Khi cá nhân gặp phải những tình huống bị xâm phạm tính mạng, danh dự, sức khỏe, uy tín, tài sản, quyền lợi hay nhân phẩm thì đều có thể yêu cầu người thực hiện hành vi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên muốn được giải quyết thì cần làm mẫu đơn đề nghị bồi thường thiệt hại với nội dung chuẩn xác trình báo cơ quan chức năng để được giải quyết.
MỤC LỤC
Vậy nếu trong trường hợp cần sử dụng tới mẫu đơn này, bạn sẽ trình bày nó ra sao để vừa hợp pháp lại được giải quyết nhanh chóng? Theo dõi bài viết cùng vieclam123 để hiểu rõ hơn bạn nhé.
Mẫu đơn đề nghị bồi thường thiệt hại là giấy tờ do cá nhân khi bị xâm hại về danh dự, sức khỏe, tính mạng, uy tín, tài sản, nhân phẩm hay quyền lợi thành lập sau đó gửi tới cơ quan chức năng để đề nghị được giải quyết về bồi thường thiệt hại.
Những tình huống nêu trên diễn ra khá phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên chỉ khi nào cá nhân bị xâm phạm có nhu cầu được bồi thường thiệt hại thì mới sử dụng tới mẫu đơn này. Trường hợp không làm đơn đồng nghĩa với việc cá nhân không có nhu cầu được giải quyết về việc bồi thường.
Đề nghị bồi thường thiệt hại không phải là hành vi bắt buộc tuy nhiên nếu cá nhân, tổ chức gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với người khác để pháp luật xử lý thì đó hoàn toàn là chuyện khác.
Nếu bản thân rơi vào 1 trong những tình huống nêu trên, bạn sẽ viết đơn đề nghị bồi thường thiệt hại như thế nào?
Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật chuẩn và mới nhất cho bạn
Trong đơn đề nghị bồi thường thiệt hại cần lưu ý trình bày đúng đối tượng cần gửi đến. Trên thực tế có nhiều cơ quan có trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mặc dù đã được Tòa án tuyên bố nhưng đối tượng không thực hiện, vậy nên bạn cần nắm rõ một số đơn vị, cơ quan kính gửi như sau:
- Đối với những yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan tới các vụ án hình sự: Cơ quan cần kính gửi cũng là cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Cảnh sát điều tra. Nếu vụ án trong quá trình truy tố thì sẽ do Viện kiểm sát nhân dân thực hiện, và khi ở giai đoạn xét xử thì Toà án sẽ phụ trách giải quyết việc này.
- Đối với các vụ án dân sự: Đơn đề nghị bồi thường thiệt hại cần gửi tới Tòa án xét xử để được giải quyết.
- Đối với những trường hợp thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra: Đương nhiên cơ quan có người vi phạm sẽ phải giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị hại theo quy định tại các Điều 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Sau khi đã xác định và ghi rõ ràng cơ quan cần gửi đơn, người làm đơn cần kê khai thông tin về cá nhân để cơ quan tiếp nhận nắm rõ. Các thông tin bao gồm họ tên đầy đủ, Ngày tháng năm sinh, Quê quán, Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu kèm theo Ngày cấp và Nơi cấp, Địa chỉ liên hệ,...
Sẽ có nhiều trường hợp khác nhau khi làm đơn đề nghị bồi thường thiệt hại, cụ thể như sau:
- Nếu người yêu cầu bồi thường thiệt hại là cá nhân bị thiệt hại: Cần ghi rõ họ tên của mình
- Trường hợp người bị thiệt hại chết: Cần ghi rõ họ tên người thừa kế của người bị hại
- Nếu người yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc vào 1 trong những trường hợp như chưa đủ tuổi thành niên, khó khăn trong vấn đề nhận thức hay làm chủ hành vi của mình, người bị hạn chế hành vi năng lực thì ghi rõ Họ tên của người đại diện theo pháp luật của cá nhân bị hại.
- Nếu trường hợp người yêu cầu bồi thường là tổ chức: Cần ghi rõ Họ tên của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.
Xem thêm: Đặc điểm và ý nghĩa mang lại của mẫu hợp đồng thuê tài sản
Đối với những thiệt hại về tài sản, cần xác định rõ ràng những yếu tố sau đây trong đơn đề nghị bồi thường thiệt hại:
- Tên những tài sản bị thiệt hại kèm theo đặc điểm chi tiết của từng loại bao gồm kích thước, màu sắc, công dụng, hình dáng, năm sản xuất, nơi mua,...
- Tài sản đang trong tình trạng như thế nào có bị mất hay hư hỏng thì cần ghi rõ
- Ghi rõ tổng giá trị tài sản khi mua mới và giá trị tài sản ở thời điểm bị xâm phạm
- Thiệt hại do việc khai thác tài sản hay do không sử dụng cần ghi rõ
- Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại là bao nhiêu cần ghi rõ
Với thiệt hại về thu nhập cần phải có giấy tờ chứng minh về việc bị mất thu nhập hay bị giảm sút.
Ví dụ: Khi bị xâm phạm thì cá nhân đang sở hữu mức lương là bao nhiêu, kể từ khi bị xâm phạm thì nhận về mức lương là bao nhiêu. Sự xâm phạm này đã ảnh hưởng tới đời sống của bị hại như thế nào,...
Nếu trường hợp bị thiệt hại về tinh thần, người bị hại cần làm rõ và chứng minh được mối quan hệ nhân quả của hành vi xâm phạm và ảnh hưởng của nó tới nhân phẩm, uy tín cũng như danh dự của mình như thế nào. Đồng thời, ghi rõ số tiền cần bồi thường thiệt hại là bao nhiêu.
Trong trường hợp các bên không thể thoả thuận thì mức bồi thường sẽ được áp dụng như sau:
- Với những trường hợp xâm phạm sức khoẻ: Mức bồi thường không quá 50 lần mức lương cơ sở của Nhà nước
- Với trường hợp xâm phạm về danh dự, uy tín và nhân phẩm: Mức bồi thường không quá 10 lần mức lương cơ sở Nhà nước quy định
- Trường hợp xâm phạm tính mạng: Mức bồi thường được quy định không quá 100 lần mức lương cơ sở của Nhà nước
Bên cạnh đó, người có hành vi xâm phạm còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp cho tinh thần cho những người thân thích của bị hại (những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất)
Mức bồi thường thiệt hại do bị tổn hại sức khỏe sẽ được tính theo các khoản chi phí như cứu chữa, phục hồi sức khoẻ, bồi dưỡng; Khoản chi phí hợp lý và thu nhập của bị hại trong thời gian điều trị; Người bị hại mất khả năng lao động;...
Tất cả những trường hợp trên cần xuất trình rõ các căn cứ như bệnh án, hoá đơn mua thuốc, khám chữa bệnh,... để lấy cơ sở giải quyết.
Khi đã liệt kê rõ ràng những thiệt hại mình phải chịu, cá nhân bị hại sẽ tính tổng số tiền đề nghị bồi thường và đề nghị Quý cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
Đã mất công làm đơn thì bất cứ ai cũng mong muốn lá đơn của mình phải là hoàn hảo và nhanh chóng được giải quyết. Tuy nhiên muốn được như vậy thì khi trình bày bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Thứ nhất, hãy tránh xa lỗi chính tả dù là chi tiết nhỏ nhất. Mẫu đơn này được gửi tới cơ quan có thẩm quyền xem xét, nó có hiệu lực pháp lý cho nên nếu như viết sai chính tả sẽ khiến giá trị của nó giảm đi.
Thứ hai, trước khi đưa ra mức đề nghị bồi thường hãy xem xét thật cẩn thận những thiệt hại mình phải chịu. Tránh trường hợp đề nghị bồi thường số tiền quá lớn hoặc quá nhỏ gây ảnh hưởng tới bản thân mình.
Thứ ba, hãy chú ý bố cục và hình thức trình bày nội dung sao cho chuẩn. Nếu sử dụng mẫu đơn đề nghị bồi thường thiệt hại viết tay thì hãy lưu ý chữ viết sao cho dễ đọc, dễ hiểu.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn sớm hoàn thiện mẫu đơn đề nghị bồi thường thiệt hại khi có nhu cầu. Thường xuyên theo dõi các bài viết của vieclam123.vn để cập nhật tin tức về những loại giấy tờ khác nhé.
Bạn biết gì về mẫu đơn đề nghị giúp đỡ? Bạn sử dụng nó trong những trường hợp cụ thể nào? Hãy khám phá bài viết sau đây để cập nhật những thông tin chính xác về mẫu văn bản này nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ