Tai nạn giao thông là những trường hợp khó tránh khỏi trong cuộc sống, tùy thuộc vào mức độ của vụ việc, cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố các trường hợp có dấu hiệu phạm tội hoặc người bị hại có thể đâm đơn khởi tố người gây tai nạn. Trong quá trình giải quyết các trường hợp tai nạn giao thông này, nếu hai bên thỏa thuận lại, thống nhất về mức độ bồi thường và không yêu cầu khởi tố vụ việc thì làm đơn xin bãi nại. Cùng tìm hiểu các thông tin về mẫu đơn bãi nại tai nạn giao thông qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Mẫu đơn bãi nại tai nạn giao thông là mẫu đơn thường được sử dụng khi xảy ra va chạm giao thông giữa hai bên và hai bên đã thỏa thuận được mức bồi thường cho bên bị tai bạn. Lúc này, người bị thiệt hại nhận thấy mức bồi thường là thỏa đáng thì có thể viết đơn xin miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc đơn xin bãi nại cho bên gây ra tai nạn giao thông.
Sau khi soạn thảo xong, người viết đơn gửi lá đơn lên cơ quan có thẩm quyền để rút khỏi yêu cầu khởi kiện, khởi tố trong vụ án hình sự. Khi nhận được đơn, các bên liên quan sẽ đình chỉ giải quyết vụ án, gồm có Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân đang điều tra, giải quyết vụ án về tai nạn giao thông của bạn.
Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông chuẩn
Khi bạn cảm thấy bên gây tai nạn giao thông bồi thường hợp lý và có lời xin lỗi chân thành, bạn có thể soạn thảo đơn bãi nại để giảm nhẹ tội cho người gây tai nạn hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm. Trong mẫu đơn cần đủ các thông tin như: Người nhận lá đơn, thông tin người viết đơn bãi nại, lý do bãi nại và chữ ký, họ tên của viết đơn.
Mẫu đơn cần đảm bảo viết theo quy chuẩn của văn bản hành chính và có đầy đủ các thông tin cần thiết. Đồng thời, trong lá đơn cần ghi rõ lý do xin bãi nại, thể hiện rằng mình hoàn toàn bình thường khi viết đơn, tự nguyện viết đơn và hoàn toàn không bị ép buộc.
Trước khi gửi lá đơn tới cơ quan có thẩm quyền, bạn cần kiểm tra thật kỹ các thông tin, đảm bảo lời lẽ trang trọng, lịch sự và bày tỏ bản thân mình đã tha thứ cho bên gây tai nạn giao thông, yêu cầu cơ quan xem xét đình chỉ vụ án này.
Để hiểu rõ cách viết lá đơn bãi nại tai nạn giao thông, bạn có thể tải về mẫu đơn tại đây:
Sau khi tải về, nếu bạn còn gặp khó khăn, khúc mắc trong quá trình viết đơn thì hãy theo dõi phần dưới đây cùng vieclam123 nhé!
Đây là lá đơn thuộc văn bản hành chính nên thể thức, cách trình bày văn bản cần đúng theo quy định của pháp luật, Quốc hiệu và Tiêu ngữ viết đúng với quy định về trình bày văn bản. Quốc hiệu viết hoàn toàn bằng chữ in hoa có dấu và Tiêu ngữ viết cách nhau bởi dấu gạch ngang giữa mỗi cụm từ như:
“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
Tiếp đến, bạn điền thời gian, địa điểm viết lá đơn xin bãi nại và tên của lá đơn. Tên lá đơn cần trình bày to, rõ ràng, nổi bật: “ĐƠN XIN BÃI NẠI”. Bên dưới tên đơn bãi nại cần ghi rõ thông tin người gây tai nạn và vụ việc trong vụ tai nạn nào.
Bạn cũng cần ghi rõ người nhận lá đơn trong mục “Kính gửi” gồm có: Cơ quan cảnh sát điều tra quận, huyện và công an tỉnh, thành phố; Viện kiểm sát nhân dân huyện… tỉnh…; tòa án nhân dân huyện… tỉnh… Bạn cần ghi rõ thông tin người nhận đơn và ghi đúng cơ quan nhận đơn.
Phần nội dung lá đơn bãi nại tai nạn giao thông chủ yếu trình bày về nội dung của người làm đơn bãi nại và lý do bãi nại.
Về thông tin người viết đơn, bạn cần ghi rõ họ tên, năm sinh, số CMND và địa chỉ của mình. Tiếp theo là ghi rõ tên vụ án, người gây ra tai nạn giao thông và tội của người đấy mắc phải.
Ví dụ:
“Tôi tên là: Nguyễn Đình Ngọc. Sinh năm: 1997.
Chứng minh dân dân số: 0123456789 cấp ngày 13/06/20xx tại Công An tỉnh A.
Địa chỉ: Thôn X, xã Y, huyện Z, tỉnh A.
Tôi là người bị hại trong vụ án tai nạn giao thông vào lúc 10h20 phút trên đường ABC, huyện B, tỉnh C do ông Nguyễn Văn A gây ra đang được quý cơ quan công an điều tra về tội sử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông”.
Sau đó, bạn nên rõ lý do bạn viết văn bản này với mục đích là xin rút toàn bộ các thông tin mà gia đình bạn hoặc bạn đã khởi tố trước đó, đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện đình chỉ, truy tố về vụ án tai nạn giao thông đã xảy ra. Đồng thời, bạn cần ghi rõ vì sao mình lại rút đơn khiếu nại này, ví dụ như: Đã thỏa thuận được mức bồi thường hợp lý; thái độ của bên gây tai nạn đã ăn năn, hối cải, muốn chuộc lỗi lầm của mình… Bạn cũng có thể nói rằng bản thân mình cũng không bị thương quá nghiêm trọng, cộng với thái độ thành khẩn của người gây tai nạn, nên làm đơn này đề nghị cơ quan tham gia điều tra, giải quyết vụ án của bạn đình chỉ truy tố, điều tra vụ án.
Để tăng tính thuyết phục của lá đơn, chứng minh bản thân hoàn toàn bình thường, minh mẫn, tỉnh táo khi viết đơn và không bị người gây tai nạn ép buộc viết đơn mà hoàn toàn là tự nguyện, đúng theo nguyện vọng và ý chí của bản thân mình.
Khi đã hoàn thiện các thông tin liên quan kể trên, bạn cần cam đoan những thông tin bản thân đưa ra trong lá đơn là sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật nếu đưa thông tin sai sự thật. Bạn cũng nên thể hiện thái độ thành khẩn, mong cơ quan xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ trường hợp của bạn. Cuối cùng, người viết đơn bãi nại ký, ghi rõ đầy đủ họ tên của mình.
Xem thêm: Mẫu đơn xin bãi nại mới nhất và một số quy định về đơn xin bãi nại
Sau khi đã biết được các soạn thảo mẫu đơn bãi nại tai nạn giao thông, bạn cũng nên tìm hiểu đôi chút về nguyên tắc bồi thường thiệt hại để có thể nắm rõ hơn các thông tin khi nhận được lời đề nghị bãi nại, bồi thường tai nạn giao thông.
- Các thiệt hại thực tế trong vụ việc tai nạn giao thông cần được bồi thường kịp thời, toàn bộ. Hai bên có thể thỏa thuận hình thức bồi thường và mức bồi thường, có thể thỏa thuận thực hiện một công việc, bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền một lần, nhiều lần…
- Nếu người chịu trách nhiệm bồi thường mắc phải lỗi vô ý hay không có lỗi thì được giảm mức bồi thường thiệt hại theo quy định hoặc nếu mức bồi thường đó vượt quá khả năng cho phép.
- Người bị tai nạn hoặc người gây ra tai nạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay Tòa án thay đổi mức bồi thường nếu mức bồi thường đó không còn phù hợp với thực tế.
- Trường hợp bên bị tai nạn cũng mắc lỗi thì sẽ không được bồi thường phần thiệt hại do mình gây ra lỗi và nếu thiệt hại xảy ra vì không áp dụng biện pháp kịp thời, cần thiết để hạn chế, ngăn chặn thiệt hại cho chính mình thì bên có quyền, lợi ích bị xâm hại sẽ không được bồi thường.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách viết cùng một số thông tin về mẫu đơn bãi nại tai nạn giao thông. Khi đã được bồi thường, thỏa thuận bồi thường xứng đáng, bên bị thiệt hại do tai nạn giao thông có thể làm đơn bãi nại để đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền đình chỉ việc thẩm tra, khởi tố vụ án tai nạn giao thông này. Khi viết đơn, bạn cần đảm bảo nội dung thông tin trong lá đơn là hoàn toàn chính xác, trung thực nhất nhé!
Khi bạn muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác với mục đích sử dụng ban đầu, bạn cần làm mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. Truy cập bài viết dưới đây để biết được các thông tin về mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ