Khi chuyển nơi sinh sống và làm việc tạm thời, công dân cần phải hoàn thành hồ sơ xin tạm trú hoặc tiếp tục xin gia hạn tạm trú và gửi tới cơ quan có thẩm quyền trong thời gian ngắn nhất. Vậy bạn đã biết cách soạn thảo mẫu đơn xin gia hạn tạm trú chưa? Cùng tìm hiểu cách viết mẫu đơn theo chuẩn quy định của Pháp luật.
MỤC LỤC
Mẫu đơn xin gia hạn tạm trú là một văn bản hành chính, được dùng khi công dân thực hiện các thủ tục nhằm xin gia hạn tạm trú tại một nơi sinh sống tạm thời, có thời hạn nhất định tại một địa điểm mới, nằm ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã cũ của công dân (nơi công dân hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú).
Khi di chuyển tới nơi ở tạm thời, công dân cần nhanh chóng hoàn thành thủ tục đăng ký hoặc gia hạn tạm trú để đảm bảo quyền lợi và tránh những sự cố không đáng có, đơn cử như:
- Công dân bị phạt vì không đăng ký tạm trú. Luật Cư trú mới được ban hành năm 2020 đã quy định rõ ràng về khoản phạt dành cho công dân không đăng ký, không gia hạn tạm trú. Trong bất kỳ trường hợp nào, vì mục đích học tập hoặc lao động tại các cơ sở ngoài phạm vi hành chính cấp xã của địa phương, nếu không thực hiện đăng ký thường trú mới/gia hạn thường trú, cá nhân hoặc chủ hộ gia đình sẽ phải nộp phạt từ 100.000 tới 300.000 đồng.
- Công dân bị xóa đăng ký thường trú nếu không gia hạn tạm trú: Trong trường hợp công dân vắng mặt liên tục từ 12 tháng trở lên tại nơi thường trú mà không đăng ký hoặc gia hạn tạm trú mới, công dân sẽ bị xóa thường trú tại địa phương. Không kể những trường hợp đang chấp hành án phạt tù hoặc các biện pháp giáo dục bắt buộc tại trại giáo dưỡng, trại cai nghiện…
Căn cứ theo những quy định đã nêu, mọi công dân đều phải xin gia hạn tạm trú khi đang sinh sống tại một nơi ở mới ngoài phạm vi hành chính cấp xã công dân hiện đang đăng ký thường trú và đã hết hạn đăng ký thường trú cũ. Nếu công dân chuyển sang sinh sống tại một nơi ở hợp pháp khác trong phạm vi hành chính cấp xã thì không cần phải đăng ký/gia hạn tạm trú. Tuy nhiên, công dân cần phải thông báo lưu trú cho công an địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Luật Cư trú năm 2020 không ấn định một ngày cụ thể mà công dân cần phải thực hiện gia hạn tạm trú. Tuy nhiên, công dân cần phải thực hiện những thủ tục này ít nhất là trước 15 ngày trước thời hạn tạm trú đăng ký hết hạn. Công dân có thể gia hạn tạm trú trong thời gian tối đa là hai năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.
Đối với thủ tục xin gia hạn tạm trú, quy trình được thực hiện lần lượt theo ba bước sau đây:
- Đầu tiên, công dân cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin gia hạn tạm trú theo đúng quy định của Pháp luật, các cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉ cho phép gia hạn đối với những bộ hồ sơ đã chứng minh đầy đủ tính pháp lý.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân, Cán bộ xã/phường sẽ viết giấy biên nhận trao cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ thiếu biểu mẫu hoặc kê khai chưa đúng, Cán bộ sẽ trực tiếp hướng dẫn công dân. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cán bộ sẽ tiến hành trả lại hồ sơ kèm giải trình bằng văn bản.
- Trong vòng 3-5 ngày, hồ sơ của công dân sẽ được xử lý. Khi nhận lại các giấy tờ liên quan, công dân phải nộp lại giấy biên nhận kèm một khoản lệ phí. Nếu hồ sơ không được chấp nhận, công dân tiến hành bổ sung và ký nhận.
Đối với thủ tục gia hạn tạm trú, bộ hồ sơ xin gia hạn tạm trú không có quá nhiều yêu cầu phức tạp, người làm hồ sơ chỉ cần chuẩn bị Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và văn bản đề nghị gia hạn tạm trú có khai đầy đủ thông tin, danh sách những người xin gia hạn tạm trú kèm thông tin về chỗ ở hợp pháp.
Phần mở đầu của mẫu đơn xin gia hạn tạm trú cũng giống với các văn bản hành chính khác, người làm đơn cần hoàn thiện những tiêu chuẩn về hình thức qua một số yếu tố như tên đơn, Quốc hiệu, Tiêu ngữ. Quốc hiệu cần viết in hoa tất cả các tiếng, đầy đủ dấu và khoảng cách, trình bày phía trên cùng của văn bản. Tiêu ngữ cần được viết bằng chữ in thường, các cụm từ trong tiêu ngữ cần được ngăn cách bởi dấu gạch nối. Tiêu ngữ cần được căn giữa, ngay sát Quốc hiệu, dưới tiêu ngữ là một đường kẻ ngang, nét liền có cùng độ dài.
Dưới Quốc hiệu và Tiêu ngữ là tên đơn, cần viết in hoa, căn giữa: “TỜ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ”. Ngay dưới tên đơn là thông tin về cơ quan nhận đơn xin gia hạn tạm trú, thường là cơ quan hành chính cấp xã nơi công dân hiện đang sinh sống tạm thời.
Đối với phần nội dung chính, công dân cần điền đủ những thông tin liên quan tới danh tính cá nhân gồm Họ và tên, Ngày/tháng/năm sinh, Giới tính, Số định danh cá nhân, Số điện thoại liên hệ và Email, Nghề nghiệp. Tiếp nối những thông tin về bản thân, công dân cần hoàn thiện những thông tin về nơi sinh sống và đăng ký thường trú trước và sau khi di chuyển gồm: nơi tạm trú, nơi thường trú và nơi ở hiện tại.
Nếu người làm đơn không phải là chủ hộ, công dân cần khai tiếp những thông tin liên quan tới chủ hộ bao gồm tên, mã số định danh của chủ hộ và quan hệ của người làm đơn với chủ hộ. Sau khi đã cung cấp đủ những thông tin trong đơn, người làm đơn có thể bắt đầu đề xuất nội dung thay đổi tạm trú. Nếu công dân thay đổi địa chỉ tạm trú cùng gia đình, công dân cần điền đầy đủ thông tin về những thành viên này gồm tên, ngày tháng năm sinh, mã định danh, nghề nghiệp, quan hệ với người có thay đổi, quan hệ với chủ hộ.
Mẫu đơn xin gia hạn tạm trú thực chất là một tờ khai thông tin của người thay đổi tạm trú và các thành viên liên quan. Vậy nên, người làm đơn xin gia hạn tạm trú không nhất thiết phải cam đoan, cam kết về tính xác thực của thông tin như những văn bản khác. Kết thúc lá đơn, người làm đơn cần bổ sung đầy đủ chữ ký và ý kiến của chủ hộ, chủ sở hữu và bản thân người kê khai.
Trong một vài trường hợp, người kê khai cần bổ sung cả ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ khi có thành viên chưa thành niên hoặc hạn chế về hành vi dân sự, những người không đủ năng lực hành vi dân sự để có thể thay đổi thông tin về cư trú.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn chi tiết của vieclam123.vn về thủ tục chuẩn bị bộ hồ sơ xin gia hạn tạm trú cũng như cách soạn thảo mẫu đơn xin gia hạn tạm trú. Đừng quên thường xuyên theo dõi website của vieclam123.vn để liên tục cập nhật những thông tin mới nhất.
Giấy xác nhận thường trú tại địa phương là văn bản quan trọng được dùng mỗi khi công dân muốn xin xác nhận thường trú tại một địa phương khác. Nếu bạn còn chưa biết nội dung chính của đơn xin xác nhận thường trú tại địa phương gồm những gì, hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023