close
cách
cách cách cách cách cách

Những thông tin cơ bản cần nắm bắt về mẫu công văn đề nghị phối hợp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu công văn đề nghị phối hợp là một văn bản phổ biến trong các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa rõ về loại công văn này, mục đích và ý nghĩa sử dụng. Vậy, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm bắt cho mình những thông tin quan trọng về mẫu công văn đề nghị phối hợp nhé!

1. Thông tin cơ bản về mẫu công văn đề nghị phối hợp

1.1. Hiểu đúng về mẫu công văn đề nghị phối hợp

Mẫu công văn đề nghị phối hợp là gì? Đây là một loại văn bản hành chính nhà nước, được xem là một phương tiện giao tiếp giữa Nhà nước với các cơ quan cấp trên, cấp dưới hay với công dân trong việc đưa ra nội dung đề nghị phối hợp để tiến hành giải quyết, xử lý hay thực hiện một công việc bất kỳ nào đó.

Mẫu công văn đề nghị phối hợp là gì
Mẫu công văn đề nghị phối hợp là gì

Thực tế thì đây là một mẫu công văn khá phổ biến, nhất là trong các cơ quan Nhà nước. Vì thế mà việc tìm hiểu rõ văn bản này cũng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc soạn thảo nếu có định hướng xin việc tại các tổ chức này hay cũng có thể nắm bắt thông tin và tuân thủ đúng những nguyên tắc mà một công văn đề nghị phối hợp được ban hành.

1.2. Sử dụng mẫu công văn đề nghị phối hợp khi nào?

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc chung thì cá nhân, tổ chức có mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ những cá nhân, tổ chức khác để đảm bảo việc hoàn thành nhiệm vụ theo đúng kế hoạch được giao phó thì sẽ sử dụng mẫu công văn đề nghị phối hợp này để thuận lợi cho quá trình hợp tác giữa các bên.

Sự hợp tác này có thể là sự phối hợp để cung cấp thông tin, phối hợp để điều tra các vụ án, phối hợp để bắt tội phạm hay phối hợp để thực hiện các dịch vụ công khác,...

Về cơ bản thì khi cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc và cần có sự hợp tác, phối hợp của những tổ chức khác thì sẽ sử dụng công văn đề nghị hợp tác để đảm bảo cho việc phối hợp này được diễn ra thuận lợi.

Xem thêm: Chi tiết cách lập mẫu công văn phúc đáp mang đến giá trị hiệu lực

1.3. Ý nghĩa của mẫu công văn đề nghị hợp tác

Mẫu công văn đề nghị hợp tác là văn bản thể hiện được nội dung, cơ sở cho quá trình hợp tác, phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các cá nhân và tổ chức với nhau. Dựa trên nội dung ban hành của công văn, các cá nhân, tổ chức liên quan sẽ biết được mình cần phối hợp với cá nhân, tổ chức nào, phối hợp trong vấn đề gì và để tiến hành giải quyết được công việc cụ thể ra sao.

Ý nghĩa của công văn đề nghị phối hợp
Ý nghĩa của công văn đề nghị phối hợp

Không chỉ là mẫu văn bản cung cấp thông tin, công văn đề nghị phối hợp còn là căn cứ xác nhận để yêu cầu bên phối hợp bắt buộc phải phối hợp với bên cần phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung. Việc đề nghị phối hợp ở đây sẽ mang tính bắt buộc để thực thi và những cá nhân, tổ chức được đề nghị sẽ phải tuân thủ đúng các yêu cầu nêu ra ở trong công văn.

Nhất là trong quá trình điều tra các vụ án hay vây bắt tội phạm thì việc cần có sự phối hợp với cơ quan chức năng là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng để làm điều đó. Do vậy mà mẫu công văn đề nghị phối hợp được xem như là văn bản mang tính pháp lý với việc yêu cầu cá nhân, tổ chức phối hợp với cơ quan điều tra có thẩm quyền để thực hiện tốt nhiệm vụ chung mà Nhà nước giao phó. 

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, mẫu công văn đề nghị phối hợp cần có sự đầy đủ về mặt nội dung và sự chặt chẽ trong quá trình được soạn thảo và hoàn thiện.

2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn đề nghị phối hợp

2.1. Một số yêu cầu chung về công văn đề nghị phối hợp

Những yêu cầu chung của một công văn đề nghị phối hợp được đưa ra như sau:

- Một công văn được ban hành sẽ chỉ nêu ra duy nhất một chủ đề nhất định.

- Chủ đề cần được thông báo và nêu ra một cách rõ ràng, thuần nhất.

Yêu cầu chung đối với công văn
Yêu cầu chung đối với công văn

- Không viết lan man, dài dòng, công văn cần có sự ngắn gọn, súc tích và rõ ràng về mặt ý tưởng.

- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, nghiêm túc và có sức thuyết phục cao với đối tượng tiếp nhận.

- Thể thức của công văn đúng theo quy phạm của văn bản hành chính mà Nhà nước đã quy định. Cần trích yếu công văn dù đó là công văn khẩn.

Đây là những yêu cầu chung mà khi tiến hành soạn thảo văn bản bạn sẽ cần chú ý để đảm bảo thỏa mãn cũng như thực hiện tốt các vấn đề được nêu ra.

2.2. Một vài yêu cầu về mặt nội dung của công văn

Với phần nội dung của mẫu công văn đề nghị phối hợp thì bạn sẽ cần lưu ý tới một số chi tiết sau đây:

- Nêu rõ nội dung kiến nghị được đưa ra, lý do công văn được gửi tới đối tượng tiếp nhận là gì? Thời hạn cần phải đưa ra câu trả lời là bao lâu?

- Nêu ngắn gọn các nội dung cần truyền tải trong công văn, thể hiện rõ những vấn đề cơ bản cần phải tiếp nhận.

- Thông tin của cá nhân, tổ chức dự định gửi công văn.

- Thông tin của cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc và được đề nghị trong công văn.

- Thông tin của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm tiếp nhận công văn.

Yêu cầu về mặt nội dung công văn
Yêu cầu về mặt nội dung công văn

Những yêu cầu trên chính là những thông tin, chi tiết cần được thể hiện trong phần nội dung chính của mẫu công văn đề nghị phối hợp. Đây sẽ là cơ sở để đánh giá xem văn bản này đã hoàn chỉnh và chính xác về mặt nội dung chưa cũng như tuân thủ đúng các yêu cầu đề ra với một mẫu công văn theo quy chuẩn Nhà nước hay chưa.

Xem thêm: Soạn mẫu công văn xin gia hạn thanh toán dễ được chấp thuận

2.3. Những điều cần có trong một công văn đề nghị phối hợp

Một mẫu công văn đề nghị phối hợp chuẩn sẽ cần phải đảm bảo được những thành phần sau đây:

- Quốc hiệu, Tiêu ngữ

- Địa danh, thời gián công văn được gửi đi

- Tên của cơ quan chủ quản và cơ quan thực hiện việc ban hành công văn

- Chủ thể tiếp nhận công văn

- Số và ký hiệu của công văn được ban hành

- Trích yếu nội dung

- Nội dung chính của công văn

- Chữ ký và đóng dấu xác nhận

- Nơi nhận

Thông tin cần có trong công văn đề nghị
Thông tin cần có trong công văn đề nghị

2.4. Soạn thảo mẫu công văn đề nghị phối hợp

2.4.1. Phần mở đầu công văn

Đối với phần mở đầu của công văn đề nghị phối hợp, bạn sẽ cần nêu tóm tắt cũng như đưa ra được lý do về việc ban hành công văn cũng như nguyên nhân mà công văn này được ra đời.

Ví dụ, nếu là công văn đề nghị phối hợp thì đó là phối hợp về vấn đề gì. Trường hợp phối hợp trong việc hướng dẫn thì cụ thể đó là hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ gì. Còn nếu là phối hợp về đôn đốc thì đó là đôn đốc trong vấn đề nào,...

Thông tin trích lược này cần được nêu cụ thể và rõ ràng để người tiếp nhận có thể nắm bắt được nội dung chính mà công văn ban hành.

2.4.2. Phần nội dung công văn

Đối với phần nội dung chính của mẫu công văn đề nghị phối hợp thì cần đưa ra các thông tin để làm rõ về vấn đề cần phối hợp, cách thức phối hợp để giải quyết vấn đề và tỏ rõ thái độ của cơ quan ban hành công văn trong việc phối hợp này.

Thông thường, phần nội dung chính của công văn sẽ bao gồm 3 phần đó là: viện dẫn vấn đề, Giải quyết vấn đề và cuối cùng là Kết luận. Mỗi một phần được nêu ra nhằm đảm bảo việc làm rõ cũng như cung cấp các thông tin cần thiết của công văn.

Viết công văn đề nghị phối hợp
Viết công văn đề nghị phối hợp

Trước khi đến với thao tác cuối là ký, đóng dấu xác nhận và gửi công văn thì sẽ cần có một câu văn với việc đề nghị chủ thể tiếp nhận đưa ra được quyết định và câu trả lời sớm nhất. 

Về cơ bản thì mẫu công văn đề nghị phối hợp sẽ được soạn thảo và xây dựng dựa trên hướng dẫn và yêu cầu như trên. Tuy nhiên, các bạn có thể tối ưu hóa quá trình này bằng việc sử dụng các mẫu công văn đề nghị phối hợp có sẵn. Và dưới đây sẽ là mẫu mà bạn có thể tham khảo.

Link tải: mau-cong-van-de-nghi-phoi-hop.docx

Trên đây là thông tin chi tiết về mẫu công văn đề nghị phối hợp. Mong rằng bạn đã có cho mình được những thông tin hữu ích liên quan tới văn bản này. Thường xuyên truy cập vieclam123 để có cho mình thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Biên bản cam kết bảo mật thông tin và những thông tin cần lưu ý

Biên bản cam kết bảo mật thông tin là gì? Cách soạn thảo chi tiết ra sao? Cùng tìm hiểu về mẫu biên bản cam kết bảo mật thông tin sau đây nhé!

Biên bản cam kết bảo mật thông tin

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.