Mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên là một văn bản thỏa thuận cần thiết làm cơ sở cho hai bên làm việc với nhau. Để có thể soạn được một văn bản làm việc giữa hai bên cần phải đề cập đến nội dung công việc cụ thể. Nếu bạn chưa biết cách làm loại biên bản làm việc cho hai bên này thì hãy đọc bài viết này của vieclam123.vn bạn nhé!
Mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên là văn bản được lập ra để ghi lại những thông tin, thỏa thuận về một vấn đề nào đó trong quá khứ hoặc hiện tại. Đối tượng tham gia vào văn bản này thường là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,... Đây sẽ là cơ sở pháp lý để hai bên cam kết thực hiện các nội dung đã đưa ra trong biên bản.
Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị biên bản đối thoại giải quyết khiếu nại cực chuẩn
Trong phần mở đầu của mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên cần có các thông tin về Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản. Các thông tin này được viết ở giữa của trang giấy. Trong đó Quốc hiệu viết in hoa, tiêu ngữ viết hoa các chữ cái đầu tiên ở sau dấu gạch giữa. Tiếp đến là tên của biên bản được viết in hoa và in đậm với cỡ chữ to hơn các chữ còn lại để người đọc có thể biết được văn bản đang đề cập đến nội dung nào. Bên dưới của tên văn bản cần ghi cụ thể nội dung mà biên bản làm việc đang muốn đề cập là nội dung gì. Nội dung của biên bản này chỉ cần viết chữ thường và không cần viết in hoa “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN LÀM VIỆC
(v/v Thỏa thuận…… )”
Đến phần nội dung của mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên cần đề cập đến ngày tháng năm, địa điểm lập biên bản, thông tin cụ thể về hai bên tiến hành lập biên bản và các nội dung cụ thể mà hai bên thỏa thuận khi lập biên bản.
“Hôm nay, ngày/ tháng/ năm, tại trụ sở Công ty …………., Chúng tôi gồm có:
BÊN A : CÔNG TY ……………(tên công ty)
Đại diện: Ông(Bà) …………………(ghi đầy đủ họ tên người đại diện) Chức vụ: ………..(chức vụ cụ thể mà người đó đang đảm nhiệm)
Địa chỉ : ………………. (ghi địa chỉ cụ thể số nhà, phường, quận, thành phố)
Mã số thuế : …………… (ghi thông tin về mã số thuế)”
Tiếp đến sẽ ghi các thông tin về bên B. Thông tin về bên B có thể đề cập đến 2 người và các thông tin đó như sau:
“BÊN B :
- Ông(Bà) : ……………………… (ghi đầy đủ họ tên bên B)
CMND: …………………(ghi số CMND ngày, tháng, năm được cấp)
Địa chỉ : ……….....…………(ghi địa chỉ cụ thể số nhà, phường, quận, thành phố)
- Ông(Bà) : ……………………. (ghi đầy đủ họ tên bên B)
CMND số : ……………….(ghi số CMND ngày, tháng, năm được cấp)
Địa chỉ : ………………………(ghi địa chỉ cụ thể số nhà, phường, quận, thành phố)”
Tải mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên chuẩn nhất dưới đây:
Mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên
Khi đã trình bày xong các thông tin về bên A và bên B thì cần đề cập đến các nội dung cụ thể mà hai bên đã thỏa thuận với nhau để ghi trực tiếp vào biên bản:
“Nội dung làm việc hai bên thống nhất như sau:........” Các nội dung cần được ghi một cách rõ ràng, mỗi một nội dung sẽ được gạch ý và viết ở một dòng tách biệt nhau. Sao cho các thông tin được ghi một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Khi viết nội dung này thì không sử dụng các từ ngữ mang tính chất đa nghĩa khiến đối phương có thể hiểu nhầm về nội dung đang được đề cập đến.
Đưa ra một lời tóm gọn lại toàn bộ các nội dung vừa được đưa ra bằng một câu thể hiện được sự đồng tình về biên bản đã đưa thỏa thuận. Cam kết sẽ thực hiện đúng những nội dung vừa được đưa ra “Hai Bên cùng thống nhất đưa ra phương thức thanh toán trên và cam kết sẽ không khiếu nại, khiếu kiện.”
Trong phần kết thúc của mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên sẽ phải đề cập đến giá trị, số lượng mà biên bản đưa ra, cùng với tên và chữ ký của hai bên tham gia ký kết biên bản. Việc đề cập đến giá trị, số lượng biên bản cũng sẽ thay cho lời kết của biên bản làm việc giữa hai bên “Biên bản làm việc thanh lý này có hiệu lực kể từ ngày ký, bao gồm …. trang và được lập thành … bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ … bản làm căn cứ thực hiện.” Tùy vào từng công ty, công việc cụ thể mà sẽ cần có số lượng biên bản khác nhau. Nếu công ty, doanh nghiệp của bạn yêu câu số lượng nhiều hay ít hơn thì bạn có thể thay đổi số lượng đó.
Cuối cùng là nội dung tưởng chừng là đơn giản và ngắn gọn nhất nhưng lại đóng vai trò quan trọng nhất đối với toàn bộ biên bản. Nội dung đó là chữ ký của hai bên tham gia ký kết biên bản. Sau khi các nội dung trên đã được hoàn thiện và được hai bên chấp thuận thì sẽ tiến hành ký tên. Việc ký tên sẽ khiến cho nội dung của biên bản có giá trị về mặt pháp lý. Nội dung này cần phải có đầy đủ chữ ký và họ và tên của hai bên A và B. Nếu thiếu một trong các chữ ký của các bên thì văn bản sẽ không còn giá trị nữa.
Xem thêm: Bật mí bạn mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh chuẩn nhất hiện nay
Trong quá trình soạn thảo mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên cần chú ý những nguyên tắc như sau:
Biên bản cần phải có chữ ký người đại diện hợp pháp của các bên. Ví dụ: Giữa hai công ty lập bên bản làm việc thì cần có chữ ký của giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty đó. Nếu như không có chữ ký của đối tượng này thì cần có giấy ủy quyền của giám đốc hoặc người có thẩm quyền để gia cho một người khác (Trưởng phòng,...). Giấy ủy quyền đó sẽ được lập và ghi vào nội dung của biên bản làm việc.
Còn nếu biên bản làm việc đối tượng là hai cá nhân thì nội dung thỏa thuận chỉ được liên quan đến vấn đề của hai cá nhân. Nội dung không được liên quan đến tài sản chung giữa vợ hoặc chồng của các cá nhân này. Ví dụ: 2 bên thỏa thuận về thuê/ mượn tài sản chung của 2 vợ chồng thì phải có chữ ký của cả hai vợ chồng thì mới đảm bảo được tính pháp lý. Nếu như vi phạm thì biên bản làm việc có thể bị vô hiệu do yếu tố chủ thể giao dịch không được đảm bảo.
Các nội dung được đưa ra trong thỏa thuận phải hoàn toàn hợp pháp. Nội dung trong biên bản không được trái với quy định pháp luật. Ví dụ: 2 bên thỏa thuận vận chuyển 100kg pháo nổ, trao đổi mua bán động vật hoang dã,... Đây là những thỏa thuận trái với pháp luật nên sẽ không có giá trị pháp lý. Vì vậy, mọi thỏa thuận được đưa ra phải hợp pháp và không trái với pháp luật và quy định của nhà nước.
Trong biên bản nên đưa ra định lượng về thời gian thực hiện. Nếu không có nội dung ràng buộc về mặt thời gian thì thỏa thuận sẽ trở nên khó thực thi. VD: Bên A có nghĩa vụ bàn giao số tài sản đã thỏa thuận với bên B trước ngày/ tháng/ năm.
Tùy vào những nội dung làm việc cụ thể mà bạn có thể đưa vào biên bản của mình. Bạn có thể tham khảo ý kiến của Luật sư để tiến hành xây dựng các nội dung sao cho phù hợp và đảm bảo lợi ích pháp lý.
Trên đây là các nội dung về hướng dẫn viết mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên và những chú ý khi viết. Hy vọng rằng bạn đọc sau khi đọc xong các nội dung mà vieclam123 cung cấp thì có thể soạn thảo được biên bản làm việc một cách chính xác nhất nhé!
Soạn thảo mẫu biên bản bàn giao website cần những nội dung gì? Khi viết biên bản bàn giao website thì cần chú ý những điều gì? Bài viết về việc bàn giao website sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm cụ thể nhé!
Chia sẻ