Blog

Những mẹo làm bài thi TOEIC mà các thí sinh cần phải biết

23/11/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chúng ta đã quá quen với những mẹo làm bài thi của các môn trắc nghiệm rồi đúng không? Và thi TOEIC cũng trắc nghiệm, vậy có mẹo làm bài thi TOEIC không? Hãy xem ngay bài viết dưới đây.

1. Những kinh nghiệm làm bài thi TOEIC hiệu quả

1.1. Sử dụng thời gian có hiệu quả

Mỗi phần thi thí sinh chỉ có một khoảng thời gian làm bài nhất định. Bạn phải tận dụng được tối đa thời gian ấy thì mới có cơ hội hoàn thành tốt bài thi vì đa số các thí sinh thường không kịp làm hay soát lại tất cả các phần thì đã phải nộp bài.

Chính vì thế, bạn cần có một kế hoạch sử dụng thời gian một cách cụ thể. Như tất cả mọi người đều đã biết, cả hai kỹ năng nghe và đọc đều có 100 câu với 45 phút phần nghe và 75 phút cho phần đọc. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn không tận dụng thời gian, bạn sẽ không có cơ hội nghe hay đọc lại lần thứ hai.

Ở phần nghe, thông thường sẽ có phần hướng dẫn chiếm khoảng 20-30s mỗi phần nhỏ ( 1; 2; 3; 4), bạn hoàn toàn có thể bỏ qua phần này để tiết kiệm thời gian khi làm bài test TOEIC.

Còn ở phần đọc, bạn nên đọc lướt một lượt để nắm được nội dung chính của bài trước khi đi vào một phần cụ thể. Phần 5 và phần 6 thường có nhiều câu dễ nên chỉ nên dành gần nửa thời gian cho cả hai phần này. Còn đối với phần 7, vì tập trung nhiều câu khó nên bạn cần xem trước câu hỏi sau đó mới quay lại bài đọc để chọn lọc được câu trả lời nhanh nhất.

1.2. Không nên dừng lại quá lâu ở một câu

Điều này rất nhiều thí sinh thường hay mắc phải. Thực tế cho thấy, với mạch làm bài liền mạch, chẳng ai muốn bỏ lại một câu hỏi sau đó còn thời gian mới quay lại suy nghĩ tiếp cả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, bạn chắc chắn phải làm điều này.

Thường thì bạn sẽ không được cầm thiết bị điện tử vào phòng thi và đồng hồ cũng vậy. Điều đó khiến bạn không kiểm soát thời gian làm một câu hỏi. Sự chần chừ, phân vân quá lâu ở một câu hỏi sẽ lấy đi thời gian làm những câu khác ở phía sau.

Bạn nên nhớ rằng những câu hỏi dễ và khó sẽ đan xen nhau. Nếu không hoàn thành toàn bộ câu hỏi của bài thi, rất có thể bạn đã bỏ lỡ những câu hỏi dễ một cách đáng tiếc đấy.

1.3. Chú ý đến ngữ cảnh của bài nghe

Bài nghe thường gây cho chúng ta nhiều khó khăn hơn những bài thi khác bởi chúng ta phải lắng nghe cuộc đối thoại giữa hai hoặc nhiều người bằng một ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ mà lại không được nhìn thấy khẩu hình của họ. Chính vì điều đó, nhiều thí sinh khá bối rối trước phần thi này.

Có một điểm rất quan trọng cần lưu ý chính là rất nhiều câu hỏi của phần thi nghe sẽ có thể suy đoán dựa trên ngữ cảnh của bài hội thoại. Ví dụ như  bài có ngữ cảnh giữa nhân viên phục vụ và khách hàng, khi đó mỗi lời thoại của nhân viên đều phải trang trọng và lịch sự. Điều này sẽ khiến ta loại bỏ được những phương án trả lời không phù hợp với ngữ cảnh bài hội thoại đang hướng tới.

1.4. Đừng cố hiểu tất cả các từ vựng 

Trong bài đọc thường có rất nhiều từ vựng mới mà bạn không hề biết. Tuy nhiên, đừng cố gắng hiểu hết các từ đó vì bạn có thể dựa vào những từ xung quanh hay ý chính của cả đoạn để đoán nghĩa của nó.

Thực tế là ngay cả khi không đoán được, biết được ý nghĩa của một số từ thì bạn hoàn toàn vẫn  làm được phần đọc này. Điều quan trọng nhất là bạn cần biết được câu hỏi đang hỏi về cái gì để tìm ra phần đoạn văn chứa câu trả lời đúng, việc biết từ chỉ giúp bạn củng cố thêm câu trả lời của mình mà thôi.

1.5. Có một tâm lý thoải mái

Yếu tố tâm lý có một vai trò rất lớn trong việc bạn làm bài thi có tốt hay không? Có rất nhiều thí sinh mang gánh nặng điểm số, hơn thua và cũng có khi chỉ là lo lắng cho những cố gắng của bản thân mình mà sức khỏe giảm sút dẫn đến kết quả không được khả quan.

Tốt nhất là những ngày trước ngày thi, bạn nên đi ngủ sớm, không ôn luyện quá sức và đừng suy nghĩ quá nhiều về kỳ thi sắp tới. Bởi tất cả những kiến thức đều đã được chuẩn bị đầy đủ rồi, trong những ngày này, bạn càng có tâm lý thoải mái, kỳ thi trôi qua càng dễ dàng và hiệu quả.

1.6. Mẹo chọn đáp án trắc nghiệm

Phần lớn các câu hỏi trong bài thi TOEIC đều là phần thi trắc nghiệm có bốn đáp án lựa chọn A, B, C, D. Khi lựa chọn những đáp án này, việc lựa chọn một đáp án chính xác là điều khá khó khăn, vì vậy tốt nhất là bạn nên sử dụng phương pháp loại trừ, gạch bỏ những đáp án sai và chọn ra đáp án đúng nhất.

Khi nhìn đáp án trong từng câu hỏi, nhất là phần thi đọc, chú ý gạch chân từ khóa và phân tích đáp án, cẩn trọng với những từ đồng nghĩa và trái nghĩa bởi những câu như vậy thường là đáp án đúng.

2. Mẹo làm bài thi TOEIC cho từng phần

2.1 Mẹo làm bài thi TOEIC kỹ năng nghe (Part 1 đến Part 4)

Mẹo làm Part 1 (Mô tả hình ảnh) thí sinh sẽ được xem tranh và nghe mô tả hình ảnh sau đó lựa chọn đáp án đúng nhất, thời gian dừng giữa hai câu là 5 giây, có tất cả 6 câu hỏi. Khi làm bài thi phần 1 này, thí sinh nên xem kỹ từng bức tranh mô tả có trong đề để nhìn thấy những điểm nổi bật nhất trong bức tranh. Xác định rõ bức tranh đang mô tả cái gì và thử đoán ngữ cảnh câu có thể xảy ra.

Thí sinh tự trả lời cho các câu hỏi như “who”, “what”, “where” đồng thời dự đoán về những tình huống có thể xảy ra càng chi tiết càng tốt để có thể biết được mình cần nghe những thông tin quan trọng nào trong bài nghe. Khi bắt đầu nghe phần này, hãy dùng phương pháp loại trừ để gạch đi những đáp án sai sau đó nếu có không kịp nghe thì cũng chỉ cần cân nhắc giữa những lựa chọn còn lại.

Mẹo làm Part 2 (câu hỏi - đáp), nghe một đoạn hội thoại trong đó có câu hỏi và câu trả lời để sau đó lựa chọn đáp án đúng, thời gian dừng giữa hai câu hỏi là 5 giây, có tất cả 25 câu hỏi. Ở phần này, bạn cần chú ý đến những từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa vì có thể câu trả lời trong đáp án là một từ đồng nghĩa mà bạn nghe được ở trong đoạn hội thoại. Bạn nên dành thời gian để đọc và phân tích câu trả lời, ghi nhớ câu trả lời để có thể nghe được đáp án chính xác trong thời gian làm bài. Hãy mạnh dạn đoán đáp án dựa trên những hiểu biết sẵn có của mình để có thể khiến quá trình nghe dễ dàng hơn.

Ở Part 2 bạn cần chú ý nghe thật kỹ từ để hỏi là When (khi nào), Who (ai), Where (ở đâu), How (thế nào) để tìm câu trả lời đúng nhất. Hãy ôn tập thật kỹ các từ đồng nghĩa để tránh mắc bẫy trong phần này.

Part 3 có tất cả 39 câu với 13 đoạn hội thoại, mỗi đoạn tương ứng với 3 câu hỏi. Bạn sẽ lắng nghe các đoạn hội thoại giữa hai nhân vật sau đó chọn câu trả lời phù hợp nhất, thời gian dừng giữa hai câu là 8 giây. Phần 3 thường kéo dài hơn hai phần trước nên sẽ khiến cho bạn cảm thấy “ngán” và khó có thể tập trung được.

Tuy nhiên, khi làm đến phần thi này, bạn cần giữ cho mình sự bình tĩnh, tập trung, chủ động lắng nghe và chọn lọc thông tin để tìm được đáp án đúng. Trong phần thi này, thí sinh cần chú ý để không bị đánh lừa bởi những từ có âm gần giống nhau, những thông tin đưa ra nhiều hơn để làm xáo trộn thông tin, các từ mang nghĩa phủ định khiến người đọc dễ lầm tưởng, hay những từ chỉ mức độ thường xuyên.

Hãy đọc trước câu hỏi để hình dung được đoạn hội thoại sẽ nói đến chủ đề gì, và sau đó vừa nghe vừa làm bài. 

Part 4 là một bài nói chuyện ngắn, có tất cả 30 câu hỏi tương ứng với 10 bài hội thoại, thời gian chuyển giữa 2 câu là 8 giây. Mức độ khó của bài thi đã được tăng lên, thông tin được đưa ra nhiều hơn nên thí sinh càng phải tập trung nghe cẩn thận và ghi nhớ thông tin.

Trong lúc làm bài, bởi tốc độ bài nói khá nhanh, thời gian chuyển tiếp giữa các câu hỏi lại khá ngắn nên thí sinh nên tận dụng thời gian để gạch chân và phân tích kỹ đáp án. Cần phải thực sự chú trọng vào nội dung bài nghe và chọn lọc những thông tin hữu ích, phù hợp với câu trả lời. Hãy đọc trước câu hỏi để hình dung được nội dung đoạn hội thoại sẽ nhắc đến.

2.2 Mẹo làm bài thi TOEIC phần Reading (Part 5 đến Part 7)

Part 5 của bài thi TOEIC là dạng điền từ còn thiếu vào câu cho sẵn để hoàn thành câu. Ở phần này bạn cần nắm thật chắc các kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh và từ vựng. Đối với part 5 thì không có mẹo thi nào rõ ràng cả, mỗi câu bạn nên làm trong khoảng thời gian 30s để có thời gian làm các câu khác.

Part 6 yêu cầu thí sinh phải hoàn thành đoạn văn, có 16 câu hỏi ứng với 4 đoạn văn nói về những chủ đề khác nhau. Part 7 cho các đoạn đơn và nhiều đoạn ngắn sau đó đưa ra câu hỏi xoay quanh nội dung bài đọc đã cho để kiểm tra khả năng đọc hiểu của thí sinh.

Đối với phần Reading, thí sinh nên làm nhanh những câu trắc nghiệm part 5, part 6 và dành nhiều thời gian hơn để làm bài thi Part 7 khó hơn. Đối với những câu trắc nghiệm có đáp án là những từ có cùng một gốc từ thì thí sinh nên nhanh chóng xác định loại từ, danh từ , động từ, tính từ, trạng từ hay dạng thức của từ để đưa ra đáp án đúng trong vài giây. Với những câu khó quá, có cấu trúc ngữ pháp hoặc từ vựng mà mình hoàn toàn không biết thì nên bỏ qua để làm sau, tránh lãng phí thời gian.

Riêng đối với part 7, bài đọc thường rất dài và dễ gây nản chí cho thí sinh, Tuy nhiên, bạn không nên mất thời gian vào việc đọc ngay bài đọc mà hãy tập trung vào đọc câu hỏi trước. Bởi khi đọc câu hỏi, bạn phần nào cũng nắm được chủ đề của bài cho trong đề cũng như hiểu được đề yêu cầu những gì, từ đó, sẽ tập trung vào những thông tin hữu ích cho trong bài thay vì mất thời gian đọc lan man từng câu, từng chữ.

Chú ý không cần phải hiểu hết đoạn văn, chỉ cần tìm được vị trí trong đoạn cung cấp đáp án ở câu hỏi. Nên cẩn thận với những từ đồng nghĩa cho trong bài và cho trong đáp án để có thể lựa chọn được đáp án đúng.

Chứng chỉ TOEIC có thể giúp bạn có nhiều cơ hội mới cũng như thăng tiến hơn trong sự nghiệp và để có được nó, bạn phải vượt qua kỳ thi cam go phía trước. Mong rằng những mẹo làm bài thi TOEIC trên có thể giúp bạn đạt được kết quả cao hơn trong bài thi TOEIC sắp tới.

>> Xem bài liên quan:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

04/04/2023

Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

15/06/2022

Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

30/01/2021

Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.

08/10/2020