Mẫu Quyết định luân chuyển cán bộ được lập khi nào và lập thế nào? Những nội dung thông tin dưới đây sẽ giúp cho bạn thuận lợi có thêm hiểu biết về mẫu giấy tờ này từ đó có thể thực hiện nhiệm vụ lập mẫu quyết định hiệu quả, đúng với quy định Nhà nước.
MỤC LỤC
Mẫu quyết định luân chuyển cán bộ là văn bản hành chính Nhà nước có giá trị quyết định về việc cơ quan, tổ chức cử cán bộ hoặc bổ nhiệm họ giữ chức danh quản lý, lãnh đạo khác với vai trò hiện tại trong thời gian nhất định nào đó để có thể tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện nghiệp vụ theo đúng như nhiệm vụ yêu cầu.
Như vậy, khi ai đó nhận quyết định này thì sẽ được luân chuyển sang một chức danh khác tạo nên một sự luân chuyển nghiệp vụ, đòi hỏi một quá trình học hỏi, đào tạo nghiêm túc để có thể hoàn thành đầy đủ chuyên môn lãnh đạo, quản lý của mình. Điều này không chỉ có giá trị với chính bản thân người được nhận quyết định mà còn mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp trong công cuộc nâng cao năng lực lãnh đạo.
Vậy nên mẫu quyết định luân chuyển cán bộ rất quan trọng và buộc người có thẩm quyền soạn thảo phải nắm bắt đúng các nguyên tắc cơ bản. Tiếp tục khám phá về những chia sẻ dưới đây để giúp bạn có được bí quyết xây dựng mẫu quyết định này nhanh chóng, hiệu quả.
Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định giao nhiệm vụ cho cán bộ
Dựa vào hiểu biết thế nào là văn bản Quyết định luân chuyển cán bộ chúng ta nhận thấy vai trò to lớn của nó đối với công tác đào tạo nguồn lực phát triển của công ty, đặc biệt là đối với việc tạo nguồn lãnh đạo chất lượng cho công ty. Khi quyết định được ban hành, một nhân lực được nhận quyết định sẽ hiểu rằng bản thân họ nằm trong danh sách mà công ty đang tạo nguồn, được đón nhận những cơ hội mới để mở rộng kỹ năng, nghiệp vụ, nhất là năng lực về quản lý.
Đối với phía công ty, bằng mẫu quyết định này, ban lãnh đạo đã trao đến nhân lực của mình những cơ hội phát triển bản thân mới, cũng là một cách để cho người được nhận quyết định ý thức sâu sắc hơn về trọng trách sắp tới mà công ty giao phó. Từ bản quyết định, một hoạt động có giá trị được triển khai thực hiện, đó chính là công cuộc học hỏi, rèn luyện, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ ở vai trò mới, tạo ra sự thúc đẩy không ngừng cho công ty.
Quyết định điều chuyển cán bộ được lập nên bởi cấp trên theo như quy định của Đảng và Nhà nước về phân cấp quản lý, ban hành bởi Chính phủ tại Khoản 1, điều số 57 của Nghị định 138. Nếu bạn là người đứng đầu một cơ quan Nhà nước và nhận thấy cần có sự luân chuyển đối với các cán bộ cấp dưới thì sẽ thực hiện lập quyết định để ban hành đến những cá nhân áp dụng.
Xem thêm: Cập nhật mẫu phiếu đánh giá công chức theo quy định mới nhất
Vì là một văn bản hành chính nhà nước cho nên bản quyết định luân chuyển cán bộ sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy chuẩn của một văn bản hành chính hiện hành. Cụ thể, trong quyết định, người lập cần đảm bảo có đủ sự xuất hiện của các yếu tố:
- Tên đơn vị, số hiệu quyết định
- Quốc hiệu - Tiêu ngữ
- Địa điểm - Thời gian lập quyết định
- Tên quyết định luân chuyển cán bộ
Trong đó, mỗi yếu tố này đều có yêu cầu về cách trình bày. Tên đơn vị, số văn bản và Quốc hiệu tiêu ngữ sẽ được đặt ở lề trên cùng của khổ giấy, đối xứng nhau với phần góc trái để viết tên đơn vị kèm số văn bản và góc phải là phần trình bày quốc hiệu - tiêu ngữ.
Tiếp theo, cũng ở lề phải, dòng thông tin về thời gian, địa điểm được đưa ra, chú ý chỉ trình bày trên một dòng. Vì thế nếu viết tay quyết định bạn phải chọn đúng vị trí bắt đầu viết sao cho vừa vặn một dòng thông tin. Địa điểm, thời gian lập quyết định yêu cầu phải chính xác.
Tên quyết định trình bày khá đơn giản theo nguyên tắc: viết ở giữa khổ giấy và in đậm. Có thể linh hoạt viết theo các cách như ví dụ mẫu sau:
QUYẾT ĐỊNH LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ
QUYẾT ĐỊNH
V/v luân chuyển cán bộ
Sau khi có một phần mở đầu đầy đủ, chuẩn quy tắc thì bạn chuyển sang trình bày nội dung cho quyết định mẫu. Nội dung chính được bắt đầu từ việc đưa ra các căn cứ pháp lý xác đáng để lập văn bản.
Đối với mẫu quyết định luân chuyển công tác, các cơ sở pháp lý cần thiết để phục vụ cho việc lập văn bản này có thể nêu ra:
- Quy định tại Khoản 11 của Điều số 7 trong Luật cán bộ, công chức ban hành năm 2008
- Nhu cầu về việc luân chuyển cán bộ của đơn vị
- Chủ trương của cơ quan và các cấp có thẩm quyền
- Đề xuất của địa phương
Tiếp theo, người lập quyết định đưa ra các điều khoản để thông tin và yêu cầu người nhận có thể tiếp nhận đúng chủ trương, quy định trong quyết định. Bạn sẽ xây dựng những điều khoản này theo nội dung gợi ý dưới đây:
Điều 1: Quyết định lập cá nhân cần thực hiện luân chuyển. Hãy ghi chi tiết thông tin cá nhân của người nhận quyết định bao gồm họ và tên đầy đủ, đơn vị công tác, chức vụ đảm nhận và những thông tin cá nhân cơ bản (tuổi tác, số điện thoại, địa chỉ)
Điều 2: Nội dung quyết định luân chuyển chi tiết
Ở điều này, người lập sẽ trình bày thông tin về địa điểm, đơn vị sẽ được luân chuyển đến, chức vụ đảm đương sau khi được luân chuyển, thời gian luân chuyển cụ thể trong bao lâu, từ ngày/tháng/năm nào đến ngày/tháng/năm nào. Đồng thời đưa ra cả những yêu cầu, nhiệm vụ mà người cán bộ cần đáp ứng tại nơi luân chuyển đến.
Điều 3: yêu cầu cán bộ nhận quyết định có trách nhiệm thi hành nghiêm túc các điều khoản được đưa ra trong quy định.
Bên cạnh việc cần phải đáp ứng chuẩn form mẫu của dạng văn bản hành chính thì người lập mẫu cũng phải chú ý soạn thảo nội dung ngắn gọn, súc tích, đúng trọng tâm vấn đề. Không cần trình bày quá kỹ càng lý do vì sao lại quyết định điều chuyển mà chỉ cần ban hành quyết định với nội dung yêu cầu người tiếp nhận phải tuân thủ.
Về từ ngữ sử dụng, người có thẩm quyền soạn thảo bản quyết định này cần cân nhắc sử dụng từ ngữ lịch sự, có tính hiệu lệnh để mang đến màu sắc trang trọng cho đúng thể loại văn bản quyết định được ban hành từ cấp trên.
Khi kết thúc quyết định, người lập sẽ ký và ghi rõ họ tên thì văn bản mới mang tính pháp lý và đủ điều kiện để thực hiện, ban hành.
Như vậy, thông qua nội dung chia sẻ sau đây, vieclam123.vn đã hoàn thành nhiệm vụ giúp cho bạn đọc biết cách lập mẫu quyết định luân chuyển cán bộ một cách dễ dàng và đúng quy định. Rất mong bài viết sẽ trở thành nguồn tư liệu tốt cho nhiều người.
Mẫu đơn xin nghỉ việc có rất nhiều loại, có những văn bản có thể tự do xây dựng mà không cầu kỳ đòi hỏi phải tuân thủ một form chuẩn nào nhưng cũng có những mẫu đơn xin nghỉ được ban hành nghị định phải tuân thủ trong đó có mẫu đơn xin nghỉ theo Nghị định số 46. Vậy bạn hiểu biết gì về mẫu đơn này? Hãy khám phá để biết cách sử dụng nó trong trường hợp cần thiết nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ