Thuật ngữ Material Design xuất hiện khá thường xuyên trong thời gian gần đây và đang trở thành xu hướng thiết kế mới trong ngành đồ họa. Material Design được đánh giá cao ở sự đơn giản nhưng lại rất tinh tế và hiệu quả. Bạn đã biết Material Design là gì chưa? Material Design sở hữu những ưu điểm nổi bật nào? Material Design được ứng dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu về xu hướng thiết kế này trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Xu hướng thiết kế Material Design đang làm chao đảo cộng đồng trong thời gian gần đây. Không cầu kỳ, không có quá nhiều chi tiết hay hiệu ứng hoa lệ, Material Design được yêu thích bởi sự tinh tế và vẻ đẹp đến từ chính nguyên tắc đơn giản hóa mọi đường nét và bố cục.
Vậy Material Design là gì? Cùng tìm hiểu về phong cách thiết kế này ngay sau đây nhé!
Flat Design đã từng tạo ra một cơn sóng lớn trong cộng đồng những người theo ngành thiết kế khi mang đến một hơi hướng đơn giản hóa mọi thứ, nói không với các chi tiết cầu kỳ, bóng bẩy nhưng vẫn đạt được hiệu quả thị giác tốt. Sau này, Material Design ra đời và có thể coi như là một phiên bản “xịn sò” hơn của Flat Design.
Nếu như Flat Design sắp xếp mọi thứ trên một mặt phẳng thì Material Design lại mang những mặt phẳng đó xếp chồng lên nhau với mục đích tạo ra chiều sâu hoặc tạo ra điểm nhấn cho thiết kế.
Material Design sử dụng các yếu tố chủ chốt bao gồm line (đường nét) và (màu sắc). Các đường nét được thể hiện một cách tối giản và nguyên sơ nhất. Màu sắc được sử dụng trong Material Design thường là các màu đậm nhằm làm nổi bật thiết kế.
Material Design cũng sử dụng các yếu tố đồ họa mang lại cảm giác 3D khiến cho các yếu tố đồ họa dường như nổi bật lên trên nền giao diện. Các yếu tố chuyển động tự nhiên cũng được sử dụng với tần suất lớn nhằm tạo ra bố cục tổng thể đẹp mắt và gần gũi.
Ngay sau khi trở thành xu hướng, Material Design đã lập tức được ứng dụng trong UI. Sử dụng Material Design khiến cho giao diện người dùng vừa trực quan, đẹp mắt lại vừa logic và dễ tương tác, thôi thúc người dùng tương tác nhiều hơn.
Material Design trong UI cũng được ứng dụng trong cả Animation khi người dùng tương tác với giao diện. Các yếu tố chịu sự tác động rõ nhất là vận tốc, gia tốc và khối lượng. Khi giao diện sử dụng Material Design thì tốc độ của Material sẽ tự động được giảm xuống. Ngược lại, vận tốc của Material sẽ tăng dần lên khi Material Design biến mất.
Google đã tạo Material Design như một giải pháp mang lại trải nghiệm mới mẻ cho người dùng trong hệ sinh thái của mình. Theo như hãng này phát biểu thì toàn bộ trải nghiệm của người dùng trên các thiết bị khác nhau thuộc hệ sinh thái Google sẽ được đồng nhất, bất kể là thiết bị nào và kích thước thiết bị là bao nhiêu.
Google cũng công bố rằng họ đang ưu tiên sử dụng Material Design cho các thiết kế trên thiết bị di động nhằm tạo ra những trải nghiệm mới lạ hơn. Người dùng sẽ có cảm giác vừa quen vừa lạ. Lạ ở chỗ thiết kế theo kiểu này lần đầu tiên xuất hiện trên các thiết bị của họ. Quen ở chỗ thiết kế này rất gần gũi, trực quan, sinh động và dễ hiểu và dễ tương tác.
Có thể nói sự xuất hiện của Material Design đã thổi một làn gió mới vào trong cộng đồng thiết kế và ngay lập tức trở thành xu hướng. Material Design thực sự mang đến hiệu quả bất ngờ.
Khi tìm hiểu Material Design là gì, chúng ta đã được biết rằng Material Design là một phiên bản phát triển và nâng cấp hơn của Flat Design. Có thể hiểu một cách đơn giản, Material Design là nhiều lớp Flat Design được xếp chồng lên nhau. Tuy vậy, không chỉ đơn giản là xếp chồng nhiều lớp mà mỗi lớp lại mang màu sắc và hiệu ứng riêng biệt.
Yếu tố đồ họa thường thấy nhất và cũng chiếm dụng nhiều không gian nhất trong Material Design là các nút và menu. Để có đủ không gian cho chúng, những hiệu ứng rườm rà và thừa thãi cần phải được loại bỏ đi.
Material Design có thể được nhận diện dễ dàng thông qua những đặc điểm sau đây:
- Thiết kế sử dụng nhiều gam màu nổi bật thông qua một mảng màu sắc chủ đạo.
- Toàn bộ các biểu tượng đều được đơn giản hóa, trình bày một cách dễ hiểu và đặc biệt là đều ở dạng “phẳng”. Bên cạnh đó thì trên giao diện hầu như không có hiệu ứng chuyển màu hoặc đổ bóng.
- Tận dụng tối đã các khoảng trắng trong thiết kế, giúp cho bố cục tổng thể thoáng mắt hơn và dễ nhìn hơn.
- Các hiệu ứng chuyển động cũng được làm hết sức đơn giản, hướng đến sự mượt mà và tự nhiên nhiều hơn. Đồng thời hiệu ứng cũng được thiết kế theo kiểu vừa đơn giản vừa lôi cuốn.
Material Design quan niệm không gian thiết kế không chỉ là một mặt phẳng mà là một không gian 3 chiều. Không gian bên dưới màn hình thiết bị không chỉ bao gồm trục tung và trục hoành mà còn bao gồm cả chiều sâu.
Ánh sáng chính là yếu tố thể hiện rõ nhất cho lý thuyết này. Chính ánh sáng được điều chỉnh sẽ tạo ra chiều sâu cho tác phẩm thiết kế. Chính vì vậy, nếu bạn không biết cách tạo dựng và sử dụng không gian 3 chiều thì bạn vẫn cần học hỏi thêm rất nhiều về Material Design.
Để mô phỏng không gian thực tế trong Material Design cần đến 2 nguồn ánh sáng. Sử dụng 2 nguồn ánh sáng cũng giúp tạo ra hiệu ứng bóng tổng hợp, giúp người dùng có cảm giác giao diện gẫn gũi và quen thuộc. Không chủ thế, thiết kế còn thể hiện được cả chiều sâu, mang lại trải nghiệm thích thú cho người dùng.
Ánh sáng chiếu trực tiếp và ánh sáng từ môi trường kết hợp với nhau để làm nên sự thành công cho Material Design.
- Ánh sáng chiếu trực tiếp: Là yếu tố tạo ra sự sắc nét và hiệu ứng đổ bóng cho các chi tiết trong một mẫu thiết kế. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là “chiếu” ánh sáng vào trong các chi tiết thì không thể tạo ra được sự hoàn mỹ. Ánh sáng cần được điều chỉnh cường độ sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Ánh sáng từ môi trường: Không cần thể hiện rõ nguồn gốc cho loại ánh sáng này. Đây là nguồn ánh sáng dịu nhẹ, được sử dụng với mục đích tạo ra hiệu ứng viền bóng nhẹ xung quanh các nút hoặc menu.
Material hiểu đơn giản là các lớp phẳng được xếp chồng lên nhau. Mỗi lớp rất mỏng, chỉ khoảng 1dp. Các lớp phẳng này được đặt song song với mặt phẳng màn hình của thiết bị và mỗi khi người dùng tương tác với chúng thì chúng chỉ có một hướng di chuyển duy nhất đó là dọc trục đo chiều sâu của thiết kế. Mỗi lớp Material sẽ chứa đựng những nội dung khác nhau và nội dung của mỗi Material lại được thiết kế theo nguyên tắc Flat Design.
Trên đây, bạn đọc đã tìm hiểu Material Design là gì và những lý do tại sao kiểu thiết kế này lại trở thành xu hướng thiết kế hot nhất hiện nay. Để một mẫu thiết kế Material Design đạt được sự ấn tượng và độc đáo thì không gian, ánh sáng và Material là những yếu tố cần được chú trọng nhiều nhất. Ngoài ra, người thiết kế cũng cần chú trọng tới hiệu ứng tự nhiên, hiệu ứng bề mặt, thứ tự, sự thống nhất và cả sự thú vị.
Lập trình game là gì? Lập trình game bao gồm những công việc nào? Trở thành người lập trình game cần đáp ứng được những yêu cầu nào? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023