Soạn mẫu đơn đăng ký biến động đất đai là một trong những quy định quan trọng phục vụ cho công tác quản lý đất đai của pháp luật, nhà nước. Vậy bạn có biết khi nào gia đình bạn phải sử dụng đến mẫu giấy tờ này và cách dùng nó như thế nào? Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng hoặc chưa phát sinh nhu cầu, hãy cứ đọc bài viết này để tích lũy những kiến thức hiểu biết cần thiết liên quan đến đất đai và dễ dàng giải quyết khi có vấn đề xảy ra. Ở bài viết này, chúng ta sẽ giải quyết việc đăng ký biến động đất đai thông qua đơn từ.
MỤC LỤC
Đăng ký biến động đất đai là đăng ký việc diễn ra sự thay đổi thông tin liên quan đến thửa đất so với trạng thái cũ, chẳng hạn như xây nhà dựng cửa. Vì vậy đơn đăng ký biến động đất đai chính là mẫu đơn từ thuộc thể loại văn bản hành chính được soạn ra nhằm mục đích đăng ký những biến động diễn ra với đất thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn. Mẫu đơn này được soạn thảo theo mẫu số 09/ĐK.
Bạn có thể tải biểu mẫu 09/ĐK về máy đế sử dụng:
mau-don-dang-ky-bien-dong-dat-dai.doc
Việc soạn mẫu đơn này được dựa trên một số cơ sở pháp lý, bao gồm: Luật Đất đai ban hành năm 2013, Thông tư số 24 ban hành năm 2014 của Bộ Tài nguyên Môi trường, Nghị định số 43 của Chính phủ ban hành 2014.
Sau khi đã nắm rõ về mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, tiếp theo đây bạn đọc sẽ cùng vieclam123.vn tìm kiếm đầy đủ các nội dung thông tin liên quan đến văn bản, Từ đó nhận ra giá trị và cách soạn thảo văn bản hiệu quả, đúng quy định.
Xem thêm: Để mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai được tiếp nhận, soạn đơn thế nào?
Dựa vào quy định tại Điều số 95 Luật đất đai ban hành vào năm 2013, khoản 4, đơn đăng ký biến động đất đai sẽ được soạn thảo khi bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có sự thay đổi trên đất đã được cấp quyền. Những thay đổi đó có thể là một trong các trường hợp sau đây:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê, chuyển nhượng hoặc cho thuê lại, tặng cho người khác quyền sử dụng đất, thừa kế lại mảnh đất; đem quyền sử dụng/tài sản gắn liền với đất ra phục vụ cho các mục đích góp vốn, thế chấp.
- Người sử dụng đất có quyền đổi tên mảnh đất
- Có thể thay đổi các yếu tố về diện tích, kích thước, hình dáng, địa chỉ, số hiệu của thửa đất
- Thay đổi tài sản đã gắn liền trên đất so với tài sản gắn liền đất được đăng ký ban đầu
- Có sự thay đổi về thời hạn sử dụng đất đai
- Mục đích sử dụng mảnh đất đó bị thay đổi
- Chuyển đổi hình thức cho thuê đất của Nhà nước từ thu tiền hàng năm sang thu tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê đất, từ hình thức giao sử dụng mà không thu tiền sang cho thuê, từ cho thuê sang giao sử dụng nhưng có thu tiền.
- Chuyển quyền sử dụng, sở hữu đất hoặc các tài sản liên quan gắn liền trên đất từ riêng của vợ/chồng sang thành quyền chung.
- Chia tách quyền sử dụng, sở hữu cho từng người.
- Thay đổi quyền sử dụng và sở hữu từ hòa giải thành tranh chấp; giải quyết các vấn đề pháp lý về đất đai có sự vào cuộc của các cơ quan có thẩm quyền.
- Thay đổi, xác lập, chấm dứt quyền dùng hạn chế đối với mảnh đất liền kề
- Thay đổi về sự hạn chế quyền đối với chủ thể sử dụng đất.
Có rất nhiều trường hợp cần phải sử dụng mẫu số 09/ĐK về đăng ký sự biến động đất đai. Như thế, xác xuất khá nhiều các gia đình phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, vậy cho nên đừng bỏ qua việc cập nhật cách soạn thảo mẫu đơn đăng ký biến động đất đai để có thể nhanh chóng, thuận lợi hoàn thành mẫu văn bản này.
Xem thêm: Hướng dẫn bạn cách viết mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai chuẩn nhất
Như đã nói, đăng ký biến động đất đai được soạn thảo theo mẫu đơn có sẵn số 09/ĐK cho nên chúng ta sẽ tải mẫu đơn này về máy và sẵn điền các nội dung liên quan trong đơn yêu cầu. Cách điền như thế nào sẽ được My hướng dẫn tỉ mỉ ở ngay nội dung bên dưới.
Mở đầu của đơn bắt đầu với phần Kính gửi. Bạn chỉ cần ghi tên của chi nhánh văn phòng đất đai tại địa phương bạn có đất cần đăng ký. Ở lề phải của đơn, nội dung xác nhận của cá nhân/đơn vị tiếp nhận đơn của bạn gửi tới sẽ đưa ra nội dung xác nhận kèm thời gian, địa điểm cụ thể nhận đơn.
Bố cục nội dung chi tiết của đơn đăng ký thay đổi biến động đất đai gồm có 4 phần. Mỗi phần có chủ đề riêng. Để xây dựng nội dung trọn vẹn cho văn bản thì chúng ta cần hoàn thành nội dung từng phần một cách trọn vẹn trong đó nhiệm vụ của bạn sẽ được thực hiện chỉ ở phần 1 – điền thông tin cá nhân và các thông tin liên quan đến việc đăng ký biến động đất đai. Ba phần còn lại bao gồm: xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ý kiến của cơ quan tài nguyên môi trường, Ý kiến cơ quan đăng ký đất đai sẽ thuộc vào quyền xử lý của các cơ quan đó. Vì thế, trong đơn chúng ta sẽ chỉ quan tâm cách viết phần thứ nhất. Dưới đây là chia sẻ tỉ mỉ cách điền nội dung cho phần 1 bạn theo dõi thật kỹ nhé.
Trước tiên bạn hãy điền hai thông tin cơ bản nhất thuộc về mình đó là họ và tên, địa chỉ nơi ở. Trong đó, họ tên bạn sẽ được viết bằng chữ in hoa. Sau đó nêu thông tin về giấy chứng nhận đã cấp, viết đúng số vào sổ, số phát hành và ngày cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nội dung quan trọng thứ ba điền trong đơn đó là thông tin nội dung biến động chi tiết. Đầu tiên hãy nêu rõ nội dung biến động là gì. Trình bày cụ thể nội dung thuộc hai trường hợp: nội dung được ghi trên giấy chứng nhận trước khi biến động và nội dung sẽ đăng ký biến động.
Hoàn thiện mục này rõ ràng bạn sẽ trình bày lý do biến động cụ thể, nêu lên tình hình đã thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với thửa đất đó.
Cuối cùng, liệt kê những giấy tờ liên quan tới việc đăng ký biến động, chúng sẽ được nộp kèm theo mẫu đơn.
Trước khi kết thúc phần 1, bạn cần tích chọn nhu cầu cụ thể về việc cấp hoặc không cần cấp mới giấy chứng nhận. Chọn vào ô thể hiện nhu cầu của mình bằng cách tích vào ô vuông. Sau đó sẽ điền địa điểm và thời gian điền đơn kèm theo chữ kỹ, ghi rõ họ tên.
Bạn cần kê khai vào các mục yêu cầu đúng theo tên và địa chỉ được ghi ở giấy chứng nhận. Nếu như có sự thay đổi nào đó cũng sẽ ghi đủ cả tên trước và sau khi thay đổi nhưng cần nộp kèm giấy tờ chứng minh có sự thay đổi này.
Với trường hợp cần đăng ký biến động quyền sử dụng đất nông nghiệp, nhượng lại, cho thuê lại hoặc cho thuê, tặng, kế thừa, góp vốn, thay thông tin pháp nhân, thay thông tin căn cước, chứng minh thư, ... sẽ không thực hiện xác nhận hay kê khai thông tin tại một số mục của đơn như điểm 5 mục 1, mục 2, 3 và 4.
Nếu biến động đất trong trường hợp xác định lại phần diện tích đất để ở cho cá nhân, cho gia đình và đã được cấp chứng nhận sẽ không xác nhận, không cần kê khai những thông tin ở các mục I (điểm 5), mục 2 và mục 4 trong mẫu đơn đăng ký biến động đất đai.
Như vậy, bài viết đã đề cập đầy đủ thông tin liên quan đến mẫu đơn đăng ký biến động đất đai. Hy vọng, kết thúc bài viết, những ai đang có nhu cầu về việc đăng ký các biến động xảy ra trên đất đai thuộc quyền sử dụng của mình sẽ nhanh chóng giải quyết thủ tục đăng ký.
Học cách soạn thảo mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất để sớm hoàn thành thủ tục xác nhận ranh giới một cách hiệu quả. Đọc bài viết sau đây để nắm bắt đầy đủ thông tin của văn bản này nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ