Nếu như khiếu nại là yêu cầu cơ quan chức năng khởi tố một vụ án, thì bãi nại là hành động bãi bỏ khiếu nại trước đó. Thông thường thì đơn xin bãi nại sẽ do người bị hại hoặc thân nhân của người bị hại trình lên cơ quan chức năng. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đơn xin bãi nại và một số quy định liên quan đến việc nộp đơn xin bãi nại nhé!
Đơn xin bãi nại được sử dụng trong trường hợp người bị hại trong vụ án không yêu cầu khởi tố kẻ gây án. Hiểu một cách khác đó là đơn khởi tố đã được thụ lý, tuy nhiên sau đó người bị hại làm đơn xin bãi nại để xin rút đơn khởi tố, không tiếp tục khởi tố vụ án nữa.
Có khá nhiều nguyên nhân khiến người bị hại hoặc thân nhân của người bị hại làm đơn bãi nại xin không khởi kiện vụ án. Một số nguyên nhận thường gặp như: Vụ án có tính chất không quá nghiêm trọng và các bên liên quan chấp nhận hòa giải hoặc những điều kiện khác thay thế.
Một nguyên nhân khác đó là người bị hại lo sợ nếu điều tra, làm rõ vụ án thì sẽ làm ảnh hưởng đến danh dự hoặc những lợi ích khác của họ. Vì vậy họ sẽ làm đơn xin bãi nại. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các quy định liên qua đến mẫu đơn này với vieclam123.vn nhé.
Xem thêm: Mẫu đơn kiện xúc phạm danh dự là gì và cách soạn thảo chi tiết?
Đơn xin bãi nại bắt buộc phải được làm theo nguyện vọng và ý chí của người bị hại, trong điều kiện người bị hại có sức khỏe ổn định, nhận thức tốt và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Trường hợp người bị hại chưa đủ 18 tuổi, hoặc người bị hại đã chết, hoặc người bị hại không có đủ năng lực hành vi dân sự thì người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền làm đơn xin bãi nại.
Theo quy định của pháp luật, khi nhận được đơn xin bãi nại của người bị hại, cơ quan chức năng phải lập tức đình chỉ vụ án và bên gây ra thiệt hại sẽ không bị truy cứu nữa. Ngoại trừ trường hợp xác định rõ người bị hại bị ép buộc phải làm đơn xin bãi nại thì khi đó vụ án sẽ vẫn tiếp tục được khởi tố.
Cũng theo quy định của pháp luật, sau khi đơn xin bãi nại được thụ lý thì người bị hại sẽ không thể yêu cầu khởi tố lại vụ án được nữa. Trừ trường hợp người bị hại bị ép buộc hoặc cưỡng bức làm đơn xin bãi nại thì sau đó có thể yêu cầu khởi tố lại vụ án.
Theo đúng quy định thì sau khi người bị hại nộp đơn xin bãi nại, vụ án sẽ được gác lại ở mọi khâu và bên gây ra thiệt hại sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên không phải trong tất cả các trường hợp sau khi người bị hại làm đơn xin bãi nại thì vụ án sẽ được chấm dứt.
Theo quy định, chỉ có 10 trường hợp tội trạng sau đây được áp dụng đơn xin bãi nại:
+ Tội hiếp dâm.
+ Tội cưỡng dâm.
+ Tội vu khống.
+ Tội làm nhục người khác.
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của người khác.
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của người khác nhưng xét trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp bắt giữ đối tượng phạm tội mà bắt buộc phải xảy ra xô xát.
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của người khác khi người gây án ở trong trạng thái tinh thần không bình thường hoặc ở trong trạng thái bị kích động mạnh.
+ Tội vô ý gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của người khác.
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của người khác xét trong trường hợp vi phạm quy tắc hành chính hoặc vi phạm quy tắc nghề nghiệp.
Ngoài ra, nếu những tội danh trên nhưng ở mức độ và tính chất nghiêm trọng hơn thông thường thì đơn xin bãi nại sẽ không có tác dụng. Khi đó vụ án bắt buộc phải được khởi tố.
Xem thêm: Mẫu đơn kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản cùng hướng dẫn chuẩn nhất
Đơn xin bãi nại được xếp vào thể loại văn bản hành chính công vụ và có giá trị pháp lý. Chính vì vậy mà đơn xin bãi nại sẽ được trình bày theo thể thức và quy chuẩn của văn bản hành chính.
Đơn xin bãi nại mở đầu với quốc hiệu và tiêu ngữ được trình bày theo thể thức văn bản hành chính. Sau đó là đến địa điểm và thời gian làm đơn. Tiếp theo, người làm đơn cần ghi rõ đơn xin bãi nại này áp dụng với đối tượng nào và trong vụ án nào.
Đơn xin bãi nại phải được đồng kính gửi đến cơ quan cảnh sát điều tra công an, viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân.
Ở phần đầu đơn, người làm đơn (người bị hại hoặc thân nhân của người bị hại trong rg hợp người bị hại không có đủ năng lực hành vi dân sự) cần cung cấp rõ ràng và chính xác thông tin liên hệ của bản thân, bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, là người bị hại trong vụ án nào, ai là hung thủ và hung thủ đang bị truy tố với tội danh nào.
Tiếp theo, người làm đơn biểu đạt nguyện vọng muốn rút lại toàn bộ các yêu cầu khởi tố vụ án và khởi tố bị can, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng đình chỉ điều tra ở mọi khâu và chấm dứt vụ án.
Sau đó, người làm đơn sẽ nêu ra lý do xin bãi nại. Lý do thường thấy nhất đó là vụ án có tính chất không quá nghiêm trọng, hai bên đã thỏa thuận hòa giải xong xuôi hoặc người bị hại không muốn danh dự và nhân phẩm bị tổn hại khi vụ án tiếp tục được khởi tố.
Trong phần cuối đơn, người làm đơn cần xác nhận tình trạng sức khỏe ổn định và có đủ năng lực nhận thức, năng lực hành vi dân sự cần thiết khi làm đơn, Đồng thời người làm đơn cũng cần xác nhận rằng mình không bị ép buộc hay cưỡng bức viết đơn xin bãi nại. Cuối cùng trong đơn xin bãi nại cần có chữ ký của người làm đơn thì mới có giá trị pháp lý.
Để có sự hình dung cụ thể hơn về cách trình bày một mẫu đơn xin bãi nại và những nội dung cần có trong mẫu đơn này, mời bạn đọc tải về và tham khảo mẫu đơn xin bãi nại mới nhất qua đường link sau đây.
Đơn xin bãi nại có thể được viết tay hoặc đánh máy, tuy nhiên dù theo hình thức nào thì cũng phải đảm bảo trình bày đúng quy chuẩn văn bản hành chính. Đơn xin bãi nại có thể được nộp vào bất cứ thời điểm nào, thậm chí là ngay khi phiên tòa được tạm hoãn và đang chờ xét xử tiếp.
Trên đây là những quy định liên quan đến đơn xin bãi nại, nội dung và cách trình bày đơn xin bãi nại. Bạn có thể sử dụng mẫu đơn xin bãi nại được gợi ý sẵn trong bài viết, tuy nhiên cần điều chỉnh lại lý do làm đơn sao cho sát với tình hình thực tế. Lý do làm đơn xin bãi nại cần được trình bày một cách ngắn gọn nhưng vẫn phải trọn vẹn thông tin.
Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa là gì và sử dụng trong những trường hợp nào? Tìm hiểu cách trình bày mẫu đơn xin hoãn phiên tòa qua bài viết sau đây.
Chia sẻ