close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Viết mẫu mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn ứng tuyển vào công việc chăm sóc khách hàng, bạn đang chuẩn bị nội dung cho CV xin việc, bạn gặp khó khăn khi viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng? Nội dung bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

1. Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng

Công việc ở lĩnh vực chăm sóc khách hàng tưởng chừng như là cứ ứng tuyển là làm việc. Tuy nhiên, để ứng tuyển thành công, ứng viên cũng cần phải chú ý tới các yếu tố bên trong, trong đó có phần mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng cần được đầu tư tâm huyết để trình bày.

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng
Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng chính là những nội dung định hướng, là các kế hoạch được chính người ứng viên đang tiến hành ứng tuyển vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng.

Những kế hoạch này được vạch ra rất nhiều và thực sự chuyên nghiệp, logic để góp phần tạo nên cơ hội việc làm lớn trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng. Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng luôn có hệ thống rõ ràng giúp các cá nhân thể hiện được những dự định của bản thân mình đối với lĩnh vực chăm sóc khách hàng.

2. Kinh nghiệm viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng

Để viết mục tiêu nghề nghiệp thành công trong CV chăm sóc khách hàng, người viết cần phải tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm viết nội dung này. Ngay trong nội dung bên dưới sẽ là nội dung chia sẻ về những kinh nghiệm để viết hoàn chỉnh đối với mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng.

Kinh nghiệm viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng
Kinh nghiệm viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng

2.1. Mục tiêu chăm sóc khách hàng cần ngắn gọn

Trong CV xin việc chăm sóc khách hàng nói riêng, các bạn cần phải có mục tiêu để phát triển bản thân mình trong công việc. Vì thế, nội dung này cũng được nhà tuyển dụng đặc biệt để ý và yêu cầu phải là một phần quan trọng trong CV.

Tuy nhiên, dù quan trọng nhưng độ dài của CV cũng chỉ giới hạn trong khoảng từ 1 – 2 trang khổ giấy A4, cho nên sự ngắn gọn là điều kiện tiên quyết của phần này.

Viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn nhưng vẫn phải đủ ý thì lại càng thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân mình.

Thứ nhất, yếu tố thể hiện được sự ngắn gọn nằm ở số lượng ký tự trong phần trình bày mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần đặt ra giới hạn cho phần này chỉ từ khoảng từ 150 kí tự cho tới 200 kí tự mà thôi. Bạn cần tính toán xem làm thế nào để trình bày trong giới hạn nội dung nhỏ như vậy nhưng lại vẫn viết được đầy đủ nội dung thông tin.

Mục tiêu chăm sóc khách hàng cần ngắn gọn
Mục tiêu chăm sóc khách hàng cần ngắn gọn

Nếu các bạn viết dài, vừa khiến cho CV của bạn trở nên dài hơn so với độ dài lý tưởng ban đầu gây mất thiện cảm, lại vừa khiến cho nội dung của bạn bị loãng, không có điểm nhấn, không có trọng tâm. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào đó mà đánh giá được bạn không có sự chuyên nghiệp, đồng thời bạn sẽ nổi bật hơn đối với sự thiếu tỉ mỉ trong công việc. Đây là những nét tính cách mà khiến cho các nhà tuyển dụng phải nói lời tạm biệt ngay từ đầu.

2.2. Mục tiêu chăm sóc khách hàng cần phù hợp

Sự phù hợp ở đây được thể hiện ở khía cạnh mục tiêu của ứng viên phải có sự ăn khớp đối với mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến. Cũng như kinh nghiệm làm việc trong cv, nếu bạn liệt kê những kinh nghiệm không phù hợp không có sự liên quan tới vị trí ứng tuyển của bạn thì nhà tuyển dụng sẽ rất khó để đánh giá năng lực cũng như định hướng tương lai của bạn.

Nhiều ứng viên đã mắc phải lỗi nghiêm trọng chính là copy mục tiêu của những ứng viên khác bất kể đó là mục tiêu cho ngành nghề, lĩnh vực nào. Điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, cho thấy ứng viên không có định hướng gì cụ thể của riêng mình.

Mục tiêu chăm sóc khách hàng cần phù hợp
Mục tiêu chăm sóc khách hàng cần phù hợp

Hoặc nhiều bạn cũng trình bày mục tiêu công việc của bản thân nhưng mục tiêu này lại không có sự phù hợp với định hướng mà công ty đặt ra. Do đó, bạn hãy tìm hiểu kỹ để viết được mục tiêu sao cho có sự phù hợp.

Cách tốt nhất là bạn hãy nghiên cứu kỹ nội dung của phần tin tuyển dụng, đọc phần công việc mà nhà tuyển dụng mô tả kèm theo đó là yêu cầu đưa ra cho ứng viên. Khai thác thông tin về mô tả công việc sẽ là một cách để bạn hiểu công việc, hiểu được những yêu cầu của công việc thì sẽ hiểu được định hướng của công việc và của công ty.

Hãy để nhà tuyển dụng thấy bạn còn có thể mang lại nhiều hơn nữa những giá trị đặc biệt hơn mong đợi, điều đó cũng là một mẹo để ngầm thuyết phục.

2.3. Vạch rõ những kế hoạch phát triển mục tiêu

Mục tiêu được đưa ra nhưng không đồng nghĩa với việc cá nhân có thể thực hiện được mục tiêu đó. Chính vì thế, để làm được điều này thì bạn cần thể hiện được rõ sự quyết liệt trong nội dung trình bày. Vạch rõ từng kế hoạch phát triển bằng cách gạch đầu dòng, hoặc bạn cũng có thể chọn cách liệt kê nội dung kế hoạch theo từng cụm từ sao cho dễ hiểu.

Vạch rõ những kế hoạch phát triển mục tiêu
Vạch rõ những kế hoạch phát triển mục tiêu

Kế hoạch phát triển của cá nhân bạn sẽ giúp bạn vạch ra lộ trình của bản thân mình một cách thật sự khoa học, phù hợp với sự phát triển của bản thân và mức độ phát triển của công ty. Việc của bạn cần thực hiện đó chính là viết ra những lộ trình cụ thể, phân tích rõ về mặt chuyên môn của bản thân.

Điều này giúp nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy bạn với một con mắt công nhận và chờ đón xem bạn thực hiện những kế hoạch định hướng mà bạn vạch ra như thế nào.

2.4. Mục tiêu chăm sóc khách hàng phải có nét riêng

Các ứng viên gặp phải vấn đề hiện nay chính là copy những mục tiêu của người khác, nhà tuyển dụng rất không hài lòng với cách làm này. Họ sẽ dễ dàng nhận ra được sự copy của bạn và mất thiện cảm. Việc copy mục tiêu của người khác vào làm phần trình bày mục tiêu của mình sẽ gây ra những hệ lụy.

Bạn sẽ không lượng được sức của bản thân để thực hiện mục tiêu, đồng thời rất có thể mục tiêu đó không phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

Mục tiêu chăm sóc khách hàng phải có nét riêng
Mục tiêu chăm sóc khách hàng phải có nét riêng

Vậy thì bạn phải thể hiện được rằng mục tiêu của bạn đang đi đúng hướng với mục tiêu của đơn vị doanh nghiệp. Đồng thời phải xuất phát từ chính ứng viên, viết những mục tiêu theo kế hoạch của bản thân sao cho giúp bản thân có thể phát triển mạnh mẽ hơn khi gắn bó với công ty.

Thể hiện rõ cá tính của bản thân mình trong mục tiêu chính là cách để giúp ứng viên chứng minh cho phía doanh nghiệp thấy họ là bản thể riêng, họ có những yếu tố riêng để góp phần tạo được sự riêng biệt của mình trong công việc. Khẳng định cá tính của bản thân sẽ giúp nhà tuyển dụng thêm phần đánh giá về sự tự chủ của ứng viên trong mọi khía cạnh của công việc. 

 

3. Những ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng

Đối với mỗi ngành nghề, nhân viên chăm sóc khách hàng đều sẽ có những yêu cầu cụ thể riêng, do vậy mà các ứng viên sẽ cần phải thể hiện được định hướng của mình hết sức phù hợp với từng lĩnh vực đang ứng tuyển. Dưới đây sẽ là những mẫu trình bày mục tiêu nghề nghiệp giúp bạn có thêm thông tin tham khảo để biết cách viết mục tiêu sao cho phù hợp.

Những ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng
Những ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng

- Viết mục tiêu nghề nghiệp cho các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, vừa tốt nghiệp:

+ “Là sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực ngành thương mại, em có khả năng giao tiếp lưu loát và tự tin về khả năng của bản thân. Em mong muốn công ty tạo điều kiện để được phát huy khả năng chăm sóc khách hàng và mang lại hiệu quả làm việc tốt cho công ty”.

+ “Tốt nghiệp bằng giỏi trong ngành Quan hệ công chúng, em có đủ khả năng giao tiếp và nắm bắt tâm lý của mỗi đối tượng khách hàng. Em mong rằng công ty sẽ cho em cơ hội để được phát huy khả năng của bản thân mình trong việc chăm sóc khách hàng, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp”.

+ “Bản thân mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng, tuy nhiên em tin rằng với sự ham học hỏi của mình mà có thể làm tốt nhiệm vụ công ty giao”.

- Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng cho người có kinh nghiệm

+ “Bản thân đã có kinh nghiệm 2 năm làm việc ở bộ phận chăm sóc khách hàng, tôi đã tích lũy được nhiều kỹ năng làm việc với các đối tượng khác nhau, từ đó phục vụ cho công việc chăm sóc khách hàng tại công ty. Trong 5 năm tới đây, tôi sẽ phấn đấu để đạt được vị trí Trưởng phòng kinh doanh".

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng cho người có kinh nghiệm
Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng cho người có kinh nghiệm

Với nội dung chia sẻ ở trên, hi vọng các bạn có thể viết thành công nội dung mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng. Đừng quên thường xuyên truy cập vào Vieclam123.vn để có thêm cho mình những thông tin bổ ích phục vụ con đường chinh phục những công việc mơ ước trong tương lai.

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh

Ngoài chăm sóc khách hàng, nhiều bạn cũng quan tâm tới vị trí nhân viên kinh doanh và muốn tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh. Tham khảo nội dung bên dưới để biết rõ hơn.

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CV xin việc Quản lý chất lượng
CV xin việc Quản lý chất lượng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Một bản CV xin việc ấn tượng có vai trò như thế nào trong việc tạo nên thành công của buổi phỏng vấn? Các thông tin cần thiết phải có trong CV xin việc Quản lý chất lượng là gì? Hãy cùng vieclam123.vn khám phá thông tin dưới bài viết này.

liệt kê sở trường trong cv
Hướng dẫn cách liệt kê sở trường trong CV xin việc chuyên nghiệp
Học cách liệt kê sở trường trong đơn xin việc để giúp CV thêm phần hấp dẫn hơn. Mẫu CV xin việc sở trường trình bày như thế nào để dễ trúng tuyển?

mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng bạn đã biết cách viết sao cho chuẩn?
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng có quan trọng? Cách viết mẫu CV nhà hàng bằng tiếng Anh như thế nào mới chuẩn mời bạn theo dõi bài viết này để hiểu rõ.

cv xin việc nên viết tay hay đánh máy
Đi tìm câu trả lời mẫu CV xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Khi chuẩn bị CV để phục vụ ứng tuyển, các ứng viên thường phân vân không biết CV xin việc nên viết tay hay đánh máy? Tìm hiểu chi tiết vấn đề này.