏa sáng ngay từ trong CV thực tập.
Vậy nội dung mục tiêu nghề nghiệp này nên viết ra sao để đạt được mục đích đầu tiên là được chọn vào vị trí thực tập sinh trong doanh nghiệp và may mắn hơn nữa còn có thể được chọn vào hành trình xa hơn - đồng hành cùng công ty trong vai trò là nhân viên chính thức?
Đúng với tính chất thực tập, giai đoạn chủ yếu là học việc và bước đầu làm quen với môi trường làm việc thực tế, sinh viên nên đưa ra các mục tiêu thể hiện sự gần gũi mà không xa xôi. Thông thường, "dễ nghe" nhất vẫn là định hướng về việc sẽ tích cực học hỏi, tiếp thu và tích lũy. Đây không phải là lúc thích hợp để thể hiện thế mạnh của bản thân một các quá đà vì có lẽ bạn chưa đủ mọi yếu tố mà nhà tuyển dụng trông đợi. Hơn bất cứ thứ gì, họ muốn thấy rõ sự chân thành và thành thật trong mục tiêu của bạn. Vậy nên hãy cố gắng đưa ra một vài mục tiêu thật sự thiết thực cho giai đoạn phát triển hiện tại và sắp tới. Mục tiêu nghề nghiệp là một mục nhỏ trong cv, cách viết cv xin việc sẽ dễ dàng hơn nếu từng mục nhỏ bạn trình bày thật ngắn gọn và đúng nội dung.
Bí quyết là bạn hãy đưa mục tiêu đi đúng bản chất của việc thực tập, chủ yếu là mục tiêu học hỏi. Viết những câu dễ bày tỏ cho ước muốn đó và nhận được sự hài lòng như thế này sẽ rất có lợi cho CV:
- Mong muốn học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ nhân viên trong công ty
- Cố gắng tích lũy kinh nghiệm và trau dồi thêm kiến thức của mảng marketing và áp dụng hiệu quả những điều đã học được vào công việc
- Sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được công ty giao phó vì đó là cơ hội tốt để học hỏi
Cùng với mục tiêu ngắn hạn được thể hiện thành công thì bạn nhất định không thể bỏ qua sự đầu tư cho mục tiêu dài hạn.
Ở phần này, ứng viên được phép đưa ra những dự định xa hơn trong tương lai sự nghiệp. Dường như đặc trưng lớn nhất của sinh viên chưa ra trường đó là luôn có những giấc mơ màu hồng, nhà tuyển dụng hiểu rõ điều đó và họ cũng muốn tìm hiểu những giấc mơ hồng đó của từng ứng viên. Tuy nhiên để lựa chọn khác xa với việc "đọc cho biết".
Bạn đừng mắc phải lỗi đưa ra những dự định tương lai khiến nhà tuyển dụng đọc mà phải bật cười rồi lặng lẽ loại ra khỏi vòng sơ tuyển. Hơn hết, dù muốn thấy được sự mới mẻ nhưng nhà tuyển dụng vẫn cần nhìn thấy sự thực tế, tức là họ không đọc mục tiêu chỉ để giải trí mà họ cần những mục tiêu đó hữu ích cho chặng đường xa hơn của bạn.
Có thể hành trình đó bạn không xuất hiện ở công ty nữa nhưng bằng cách nghĩ hiện tại mà bạn đang xây dựng cho tương lai, có hai điều nhà tuyển dụng rất mong muốn nhận được, thứ nhất, họ muốn tạo nguồn ngay từ sớm, rất có thể bạn sẽ trở thành tiềm năng để họ khai thác, đào tạo và giữ chân sau kỳ thực tập; thứ hai, mục tiêu dài hạn của bạn chứng tỏ bản chất, tính cách con người bạn ra sao, có chí hướng, có sự sắp xếp bài bản cho công việc hay không và những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động tại doanh nghiệp. Ví dụ bạn đang chuẩn bị cv thực tập sinh nhân sự thì mọi định hướng trước mắt phải liên quan đến vị trí công việc nhân sự, tương lai gắn bó với công ty, mang lại nhiều ứng viên xuất sắc trong các đợt tuyển dụng.
Tựu chung lại, chỉ cần là mục tiêu đưa ra, bất kể đó là mục tiêu ngắn hay dài thì các sinh viên cũng hãy đảm bảo được tính thiết thực và tiềm năng thực hiện của nó. Có như vậy chúng mới có khả năng tác động vào quyết định của nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn bạn vào doanh nghiệp.
Như vậy, bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích nhất giúp bạn dễ dàng xây dựng được nội dung hoàn hảo đối với phần mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên thực tập. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có một sự khởi đầu thành công, mở ra cánh cửa sự nghiệp đầu đời thuận lợi.
Cách làm CV cho sinh viên thực tập dễ dàng mà hiệu quả chỉ có tại vieclam123.vn. Truy cập ngay bài viết bên dưới để giúp cho mẫu CV của bạn trở thành sự lựa chọn đầu tiên của nhà tuyển dụng.
MỤC LỤC
Chia sẻ