Phó tổng giám đốc là một công việc chức vị cao đòi hỏi nhiều chuyên môn sâu sắc, những yêu cầu khắt khe. Vì phó tổng giám đốc là lãnh đạo chỉ đứng sau giám đốc nên quyền hành và trách nhiệm đối với doanh nghiệp là rất lớn. Nếu muốn biết cụ thể công việc của họ ra sao hãy cùng theo dõi bản mô tả công việc của phó tổng giám đốc sau đây của vieclam123.vn ngay nhé.
MỤC LỤC
Có lẽ mọi người cũng hình dung được công việc cơ bản của phó tổng giám đốc với vai trò chính là hỗ trợ giám đốc quản lý và tổ chức các hoạt động của công ty. Phó tổng giám đốc sẽ thay mặt ban giám đốc như một người quản lý trực tiếp các bộ phận hoặc từng bộ phận.
Bên cạnh đó, phó giám đốc còn làm một số công việc quan trọng mà tổng giám đốc giao phó. Chẳng hạn công tác đối ngoại, thủ tục với nhà nước hoặc đàm phán kinh doanh, phê duyệt công văn cho nhân viên cấp dưới. Trừ những việc thiết yếu cần có chữ ký và con dấu của tổng giám đốc thì những việc khác phó giám đốc đều có quyền thông qua. Phó giám đốc luôn nắm vai trò quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của một công ty.
Phó tổng giám đốc điều hành với công việc chính là trực tiếp điều hành, quan sát và điều chỉnh mọi hoạt động diễn ra trong công ty. Một số công việc của giám đốc điều hành có thể kể đến như:
Quản trị bao quát các hoạt động trong doanh nghiệp ở các khâu, các bộ phận làm việc.
Phê duyệt và theo dõi các dự án đã được lên kế hoạch.
Đại diện ban lãnh đạo làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến dự án, đến các hoạt động của công ty.
Phối hợp ban giám đốc thiết lập quy định, bộ máy hoạt động trong công ty đảm bảo tính linh hoạt và thuyết phục cho tất cả nhân viên.
Xác định nhu cầu về nguồn lực cũng như tài chính cho các dự án.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do cấp trên đưa ra.
Phó tổng giám đốc kinh doanh sẽ có những nhiệm vụ cụ thể, có một vài điểm khác so với phó giám đốc điều hành. Chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài công việc của phó tổng giám đốc kinh doanh như sau nhé:
Nghiên cứu, phân tích những nhu cầu thị trường, tâm lý người tiêu dùng khi mua hàng và đề xuất những ý tưởng, kế hoạch phát triển sản phẩm.
Phó tổng giám đốc kinh doanh sẽ phối hợp với đội ngũ marketing để đề ra những chiến lược quảng cáo và xúc tiến bán hàng cho doanh nghiệp.
Họ cũng là người lên kế hoạch kinh doanh thường niên hoặc hàng tháng cho một doanh nghiệp về chỉ số doanh thu mục tiêu, nhu cầu đặt hàng, lượng sản phẩm dự kiến cần bán ra, v.v…
Phó tổng giám đốc kinh doanh sẽ thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực bán hàng tại các cửa hàng, đại lý phân phối nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp với từng trường hợp. Nếu cửa hàng nào làm chưa tốt thì cần tiếp tục khắc phục những hạn chế để bán hàng hiệu quả hơn.
Giữ vai trò cố vấn, tham mưu cho toàn thể ban lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh, các nhu cầu đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với ban quản trị công ty để họ nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, qua các báo cáo, ban giám đốc cũng đánh giá được năng lực quản trị của phó tổng giám đốc.
Công việc hàng ngày của phó tổng giám đốc nhân sự sẽ bao gồm một số nhiệm vụ điển hình như sau:
Quan tâm và xử lý các vấn đề liên quan đến nhân sự.
Hoạch định và đề xuất các chiến lược phát triển nhân sự như: nâng cao năng lực nhân sự, chế độ lương thưởng và đãi ngộ để thúc đẩy tinh thần làm việc của con người, v.v…
Trực tiếp điều hành và quản lý các hoạt động tuyển dụng, quản lý nhân sự, quy trình đào tạo nhân sự mới và phát triển nhân sự cũ.
Phân công nhiệm vụ và các yêu cầu đối với từng nhóm bộ phận trong khối nhân sự.
Cùng ban giám đốc xây dựng, thiết lập những nguyên tắc, lộ trình phát triển nguồn nhân lực công ty theo giá trị cốt lõi và văn hoá của doanh nghiệp.
Phó tổng giám đốc tài chính cũng có những đặc trưng về công việc liên quan đến tiền bạc, ngân sách của công ty. Những công việc của phó giám đốc tài chính đều yêu cầu sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng khi đưa ra kế hoạch về mặt tài chính vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, các nhiệm vụ của phó tổng giám đốc có thể là:
Giám sát và quản lý các hoạt động từ bộ phận kế toán - kiểm toán bằng những báo cáo tài chính.
Phối hợp với khối kinh doanh đề đề xuất những nhu cầu về ngân sách cho các dự án, chiến lược kinh doanh và báo cáo lên cấp trên.
Kiểm tra các khoản chi tiêu, doanh thu, những chứng từ liên quan đến ngân sách, kiểm duyệt các giấy tờ, sổ sách làm báo cáo tài chính.
Kiểm tra và rà soát mọi hoạt động lưu chuyển dòng tiền.
Nắm bắt chính xác những quy định, chế tài của nhà nước về ngân sách, thuế, tài sản công ty.
Lập báo cáo ngân sách về nhu cầu tài chính, các khoản thu chi và tổng hợp các báo cáo tài chính hàng năm hoặc theo quý, theo tháng.
Trong các phó tổng giám đốc thì phó tổng giám đốc sản xuất có lẽ là người giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị sản phẩm cho doanh nghiệp với những công việc cụ thể như:
Lên kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp bao gồm số lượng, chất lượng, lực lượng gia công, máy móc sử dụng, ngân sách cần bao nhiêu và thời gian dự kiến hoàn thành.
Nghiên cứu và đề xuất những kế hoạch sản xuất nhằm tối ưu hiệu quả tạo các sản phẩm, cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nhân công.
Giám sát dây chuyền sản xuất, điều chỉnh những vấn đề trong suốt quá trình sản xuất
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu nhập vào và chất lượng các sản phẩm khi sản xuất xong.
Liên tục báo cáo tiến độ thực hiện công việc sản xuất cho cấp trên và các phòng ban khác có kế hoạch thích ứng.
Vì phó tổng giám đốc nắm giữ chức vị cao trong doanh nghiệp. Vì thế, họ cần có trình độ học vấn tương đối cao, ít nhất bậc cử nhân trở lên và nếu có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ sẽ càng dễ dàng ứng tuyển vị trí này hoặc có cơ hội thăng tiến cao hơn.
Ngoài ra, phó tổng giám đốc cũng có nhiều vai trò khác nhau với từng bộ phận nhưng nhìn chung vẫn cần học vấn liên quan đến quản trị. Trong đó bạn có thể theo đuổi vị trí này khi học các ngành quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị tài chính, v.v…
Vị trí phó tổng giám đốc không phải một vị trí dễ dàng có được mà đó là thành quả cố gắng của một con người. Bạn cần nỗ lực học hỏi, tích luỹ công việc sau ít nhất 5 năm trong vai trò quản lý hoặc trưởng bộ phận để có thể leo đến vị trí phó tổng giám đốc. Một vị trí quan trọng sẽ yêu cầu khắt khe hơn đối với ứng cử viên và đòi hỏi sự chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm mới có thể làm tốt các nhiệm vụ được giao.
Khi là một phó giám đốc bạn đã phải trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng để hỗ trợ quá trình làm việc của mình. Một số kỹ năng thiết yếu chẳng hạn: Kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng quản lý và tổ chức, kỹ năng quản lý con người, kỹ năng làm việc teamwork hoặc làm việc độc lập, khả năng ngoại ngữ, v.v…
Hơn nữa, bạn cần có tư duy nhạy bén, linh hoạt xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra hoặc giải quyết những mâu thuẫn trong công ty. Khi bạn có được những kỹ năng và phẩm chất đó rồi thì việc hỗ trợ điều hành cùng giám đốc công ty sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhân viên cũng sẽ kính nể cách bạn làm việc.
Như vậy, vieclam123.vn đã trình bày xong bản mô tả công việc của phó tổng giám đốc, giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về vị trí này. Qua đây, admin hy vọng bạn sẽ bắt đầu trau dồi bản thân để đáp ứng được vị trí mơ ước phó tổng giám đốc này nhé.
Giám đốc kinh doanh có thể các bạn đã nghe qua nhiều. Nhưng một số công ty lớn còn có vị trí giám đốc kinh doanh phân chia theo các vùng quản lý. Vậy hãy cùng vieclam123.vn thử tìm hiểu chi tiết công việc này ra sao nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023