“Muốn mở công ty cần những gì?” đang trở thành một câu hỏi được rất nhiều startup quan tâm hiện nay. Để có thể mở được công ty, các bạn không chỉ quan tâm đến vốn, ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý để tránh vi phạm pháp luật. Chúng tôi sẽ tìm hiểu các thông tin về mở công ty thông qua bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Mở công ty là một khái niệm vô cùng đơn giản nhưng vẫn cần có sự tổng hợp và đúc kết để hiểu chính xác về khái niệm này. Mở công ty, còn được gọi là thành lập doanh nghiệp, đây là một quá trình bạn đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, vấn đề liên quan đến kinh doanh để thành lập một tổ chức kinh tế. Việc đầu tiên mà một người chủ thể cần quan tâm chính là tên, trụ sở, máy móc, thiết bị,…
Để có thể mở được công ty, người chủ thể cần quan tâm đến các thủ tục pháp lý cần tiến hành khi thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục để mở công ty sẽ phụ thuộc chủ yếu vào loại hình công ty mà người chủ thể lựa chọn.
Hiện nay, theo quy định của luật doanh nghiệp Việt Nam, một người chủ thể muốn thành lập doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn 5 loại hình khác nhau. Tùy theo điều điều kiện và khả năng bản thân, bạn có thể lựa chọn loại hình tùy theo nhu cầu của bản thân mình.
Đầu tiên, chúng tôi sẽ đề cập đến công ty TNHH một thành viên. Đây là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến, theo quy định chỉ cần có một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn đã góp của mình.
Thứ hai là công ty TNHH hai thành viên trở lên. Để có thể thành lập doanh nghiệp này, yêu cầu công ty bạn cần có từ 2 đến 50 cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập công ty. Cũng giống công ty TNHH một thành viên, những người sáng lập sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn đã góp.
Thứ ba là công ty cổ phần. Với loại hình công ty này, bạn cần có ít nhất 3 cổ đông trở lên. Bạn có thể thoải mái kêu gọi các cổ đông góp vốn mà không bị giới hạn về số lượng. Phạm vi trách nhiệm hữu hạn của công ty sẽ được phụ thuộc vào số vốn mà các cổ đông đã đóng góp.
Thứ tư là công ty tư nhân. Khác với các công ty phía trên, công ty do một cá nhân làm chủ. Do có một cá nhân làm chủ sở hữu, người chủ công ty sẽ cần chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản, cũng như nghĩa vụ đối với doanh nghiệp.
Cuối cùng là công ty hợp danh. Để có thể thành lập công ty hợp danh cần có ít nhất 2 cá nhân là chủ sở hữu công ty và 2 cá nhân này sẽ cùng nhau kinh doanh dưới chung một cái tên. Với loại hình công ty này, vốn của công ty không chỉ tập trung vào các thành viên hợp pháp mà còn bao gồm các thành viên góp vốn.
Xem thêm: Hướng dẫn bạn cách viết biên bản góp vốn công ty TNHH
Điều quan trọng để mở một công ty chính là xác định tên của công ty đó. Khi bạn đặt tên, bạn cần chú ý không được để trùng lặp hay nhầm lẫn với bất kỳ tên công ty nào đã thành lập từ trước đó. Tên công ty của bạn có thể được viết bằng ngôn ngữ tiếng việt bao gồm có ít nhất 2 phần là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Trong tên của công ty không được để các từ ngữ thiếu văn hóa hay trùng với tên của lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, tên của công ty có thể được viết bằng tiếng ngoài hoặc được dịch từ nghĩa tiếng việt sang tiếng nước ngoài.
Địa chỉ của công ty mà bạn muốn thành lập cần có tên địa chỉ cụ thể, không được đặt địa chỉ giả. Địa chỉ này là nơi công ty dùng để giao dịch, đặt trụ sở, do đó tên công ty cần được xác định số nhà, tên phố/phường, số điện thoại, số fax, tên tỉnh,…
Địa chỉ của công ty có thể được đặt ở địa chỉ nhà riêng của một cá nhân để đăng ký kinh doanh. Nếu nơi đặt địa điểm của công ty bạn chưa có tên địa chỉ hay trụ sở cụ thể, cần có sự xác nhận địa phương và tên đường là hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Trước khi mở một công ty, bạn cần lựa chọn được ngành nghề kinh doanh cho công ty của mình. Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan nhà nước, bạn cần đáp ứng đủ mọi điều kiện, từng yêu cầu ở mà Nhà nước đã quy định. Trong quá trình chọn nghề đăng ký kinh doanh, bạn cần lựa chọn với lĩnh vực hoạt động phù hợp với công ty của mình.
Khi mở một công ty, cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu xác định 2 loại vốn là vốn pháp định và vốn điều lệ. Vốn pháp định là loại vốn tối thiểu phải có để bạn có thể mở một công ty. Còn vốn điều lệ là loại vốn do các cổ đông hay thành viên cam kết đóng góp trong một thời gian nhất định.
Trong quá trình mở công ty đã có rất nhiều trường hợp xảy ra tình trạng thiếu vốn do đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ về khả năng tài chính phù hợp với từng loại ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý kê khai vốn điều lệ khi thành lập công. Đây là một điều kiện quan trọng để có thể đăng ký doanh nghiệp.
Thông thường, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, các cơ quan nhà nước không yêu cầu vốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt có yêu cầu vốn, bạn cần kê khai vốn điều lệ bằng với vốn pháp định đã được quy định theo luật nhà nước đã ban hành.
Trong quá trình đăng ký mở công ty, bạn cần chú ý lựa chọn người đại diện trước pháp luật. Người đại diện sẽ là người chịu mọi hoạt động kinh doanh chính của công ty, đồng thời cũng là người đại diện khi làm việc với cơ quan nhà nước khi tiến hành ký kết giấy tờ hay làm thủ tục.
Theo quy định của pháp luật, người đại diện sẽ là giám đốc hay chủ tịch Hội đồng quản trị của một công ty, hay một chức danh khác được quy định theo vốn điều lệ. Người đại diện pháp luật sẽ là người thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp vắng mặt trên 30 ngày, người đại diện cần tiến hành ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật.
Trong hồ sơ để thành lập công ty, bạn cần chuẩn bị 4 bản sao công chứng trong thời hạn không quá 3 tháng của các giấy tờ như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của tất cả các thành viên góp vốn, người đại diện pháp luật. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như giấy đề nghị đăng ký công ty, văn bản điều lệ công ty, danh sách các thành viên góp vốn, văn bản ủy quyền,…
Ngoài việc chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến pháp lý, một công ty có thể mở thành công thì một ý tưởng kinh doanh cực tốt, vượt trội so với các đối thủ trong cùng thị trường. Bên cạnh đó, công ty cần có một bản kế hoạch kinh doanh bài bản.
Bản kế hoạch này sẽ bao gồm kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch phát triển. Việc lập kế hoạch này sẽ giúp bạn hoạch định chi phí, chuẩn bị chi tiết về khả năng hoạt động, tiền đầu tư, tiền quảng cáo,… Từ các bản kế hoạch này, bạn sẽ chuẩn bị chi tiết ngân sách tài chính doanh nghiệp hoạt động trong tương lai.
Qua bài viết đây, chúng ta đã biết được mở công ty cần những gì và điều kiện cần thiết để mở công ty thành công. Như vậy, để có thể mở được công ty là một việc không hề dễ dàng, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến pháp lý và nguồn năng lực để duy trì, phát triển công ty. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi của các bạn ở các bài viết tiếp theo.
Mẫu quyết định của chủ sở hữu công ty là một văn bản giúp người sở hữu có quyền quyết định mọi quy định trong một doanh nghiệp. Để tìm hiểu chính xác nội dung trong mẫu quyết định này, chúng ta hãy cùng nhau đi vào bài viết sau!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023