Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa là gì? Sử dụng mẫu đơn xin hoãn phiên tòa trong những trường hợp nào? Cách để hoàn thiện mẫu đơn chuẩn xác ra sao? Nếu bạn đang tìm hiểu về mẫu đơn xin hoãn phiên tòa và đang thắc mắc với những câu hỏi nêu trên thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Phiên tòa chính là hoạt động tố tụng được thực hiện bởi Hội đồng xét xử nhằm tiến hành việc xét xử một vụ án. Các phiên tòa được diễn ra sẽ được công bố cho các bên liên quan với một thời gian cụ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác nhau được pháp luật quy định thì việc xin hoãn phiên tòa và dời sang một ngày khác là hoàn toàn có thể. Khi đó, vấn đề sẽ được Hội đồng xét xử xem xét thông qua mẫu đơn xin hoãn phiên tòa. Vậy, mẫu đơn xin hoãn phiên tòa là gì?
Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa là văn bản trình bày nguyện vọng được chuyển thời gian diễn ra phiên tòa sắp tới sang một thời gian khác xa hơn so với thời gian đã định bởi một nguyên nhân cụ thể nào đó được pháp luật quy định. Phiên tòa sẽ được tiến hành xét xử vào thời gian mới và vào sau thời hạn đó khi đơn xin hoãn phiên tòa được chấp thuận.
Để đảm bảo sự công bằng cũng như tính uy nghiêm của luật pháp thì việc hoãn phiên tòa cũng sẽ được quy định rõ ràng trong Bộ luật tố tụng hình sự và dân sự. Theo đó, đơn xin hoãn phiên tòa cũng cần đảm bảo thỏa mãn được yêu cầu dựa trên các điều khoản trong bộ luật đã nêu. Vì thế mà việc tìm hiểu thông tin chi tiết về mẫu đơn xin hoãn phiên tòa và có cách áp dụng phù hợp là rất quan trọng với những cá nhân, tổ chức có mong muốn xin hoãn phiên tòa.
Việc xin hoãn phiên tòa sẽ cần được tuân thủ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Do vậy mà trường hợp sử dụng mẫu đơn xin hoãn phiên tòa cũng sẽ cần dựa trên căn cứ mà luật pháp đã quy định. Tức là chỉ những nguyên nhân được pháp luật cho phép thì đơn xin hoãn phiên tòa mới được chấp thuận và ứng dụng.
Cụ thể thì sẽ có 7 trường hợp, nguyên nhân dưới đây sẽ được chấp thuận khi xin phép hoãn phiên tòa:
- Có sự thay đổi, điều chỉnh về một hay một số cá nhân trong bồi thẩm đoàn như Thẩm phán, Thư ký tòa án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên,...
- Có sự thay đổi, điều chỉnh về người giám định, người chịu trách nhiệm phiên dịch trong phiên tòa.
- Phiên tòa vắng người phiên dịch, người giám định và không có người thay thế.
- Người làm chứng vắng mặt, dẫn đến quá trình xét xử vụ án thiếu khách quan, công bằng.
- Tòa tiến hành triệu tập hợp lệ lần 01 nhưng đương sự vắng mặt hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vắng mặt không có đơn xét xử vắng mặt.
- Tòa tiến hành triệu tập hợp lệ lần 02 nhưng đương sự vắng mặt hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vắng mặt vì lý do khách quan, bất khả kháng.
- Khi có người đề nghị hoãn phiên tòa.
Từ những trường hợp nêu trên, có thể thấy việc hoãn phiên tòa sẽ chỉ được chấp thuận vì những lý do bất khả kháng và nếu tiếp tục sẽ không đảm bảo được tính khách quan, công bằng với các đương sự liên quan.Và khi những trường hợp này xảy ra, để đảm bảo tính nghiêm túc và nghiêm chỉnh trong quy trình thì việc chuẩn bị mẫu đơn xin hoãn phiên tòa và gửi về Hội đồng xét xử là điều bắt buộc để công nhận việc hoãn phiên tòa đó.
Theo đó, thời gian hoãn phiên tòa sẽ là không quá 1 tháng và với phiên tòa được xét xử theo thủ tục rút gọn thì thời gian hoãn không quá 15 ngày, tính từ thời điểm quyết định việc hoãn phiên tòa được ban hành.
Việc xin hoãn phiên tòa sẽ không chỉ dựa trên nguyên nhân mà còn dựa trên hình thức và cách trình bày mẫu đơn đã chuẩn chỉnh hay chưa. Vì thế mà cách trình bày đơn xin hoãn phiên tòa có ý nghĩa quan trọng tới thủ tục xin hoãn phiên tòa mà đương sự gửi về Hội đồng xét xử tương ứng.
Trong mẫu đơn xin hoãn phiên tòa được gửi về Hội đồng xét xử thì các nội dung yêu cầu và cần phải có trong đơn như sau:
- Thông tin của đương sự xin hoãn phiên tòa
- Tư cách tham gia phiên tòa
- Lý do, nguyên nhân chính đáng dẫn đến việc xin hoãn phiên tòa
- Chữ ký xác nhận (điểm chỉ) của người làm đơn
Một mẫu đơn cơ bản sẽ cần phản ánh được những nội dung trên để đảm bảo tính thông tin và tính thủ tục của đơn xin hoãn phiên tòa; đồng thời là cơ sở chắc chắn để Hội đồng xét xử đưa ra quyết định về việc hoãn phiên tòa.
Để đảm bảo tính hình thức và sự đầy đủ về mặt nội dung thì mẫu đơn xin hoãn phiên tòa sẽ là cách giúp bạn có một tờ đơn chuẩn chỉnh nhất để gửi về Hội đồng xét xử. Việc tải và sử dụng mẫu xin hoãn phiên tòa rất phổ biến hiện nay, cách này còn giúp bạn tiết kiệm về mặt thời gian để đảm bảo kịp thời gửi tới cơ quan có thẩm quyền cũng như tránh cho việc xảy ra các tình huống ngoài ý muốn vì đơn gửi tới chậm trễ.
Dưới đây sẽ là mẫu đơn xin hoãn phiên tòa bạn có thể tham khảo.
Link tải mẫu: mau-don-xin-hoan-phien-toa.doc
Với phần mở đầu của đơn xin hoãn phiên tòa, bạn sẽ cần hoàn thiện về nơi tiếp nhận đơn. Tức là mục kính gửi với việc trả lời câu hỏi đơn được gửi tới ai.
Tại đây, đơn được lập sẽ gửi tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án và Hội đồng xét xử vụ án tương ứng. Vì thế mà bạn sẽ cần đề cập tới 2 đơn vị này trong phần kính gửi trong đơn của mình.
Thông tin tiếp theo cần hoàn thiện chính là thông tin về người làm đơn. Gồm có họ tên, ngày tháng năm sinh, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú, địa chỉ hiện tại.
Đây là các thông tin hết sức cơ bản, vì thế mà bạn cần đảm bảo sự chính xác trong từng thông tin được nêu ra vì phần này không quá khó hiểu hay khó điền nội dung.
Tiếp đến sẽ là thông tin về tư cách tham gia phiên tòa xét xử. Nêu rõ mình là bị cáo, nguyên đơn, bị đơn hay người bị hại trong vụ án mà phiên tòa xét xử. Cùng với đó chính là việc ghi chính xác, rõ ràng vụ án đó là gì. Có thể là ly hôn hay chiếm đoạt tài sản,....
Người làm đơn cần trình bày chi tiết, trung thực và đầy đủ về nguyên nhân muốn xin hoãn phiên tòa là gì. Tuy nhiên, nguyên nhân này cần chính đáng và đúng với quy định mà pháp luật đưa ra với việc hoãn phiên tòa được chấp thuận.
Trong quá trình nêu lý do sẽ cần bày tỏ mong muốn được hoãn phiên tòa và nêu thời gian mà phiên tòa muốn hoãn sẽ diễn ra để Hội đồng xét xử có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng, đầy đủ nhất.
Sau khi đã trình bày được những nội dung nêu trên thì sẽ đến phần kết đơn. Người làm đơn cần có lời cam đoan về những thông tin mà bản thân đưa ra trong mẫu đơn được lập và thực hiện việc ký, ghi rõ họ tên bên dưới. Trường hợp người làm đơn không biết viết có thể thay bằng điểm chỉ dấu vân tay.
Việc trình bày và hoàn thiện mẫu đơn xin hoãn phiên tòa về cơ bản không quá khó. Tuy nhiên, người làm đơn cần có lý do chính đáng và cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác nhất để làm căn cứ xác nhận, ra quyết định. Đồng thời, để tăng tính thuyết phục thì đơn cần được gửi kèm theo với tài liệu chứng minh lý do đã nêu để tăng độ tin cậy và có tính xác thực cao hơn.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về mẫu đơn xin hoãn phiên tòa. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn làm rõ thông tin về mẫu đơn này cũng như hỗ trợ bạn trong quá trình chuẩn bị đơn xin hoãn phiên tòa.
Đơn xin phúc khảo điểm thi là gì? Cách viết đơn xin phúc khảo điểm thi và lưu ý liên quan ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ