Mẫu giấy ủy quyền quyền phó giám đốc ký thay thường được áp dụng khi cần ký hóa đơn và không có mặt của giám đốc để ký trực tiếp. Mẫu giấy này cần phải được thông qua dựa vào căn cứ xác đáng là điều lệ và nghị định. Vì thế, bạn cần hiểu rõ về quy định ký thay cũng như về việc lập giấy ủy quyền này để đảm bảo đáp ứng đúng luật pháp.
MỤC LỤC
Cùng vieclam123.vn khám phá nội dung này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mọi sự ủy quyền đều cần được tiến hành thực hiện dựa vào căn cứ là quy định từ pháp luật đưa ra. Từ đó ủy quyền từ giám đốc đối với phó giám đốc về việc ký thay cũng tương tự vậy. Để biết rõ hơn về việc phải lập giấy ủy quyền như thế nào, bạn cần nắm bắt được một vài thông tin quan trọng dưới đây.
Ở góc nhìn chung, ủy quyền chính là một hình thái miêu tả việc đôi bên cùng tham gia chung một giao dịch có sự chấp thuận với nhau về các mặt quy định, thỏa thuận. Trong trường hợp cụ thể chúng ta đang bàn luận đến, phía người ủy quyền sẽ là giám đốc và người được ủy quyền là phó giám đốc, nội dung ủy quyền là ký thay giấy tờ. Khi mẫu giấy ủy quyền đã được lập và có sự chấp thuận của đôi bên thì người phó giám đốc hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là người nhân danh đứng ra xử lý vấn đề thay giám đốc.
Xem thêm: Bật mí nội dung mẫu giấy ủy quyền ký hợp đồng lao động chuẩn nhất
Phó giám đốc nhận ủy quyền ký thay giám đốc trong những trường hợp cần thiết sẽ có nghĩa vụ trở thành một đại diện thực hiện xử lý tất cả các công tác theo quyền hành giám đốc. Tuy nhiên trên thực tế luật pháp thì người được ủy quyền ký thay chức vụ giám đốc này hoàn toàn phải tuẩn thủ đầy đủ mọi nghị định, quy định, điều lệ để tránh xảy ra những yếu tố tiêu cực và trsnh sự thao túng.
Giấy ủy quyền sẽ trở thành một căn cứ xác thực cho việc phân công nhiệm vụ và ủy quyền, xác định rõ phần trách nhiệm sau khi ủy quyền lại. Vậy nên người giám đốc khi cần giao việc cho phó giám đốc thay mặt mình ký giấy tờ giải quyết các công việc trong thẩm quyền của mình thì cần phải làm giấy ủy quyền. Mẫu giấy này vì vậy vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Để đảm bảo tính hiệu lực của giấy ủy quyền thì người lập phải đảm bảo chuẩn các nguyên tắc tạo lập giấy.
Đứng ra ký thay các giấy tờ sổ sách là một vấn đề rất nhạy cảm, bất cứ ai nhận nhiệm vụ này cũng đều phải cẩn trọng. Vì thế, nếu như bạn trong vai trò là phó giám đốc khi được giám đốc ủy quyền lại thì hãy ghi nhớ tuân thủ một vài điểm sau đây.
Có hai căn cứ được dựa vào để lập mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc đứng ra ký thay giám đốc:
- Bộ luật Dân sự Việt Nam đang hiện hành
- Chức năng, quyền hạn của giám đốc
Qua hai cơ sở này, mẫu giấy ủy quyền được lập nên với nội dung có giá trị pháp lý, buộc những người liên quan phải tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề nêu trong nội dung.
Trong mẫu giấy này có hai đối tượng liên quan đến việc ủy quyền và nhận ủy quyền đó là giám đốc và phó giám đốc. Trong đó, ở ngay mục người đứng ra ủy quyền lại cho người khác thì bạn nêu rõ các thông tin cơ bản bao gồm Họ và tên đầy đủ, số chứng minh nhân dân, chức vụ hiện tại, các thông tin liên lạc.
Thông tin của người nhận ủy quyền lại cũng nêu tương tự như trên và đảm bảo yêu cầu chính xác, đầy đủ.
Xem thêm: Mách bạn cách chuẩn bị mẫu giấy ủy quyền viết tay chuẩn nhất
Mẫu giấy ủy quyền có nội dung đầy đủ sẽ chứa những thông tin về các điều khoản ủy quyền, xác nhận tính hiệu lực của giấy ủy quyền. Cụ thể mẫu giấy này sẽ được trình bày như sau:
- Điều 1: Bên A - giám đốc ủy quyền lại sẽ ủy quyền cho Bên B - phó giám đốc nhận ủy quyền. Theo đó, giám đốc cho phép phó giám đốc dược thay mặt để ký vào các giấy tờ sổ sách. Đồng thời bên phó giám đốc cần phải thực hiện đúng thao tác, nhiệm vụ được Bên A bàn giao, báo cáo lại kết quả thực hiện.
- Điều 2: mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay có hiệu lực kể từ ngày ký. Ngày kết thúc nhận ủy quyền là ngày được ghi trong mẫu giấy ủy quyền hoặc ngày có văn bản ủy quyền cho người khác.
Giấy ủy quyền được lập ra trao quyền được phép ký thay cho phó giám đốc chỉ khi thực sự cần thiết như giám đốc đi công tác, vắng mặt ở cơ quan và giao lại quyền xử lý công việc cho phó giám đốc. những quyền hạn và các trách nhiệm nghĩa vụ phát sinh sau khi phó giám đốc nhận ủy quyền thì cần được xác lập rõ bởi người đại diện.
Trong suốt quá trình phó giám đốc thực hiện việc đứng ra thay mặt, nhân danh thì cần thực hiện công tác dựa trên nguyên tắc vì lợi ích của người khác.
Tất cả các vấn đề ủy quyền liên quan không chỉ đến quyền hạn mà còn xác lập trách nhiệm cần đứng ra gánh vác đều được trình bày trong giấy ủy quyền, và mẫu giấy này cũng trở thành một căn cứ xác đáng để xác nhận tính trách nhiệm của từng người khi đã ủy quyền và nhận ủy quyền. Vậy nên dù việc lập mẫu văn bản này khá là đơn giản thế nhưng quy trình thực hiện trong thực tế để đảm bảo tính đúng đắn và giúp người nhận ủy quyền làm tốt trách nhiệm được giao phó lại là cả một quá trình dài, người phó giám đốc nhận ủy quyền cần phải cẩn trọng và lưu tâm cho từng vấn đề để hoàn thành trọng trách.
Như vậy, thông qua bài viết này, vieclam123.vn đã gửi đến bạn đọc những nội dung chia sẻ đầy giá trị kiến thức pháp lý liên quan đến việc lập và sử dụng mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay. Bạn đang quan tâm đến vấn đề này hãy ghi lại các điểm quan trọng để lưu ý cho quá trình lập mẫu giấy cũng như thực hiện tốt phần trách nhiệm của mình trong vấn đề này, bất kể bạn ở vai trò của người ủy quyền hay người nhận ủy quyền.
Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng được lập khi người phụ trách chính của giao dịch không thể trực tiếp có mặt để thực hiện giao dịch. Việc lập giấy ủy quyền giao dịch cần đáp ứng đúng quy định của Pháp luật, đảm bảo mẫu giấy ủy quyền có giá trị pháp lý, có hiệu lực thì người được ủy quyền mới thay mặt giải quyết công việc và giao dịch sau khi diễn ra mới được công nhận. Vậy nên việc cập nhật cách viết mẫu giấy ủy quyền này rất quan trọng. vieclam123.vn sẽ hỗ trợ bạn có được những bí quyết cần thiết để lập nội dung mẫu giấy hiệu quả.
MỤC LỤC
Chia sẻ