Thông thường, khi xin xác nhận cư trú tại một địa phương nào đó, bạn cần có giấy xác nhận thường trú tại địa phương. Lá đơn này được người đăng ký thường trú viết đơn nêu rõ thông tin, nội dung gửi tới cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, đơn xin xác nhận thường trú còn được sử dụng để xác nhận dân sự, xác nhận độc thân, xác nhận tạm trú, xác nhận về thân nhân, xác nhận về nơi cư trú và xác nhận để ly hôn… Cùng tìm hiểu cách viết đơn xin xác nhận thường trú tại địa phương qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Đơn xin xác nhận thường trú tại địa phương hay đơn xin xác nhận của địa phương là giấy tờ xác thực các yếu tố cho một cá nhân nào đó xác thực về mặt pháp lý và có con dấu xác nhận của chính quyền địa phương.
Khi địa phương nơi cá nhân cư trú đã thực hiện xác nhận thì văn bản mà cá nhân đưa ra sẽ có tính pháp lý và được công nhận bởi nhà nước. Bởi vậy, để chấp thuận một mục đích nào đó, cá nhân cần gửi tới địa phương mẫu đơn xin xác nhận, sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.
Bởi vậy, tùy theo trường hợp, cá nhân sẽ sử dụng lá đơn xác nhận thường trú tại địa phương dựa theo lý do mà mình mong muốn, sao cho phù hợp với mục đích của mình.
Giấy xác nhận thường trú là văn bản mà người dân được cấp bởi cơ quan đăng ký cư trú, trong đó nêu rõ địa điểm, thời gian, tên người đăng ký và hình thức đăng ký cư trú là thường trú. Bạn hoặc gia đình đều có thể yêu cầu cơ quan tại đăng ký cư trú địa phương cấp giấy này.
Thông thường, giấy xác nhận thường trú được sử dụng trong trường hợp sau:
- Người dân đã được cấp các giấy chứng nhận xác nhận cư trú, tuy nhiên đã bị hư hỏng hoặc mất và không thể chứng thực các giấy tờ gốc. Lúc này, người dân sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận các thông tin đăng ký để có thể sử dụng các giấy tờ về cư trú, thường trú.
- Trường hợp người dân mới chuyển tới đây sinh sống và chưa hoàn thiện các thủ tục đăng ký thường trú theo quy định hoặc chưa được cấp dù đã thực hiện. Khi đó, trong quá trình cơ quan kiểm tra hồ sơ và xác minh thực tế, người dân sẽ được cấp giấy xác nhận thường trú để phục vụ cho việc hoàn thiện hồ sơ, công việc của mình.
Những đối tượng có thể ra công an phường xin xác nhận nơi cư trú hoặc thường trú gồm có:
- Chủ hộ xin xác nhận thường trú thuộc những người nằm trong hộ khẩu và nếu người đó chưa thuộc hộ khẩu gia đình cần kèm theo đơn xin tạm vắng của người xin xác nhận thường trú, cùng với bản khai nhân khẩu.
- Người đang nằm trong hộ khẩu xin xác nhận đăng ký thường trú với những đối tượng, cá nhân có tên trên hộ khẩu.
- Một cá nhân nào đó xin xác nhận thường trú của một cá nhân khác khi muốn khởi kiện gửi tới tòa án.
Xem thêm: Giấy xác nhận cư trú là gì? Thông tin xoay quanh giấy xác nhận cư trú
Trong cuộc sống hiện nay cùng với đơn xin xác nhận tạm trú, đơn xin xác nhận thường trú được sử dụng khá thông dụng và phổ biến. Khi một cá nhân, hộ gia đình chuyển thay đổi nơi ở, chuyển sang nhà mới hoặc sinh hoạt ở một địa phương nào đó và có mong muốn được xác nhận thường trú, cơ quan địa phương sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét các nội dung và sau đó mới tiến hành xét duyệt lá đơn. Dưới đây là những nội dung trong giấy xác nhận thường trú tại địa phương.
Trong phần mở đầu, không thể thiếu được quốc hiệu, tiêu ngữ và ngày tháng năm viết đơn xin xác nhận. Bạn cần ghi các thông tin chính xác, ứng với địa phương bạn xin thường trú và thời gian mà bạn viết đơn.
Tiếp đến là tên là đơn, bạn viết in hoa có dấu, căn giữa văn bản và nổi bật với tên như sau: “ĐƠN XIN XÁC NHẬN THƯỜNG TRÚ”.
Mục “Kính gửi”, bạn sẽ điền tên cơ quan công an tại địa phương nơi bạn xin thường trú.
Sau khi hoàn thiện phần kính gửi, bạn sẽ điền các nội dung của bản thân mình để xác nhận nơi thường trú gồm có: Họ tên, giới tính, ngày sinh, số Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (ngày tháng năm cấp và cơ quan công an cấp), địa chỉ nơi bạn đang thường trú và đang tạm trú.
Các thông tin kể trên bạn cần ghi chính xác, rõ ràng và đầy đủ nội dung. Sau đó, bạn cần nêu rõ lý do mình viết đơn này để làm gì, có thể viết như sau: “Nay tôi làm đơn này, đề nghị quý cơ quan công an xã Hòa lạc xác nhận tôi đang ở địa chỉ thường trú kể trên từ 12/05/20xx tới nay”.
Tiếp đó, bạn viết lý do xác nhận của bản thân mình, có thể là làm đơn xin ly hôn, đơn khởi kiện ra tòa,...
Sau khi hoàn thiện lý do, bạn cam đoan những thông tin mà bản thân đưa ra là đúng sự thật và mong cơ quan công an cấp giấy xác nhận thường trú cho bạn. Để hoàn thiện mẫu đơn dễ dàng hơn, bạn có thể tải mẫu giấy xác nhận thường trú tại địa phương tại đây.
Thời hạn của giấy xác nhận thông tin thường trú được quy định rõ thời hạn trong Thông tư 55/2021/TT-BCA, tại khoản 2 Điều 17, cụ thể như sau:
- Trường hợp cần xác nhận thông tin nơi cư trú với người tạm trú thì giấy xác nhận này sẽ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp.
- Còn xin xác nhận với người không đủ điều kiện nên không có nơi thường trú, giấy xác nhận thường trú có giá trị trong vòng 60 ngày.
Giấy xác nhận thường trú sẽ hết hiệu lực nếu trong khoảng thời gian được cấp phép, các thông tin cư trú của cá nhân điều chỉnh, thay đổi hoặc cập nhật thêm trên cơ sở dữ liệu về cư trú.
Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận tạm trú và những thông tin về quy định pháp luật
Để xin cấp giấy xác nhận thường trú, bạn có thể gửi theo 2 hình thức là online hoặc offline, cụ thể như sau:
- Đến cơ quan đăng ký cư trú tại địa phương hoặc trên cả nước để đề nghị xin cấp xác nhận thường trú, đó có thể là các đơn vị công an như công an xã, thị trấn (phường), quận (huyện), thị xã (tỉnh, thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc trung ương) nếu không có cơ quan hành chính cấp xã.
- Truy cập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công quản lý cư trú để yêu cầu xác nhận thông tin cư trú.
Trên đây là một số thông tin vieclam123 chia sẻ về giấy xác nhận thường trú tại địa phương. Để được cơ quan công an tại địa phương xác nhận cư trú, giấy xác nhận thường trú là văn bản không thể thiếu. Nếu bạn đang có ý định xin xác nhận thường trú hay nơi cư trú của mình, hoặc thành viên trong gia đình thì có thể tham khảo mẫu giấy kể trên. Khi điền mẫu đơn, các thông tin bạn cần viết chính xác và trung thực nhé!
Trong trường hợp cá nhân muốn thay đổi màu xe của mình thì cần phải viết Đơn xin thay đổi màu xe gửi tới cơ quan chủ thể đăng ký xe. Bạn không nên tự ý thay đổi màu sơn xe của mình khi chưa có sự cho phép vì có thể bị phạt hành chính. Truy cập bài viết dưới đây để biết được cách viết Đơn xin thay đổi màu xe nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ