Blog

Mô hình ADDIE là gì? Nắm bắt đầy đủ về mô hình đào tạo tuyệt vời nhất

04/04/2023

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Từ khi ra đời, mô hình addie đã chứng minh được tầm quan trọng của nó đối với hoạt động đào tạo và thiết kế giảng dạy. Vì thế, những người làm công tác giảng dạy ở môi trường giáo dục nói riêng và cần triển khai nghiệp vụ đào tạo trong phạm vi doanh nghiệp mình nói chung thì đều cần biết đến mô hình addie là gì bởi vì khi ứng dụng mô hình này, hoạt động của bạn sẽ gặt hái được thành công hơn cả sự mong đợi.

1. Mô hình addie là gì?

ADDIE là một mô hình khung được chuyên gia sử dụng trong việc phát triển các chương trình đào tạo, được cấu thành từ 5 hoạt động quan trọng của quy trình thiết kế giảng dạy, bao gồm: 

Analysis - Design - Development - Implementation - Evaluation. 

Mô hình addie

Nhờ tính ứng dụng cao mà ADDIE trở thành cơ sở để phát triển hầu hết mọi phương pháp thiết kế giảng dạy. 

2. Tin tổng quan về mô hình ADDIE

2.1. Nguồn gốc mô hình ADDIE

Ý tưởng ADDIE ra đời vào năm 1975, khởi phát từ khái niệm thiết kế giảng dạy vốn đã xuất hiện trước đó 15 năm. Ban đầu, ứng dụng được đưa vào sử dụng để phục vụ phát triển Quân đội Hoa Kỳ. Ở thời điểm này, ADDIE đã có cấu trúc 5 bước, tạo nên một quy trình tuyến tính buộc các đơn vị thực hiện đúng trình tự. 

Nguồn gốc ra đời mô hình Addie

2.2. Mục đích sử dụng của ADDIE

ADDIE được coi là một công thức của rất nhiều chương trình, bao gồm chương trình đào tạo, khóa học E Learning, các bộ tài liệu giáo dục đào tạo, tài liệu học tập kết hợp. Kể từ khi ra đời, mô hình này đã chứng minh được hiệu quả mang đến cho rất nhiều môi trường, đặc biệt những lợi ích lớn của nó thể hiện rõ nhất ở phạm vi doanh nghiệp và môi trường giáo dục. Đối với lĩnh vực mà nói, ứng dụng mô hình ADDIE là một trong những phương pháp dạy học phát triển năng lực vô cùng hiệu quả.

2.3. Phân tích ưu và nhược điểm của Mô hình ADDIE

Ưu nhược điểm của Addie

Với kiến thức hiểu biết mô hình ADDIE là gì đã mở đường để chúng ta nhìn nhận được các vấn đề khía cạnh thuộc ADDIE. Trong đó, rất rõ ràng để nhận diện được các điểm mạnh, điểm yếu của ADDIE được thể hiện ra sao. 

2.3.1. Ưu điểm của ADDIE

Mô hình ADDIE trở thành một công thức được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi. Nó hoàn toàn giúp người triển khai đạt được hiệu quả chất lượng như mong đợi. Không chỉ vậy, ADDIE với vai trò là khuôn mẫu đã trở thành nền tảng để phát triển nhiều mô hình tương tự khác.

Sử dụng ADDIE, người ta rất dễ tính toán được chi phí cũng như thời gian cần đầu tư nên luôn luôn chủ động xây dựng một biểu phí phù hợp, trong tầm khả năng.

Addie và ưu điểm

2.3.2. Nhược điểm của ADDIE

ADDIE là mô hình tuyến tính với 5 bước rõ ràng nên đôi khi điều đó tạo nên sự rườm rà, gây tốn thời gian và chi phí thực hiện. Tính chất tuyến tính, bắt buộc phải triển khai đúng tuần tự 5 bước đã có sẵn, nếu có bất cứ sự thay đổi nào trong đó cũng sẽ khiến người đào tạo không kịp thời linh hoạt được để bắt kịp thay đổi của dự án. 

Điểm hạn chế tiếp theo của mô hình này đó là không cho phép thiết kế vòng lặp được thực hiện, buộc người xây dựng mô hình thiết kế đào tạo phải xây dựng nên một quy trình hoàn toàn mới nếu cần để thay đổi quy trình cũ. 

Một số nhược điểm của Addie

Do có tính cứng nhắc, gây ra sự gò bó, hạn chế trong việc thực thi mô hình cho nên trong nhiều năm trở lại đây, các chuyên gia áp dụng ADDIE đều đưa ra đề xuất sửa đổi các giai đoạn của mô hình để nó trở nên phù hợp với tình hình thực tế hơn. 

Dưới đây là 5 giai đoạn của ADDIE mà chúng ta cần cập nhật.

3. Giai đoạn của mô hình ADDIE

5 giai đoạn của mô hình Addie

3.1. Analysis - Phân tích

Đây là giai đoạn đầu tiên trong mô hình, và cũng vì addie bắt đầu từ sự phân tích cho nên đây cũng được coi như bước bắt đầu thiết lập các mục tiêu. Đối tượng đào tạo chính là trọng tâm của giai đoạn này. Khi triển khai Analysis, người đào tạo sẽ cần thiết lập một khung chương trình, nội dung phù hợp với khả năng tiếp nhận bao gồm kỹ năng và trình độ của người học. Chọn lọc các nội dung mới mẻ, nằm ngoài những điều học viên đã biết.

Muốn tạo được nội dung như thế, bản thân người đào tạo phải trải qua sự phân tích tỉ mỉ nhằm khai thác học viên, từ đó nắm rõ năng lực của họ cũng như những kỳ vọng họ muốn đạt được gì sau khi hoàn thành khóa đào tạo. Đồng thời, bản thân trainer cần xác định mục tiêu giảng dạy, tạo dựng môi trường giảng dạy sao cho các mục tiêu kỳ vọng của học viên có thể đạt được. 

Khai thác về học viên dựa theo gợi ý sau đây, bạn chắc chắn tạo nên thành công cho bước mở đầu này, cố gắng trả lời dứt khoát và súc tích các câu hỏi bên dưới:

- Học viên là ai? Họ có đặc điểm như thế nào?

- Hành vi, kiến thức họ kỳ vọng được dung nạp là gì?

- Đâu là các yếu tố còn tồn tại sẽ gây cản trở quá trình học tập của học viên?

- Nên áp dụng phương pháp giảng dạy nào thì phù hợp?

- Thời hạn đào tạo là bao lâu?

3.2. Thiết kế

Giai đoạn thiết kế này bao gồm các trọng tâm cần đầu tư thực hiện như sau: mục tiêu học tập, kế hoạch bài học, công cụ đánh giá, nội dung truyền đạt, bài tập thực hành, các phương tiện truyền thông trong giảng dạy.

Muốn làm tốt, người dạy phải tiếp cận hệ thống bằng phương pháp phù hợp, hiệu quả. 

3.3. Phát triển

Phát triển kế hoạch của mô hình addie

Cần sắp xếp lại các nội dung trong bản thiết kế ở bước 2 nhằm vừa có thể phát hiện các bất cập tồn tại, vừa xác định những yếu tố kỹ thuật hay công nghệ nào cần thiết được sử dụng, kết hợp ra sao. 

Ở bước này tập trung vào việc đánh giá kết quả học tập của học viên, người đào tạo sẽ phải dự kiến được kết quả mà học viên có thể đạt được như thế nào bằng các câu hỏi định hướng sau:

- Việc chuẩn bị tài liệu giảng đáp ứng đúng thời gian dự định không?

- Kỹ năng làm việc nhóm của người học có được tập trung phát triển?

- Những người cùng tham gia công tác đào tạo có đóng góp khả năng đúng theo năng lực hay không?

3.4. Thực hiện

Những chương trình đã được lên kế hoạch không thể diễn ra chính xác như vậy trong thực tiễn. Nó sẽ có những biến đổi để trở nên phù hợp. Điều này đòi hỏi  người giảng dạy phải thực sự linh hoạt để điều chỉnh nội dung dựa theo đòi hỏi thực tế.

Trọng tâm của bước này chính là xây dựng một quy trình đào tạo học viên thật chi tiết. Khi triển khai, người giảng viên sẽ tiến hành theo các hoạt động chính như sau:

- Tư vấn cho học viên về phương pháp lưu trữ tài liệu học

- Xem xét phản ứng của người học khi tham gia chương trình đào tạo để biết họ có hào hứng hay không, 

- Theo dõi khả năng tiếp thu 

- Lên kế hoạch về các phương án xử lý đối với nguy cơ vấn đề có thể xảy đến.

- Chuẩn bị chiến lược dự phòng khi phương án thất bại

- Đánh giá quy mô thực hiện

Ứng dụng addie hiệu quả

3.5. Đánh giá

Trainer cần đưa ra các khía cạnh để có thể đánh giá được kết quả hoàn thành, càng tỉ mỉ càng tốt. Mục tiêu chính là xác định xem mục tiêu của chương trình giảng dạy có đạt được thành công hay không. Việc đánh giá sẽ triển khai ở hai phần chính, đó là đánh giá theo quá trình và đánh giá tổng thể. 

Như vậy, không thể phủ nhận về mức độ phổ biến, tính ứng dụng cao của mô hình ADDIE. Với sự cần thiết và nhu cầu ứng dụng rộng khắp, việc hiểu rõ mô hình ADDIE là gì càng quan trọng để một nhà hoạch định kế hoạch có thể dễ dàng triển khai mục tiêu đào tạo, giáo dục của mình. Chúc bạn sẽ thành công trong khi áp dụng mô hình ADDIE này nhé.

Khám phá phương pháp dạy học hợp tác

Trong giáo dục, ngày càng có nhiều phương pháp dạy học dược áp dụng. Giáo viên có nhiệm vụ cập nhật, tìm hiểu và biết cách vận dụng các phương pháp giảng dạy mới nhất đưa vào các bài học để đảm bảo có thể truyền tải, truyền đạt kiến thức hiệu quả nhất cho học sinh. Phương pháp dạy học hợp tác ngày nay đang là một trong số những phương pháp có tính ứng dụng cao do đó, là một giáo viên, bạn không thể không biết để áp dụng phương pháp này. Tìm hiểu và mở rộng kiến thức, cách vận dụng phương pháp dạy học hợp tác ngay tại bài viết bên dưới.

Phương pháp dạy học hợp tác

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023