close
cách
cách cách cách cách cách

Kiến thức kinh doanh về mẫu giấy phép bán hàng của Nhà sản xuất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu giấy phép bán hàng của nhà sản xuất là gì? Trong hoạt động kinh doanh, khi nào bạn cần chú ý sử dụng mẫu giấy tờ này? Hãy đọc kỹ bài viết dưới đây để hiểu biết nhiều hơn về luật kinh doanh.

1. Tìm hiểu chung giấy phép bán hàng của Nhà sản xuất

1.1. Quy định pháp luật về việc sử dụng giấy phép bán hàng của Nhà sản xuất

1.1.1. Hiểu thế nào về mẫu giấy phép bán hàng của nhà sản xuất?

Theo Thông tư 05 của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tại Điều 6 về nội dung hướng dẫn đối với việc lập hồ sơ mời thầu cho hạng mục mua hàng hóa có nêu rõ quy định:

Khi có dự án thầu các loại hàng hóa phức tạp, mang tính đặc thù, đòi hỏi trách nhiệm về việc đảm bảo quyền lợi khách hàng trong cung cấp dịch vụ sản bán của đơn vị sản xuất (sữa chữa, bảo dưỡng, khả năng cung cấp vật tư và phụ tùng thay thế,...), nội dung của hồ sơ mời thầu hoàn toàn có thể đưa ra yêu cầu chính đáng cho phía nhà thầu cần phải cung cấp được mẫu giấy phép bán hàng của nhà sản xuất.

Bạn biết gì về mẫu giấy phép bán hàng từ Nhà sản xuất?
Bạn biết gì về mẫu giấy phép bán hàng từ Nhà sản xuất?

Như vậy, có thể nói giấy tờ này là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ thầu nếu gói mời thầu liên quan tới những hàng hóa đặc thù, đòi hỏi trách nhiệm về cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Đồng thời, nó trở thành một tiêu chí để đơn vị chủ thầu chọn được nhà thầu phù hợp và là điều kiện để nhà thầu trúng được dự án thầu béo bở.

Ngoài ra, có thể thay thế giấy tờ này bằng các giấy tờ khác có giá trị tương đương. Chúng bao gồm giấy chứng nhận về mối quan hệ đối tác, tài liệu có cùng giá trị tương đương. Nhìn chung, một trong ba loại giấy tờ này cần phải xuất hiện trong hồ sơ dự thầu nếu hồ sơ mời thầu có yêu cầu.

Giấy phép chứng nhận bán hàng của đơn vị sản xuất là giấy tờ gì?
Giấy phép chứng nhận bán hàng của đơn vị sản xuất là giấy tờ gì?

Nếu không có một trong số đó, phía nhà thầu sẽ cần làm rõ lý do vì sao thiếu, bổ sung theo đúng yêu cầu trong khi hồ sơ dự thầu được đánh giá. Theo đó, phía mời thầu cũng cần phải tiếp nhận những giấy tờ bổ sung để việc đánh giá khách quan và hiệu quả. Hợp đồng thầu hàng hóa đặc thù sẽ được ký kết khi nhà thầu đã có đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ, bao gồm một trong 3 loại giấy tờ đã nêu.

Xem thêm: Viết nội dung mẫu báo cáo hoàn thành công trình chi tiết

1.1.2. Những mặt hàng đặc chủng phải có giấy phép bán hàng

Trong Mẫu hồ sơ mời thầu tại Chương II, mục số 15.2 ban hành kèm với Thông tư 05 của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư nêu ra nội dung quy định để phân loại hàng hóa cần hoặc không cần giấy phép của nhà sản xuất. Nội dung cập nhật như sau:

Thứ nhất, những hàng hóa không cần phải nộp giấy phép trong hồ sơ dự thầu bao gồm những hàng hóa thông dụng, đã có bảo hành, được tiêu chuẩn hóa trong quy định mà phía đơn vị sản xuất đặt ra quy định rất rõ ràng.

Mặt hàng nào cần được cấp phép bán hàng từ phía đơn vị sản xuất?
Mặt hàng nào cần được cấp phép bán hàng từ phía đơn vị sản xuất?

Thứ hai, những loại hàng hóa cần giấy phép bán hàng của đơn vị sản xuất là nguồn hàng phức tạp, có tính đặc thù cao và gắn liền với trách nhiệm cần phải chăm sóc về dịch vụ sau bán hàng.  

Dựa vào những cuộc khảo sát người tiêu dùng, sự tìm hiểu kỹ về tính chất hàng hóa và nắm bắt thị trường thì chúng ta sẽ phân loại được hàng hóa theo hai tiêu chí phân loại trên, từ đó ở tư cách của nhà mời thầu có thể đặt ra yêu cầu nhà thầu phải chuẩn bị giấy phép hay không theo gói thầu cụ thể.

1.2. Ý nghĩa của giấy phép bán hàng của Nhà sản xuất

Ý nghĩa quan trọng mà giấy phép bán hàng hóa cấp từ nhà sản xuất mang tới
Ý nghĩa quan trọng mà giấy phép bán hàng hóa cấp từ nhà sản xuất mang tới

Qua thông tin quy định đối với việc áp dụng giấy phép này trong quá trình thầu các gói hàng hóa thì chúng ta nhận thấy được giá trị quan trọng của nó. Nói một cách cụ thể thì giấy phép này được yêu cầu phải có trong hồ sơ dự thầu đúng theo những hướng dẫn ở Thông tư 05 do Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa ra sẽ đảm bảo không có điều kiện nào được đưa ra, từ đó có thể hạn chế được nhiều nhà thầu không tiềm năng cũng tham gia cạnh tranh hoặc có thể đem đến lợi thế chủ đích cho một hay một vài nhà thầu.

Xem thêm: Cùng tìm hiểu về mẫu báo cáo giám sát thi công chuẩn nhất hiện nay

2. Mẫu giấy phép bán hàng của nhà sản xuất có gì? Lập thế nào?

Giấy phép bán hàng này khá ngắn gọn và chỉ chứa các thông tin thực sự liên quan đến việc xác định rõ bản quyền của hàng hóa. Bạn sẽ viết được hình thức, nội dung trình bày và cách lập giấy tờ này theo chia sẻ ngay dưới đây.

Giấy phép này không được trình bày theo form mẫu văn bản hành chính nên các yếu tố quy chuẩn như Quốc hiệu,... sẽ không có, làm cho việc lập giấy phép được tiến hành nhanh chóng hơn, đỡ phức tạp hơn. Giấy phép bắt buộc phải có tên để xác định giá trị biểu thị của nó.  Bạn có thể lập tên như sau:

GIẤY PHÉP BÁN HÀNG CỦA NHÀ SẢN XUẤT hoặc GIẤY PHÉP BÁN HÀNG THUỘC BẢN QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT đều được.

Nội dung trong giấy phép bán hàng được cấp phép từ nhà sản xuất
Nội dung trong giấy phép bán hàng được cấp phép từ nhà sản xuất

Sau khi có được một tên gọi đầy đủ, rõ ràng thì ngay bên dưới sẽ trình bày thời gian lập giấy tờ, ghi lời kính gửi. Đối tượng nhận giấy phép và được viết trong phần này chính là bên mời thầu.

Tiếp tục, bạn trình bày thông qua nội dung đề cập vấn đề, cần ghi rõ dựa trên đề nghị đến từ phía nhà thầu nào, họ cung cấp cụ thể nguồn hàng nào cho gói thầu, dự án. Tên của gói thầu và dự án cần ghi rõ. Khẳng định với tư cách là nhà sản xuất kèm theo các thông tin về tên đơn vị, thời gian thành lập, địa chỉ, các sản phẩm sản xuất,... đã đồng ý cho phép phía nhà thầu sử dụng hàng hóa sản xuất để chào hàng.

Cuối cùng bạn có thể kết thúc giấy phép này bằng lời cam đoan về việc sẽ cung cấp hàng hóa theo tiêu chí đầy đủ và đảm bảo các dịch vụ sau bán được tốt nhất. Người đại diện pháp luật từ phía nhà sản xuất sẽ đứng ra để ký kết để giấy tờ này có hiệu lực. có thể sử dụng trong hồ sơ dự thầu.

Hướng dẫn lập giấy phép về việc bán hàng hóa của đơn vị sản xuất
Hướng dẫn lập giấy phép về việc bán hàng hóa của đơn vị sản xuất

Lưu ý, giấy phép này chỉ được áp dụng khi hàng hóa nằm trong nhóm phân loại đã nêu trên. Đây cũng chính là quy định được đặt ra tại Chương số 7, Mục 3. Trong một vài trường hợp đặc biệt và thật sự cần thiết, ngay cả nguồn hàng phổ biến vẫn có thể được phép yêu cầu cấp giấy tờ ủy quyền từ đại lý phân phối.

Như vậy bằng những chia sẻ vieclam123.vn đã nêu trong bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ ràng hơn về mẫu giấy ủy quyền bán hàng của Nhà sản xuất. Kiến thức này sẽ đem đến cho bạn rất nhiều giá trị hữu ích để có thể thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, nắm bắt những cơ hội hợp tác giàu giá trị lợi ích.

Mẫu giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa được chuẩn bị như thế nào?

Nếu bạn đang có dự định kinh doanh hàng tạp hóa thì hãy cập nhật ngay những thông tin quy định về thủ tục xin mẫu giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa qua bài viết dưới đây nhé. Hứa hẹn, nội dung chúng tôi gửi đến sẽ giúp cho bạn có được rất nhiều kiến thức để việc kinh doanh được bắt đầu một cách suôn sẻ nhất. Nhanh chóng click vào đường dẫn thân thiện phía dưới đây để khám phá bí quyết nhé.

Mẫu giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.