Blog

Lập trình PHP là gì? Con đường để trở thành lập trình viên PHP

06/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hiện nay rất nhiều bạn trẻ lựa chọn con đường lập trình PHP bởi tính ứng dụng cao. Những người sử dụng ngôn ngữ PHP được gọi là lập trình viên PHP. Nếu bạn cũng đang có ý định học lập trình PHP thì cần tìm hiểu lập trình viên PHP là gì và cần học tập những gì để có thể trở thành lập trình viên PHP. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để trở thành lập trình viên PHP. Đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào nhé!

1. Lập trình viên PHP là gì? Lập trình viên PHP làm những công việc gì?

1.1. Lập trình viên PHP là gì?

Lập trình viên PHP là danh từ được sử dụng để chỉ những người lập trình viên sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP. Công việc chủ yếu của họ là tạo ra các ứng dụng website, hay còn gọi là web app. Đây là một loại ứng dụng sử dụng trình duyệt web để thực hiện các tác vụ đã được thiết lập từ trước.

Tìm hiểu về lập trình viên PHP

Hiện nay xét về phương diện lập trình và phát triển web app thì PHP chính là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Nguyên nhân chủ yếu là bởi vì ngôn ngữ PHP tương đối dễ vận dụng và có độ tương thích rất cao với các loại trình duyệt web phổ biến hiện nay. Không chỉ vậy, ngôn ngữ PHP cũng có sự tương thích với nhiều ngôn ngữ lập trình khác.

1.2. Lập trình viên PHP làm những công việc gì?

Trong phần trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái niệm lập trình viên PHP là gì? Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu chi tiết hơn về công việc của lập trình viên.

Lập trình viên PHP sử dụng ngôn ngữ PHP để lập trình. Vì vậy công việc của họ cũng chủ yếu liên quan đến lập trình website và web app. Bên cạnh đó, lập trình viên PHP cũng có thể đảm nhiệm một số công việc đặc thù khác giúp họ kiếm được những khoản thu nhập khá lớn.

Vậy cụ thể công việc của lập trình viên PHP là gì?

1.2.1. Lập trình website

Đây là công việc hàng ngày chủ yếu của lập trình viên PHP. Mặc dù có nhiều ngôn ngữ lập trình có thể được sử dụng để lập trình website, tuy nhiên ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất vẫn luôn là ngôn ngữ PHP. Điều này bắt nguồn từ đặc điểm thân thiện với kết cấu của trình duyệt và tính ứng dụng cao của loại ngôn ngữ này.

Ở đây, chắc hẳn các bạn đều có tài khoản mạng xã hội Facebook và sử dụng Facebook hàng ngày. Tuy nhiên, bạn có biết rằng ban đầu Facebook cũng được lập trình bằng ngôn ngữ PHP không?

Mặc dù hiện nay có nhiều công nghệ mới và hiện đại được thêm vào Facebook, tuy nhiên không thể phủ nhận ngôn ngữ PHP có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một khởi đầu khá tốt cho mạng xã hội này.

PHP là ngôn ngữ phổ biến được sử dụng để lập trình website

1.2.2. Viết plugin cho website

Có thể bạn chưa biết điều này, hiện nay có khá nhiều CMS (hệ quản trị nội dung) nổi tiếng được lập trình bằng ngôn ngữ PHP. Những cái tên điển hình nhất có thể kể đến như Joomla, Drupal hay Wordpress…

Bên cạnh đó, những người sử dụng Wordpress hay các CMS tương tự đều rất ưa thích sử dụng plugin, vốn là những web app có thể giúp họ tự động thực hiện rất nhiều công việc. Plugin giúp cho việc quản trị website dễ dàng hơn.

Vậy bạn có bao giờ tự hỏi những plugin này từ đâu mà có chưa?

Chúng đều được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và chính lập trình viên PHP là những người tạo ra chúng. Số lượng plugin có trên mạng hiện nay là không thể đếm hết.

1.2.3. Quản trị website

Lập trình viên PHP là những người tạo ra các website bằng ngôn ngữ PHP vì vậy không ai hiểu rõ nguyên lý hoạt động của các website bằng họ. Người lập trình viên PHP bên cạnh việc tạo ra website thì cũng đảm nhận việc quản trị website.

Cụ thể, công việc của họ là theo dõi vận hàng các website, sửa chữa, bổ sung hoặc nâng cấp các chức năng của website theo theo yêu cầu từ SEO hoặc marketing. Đây là công việc phù hợp với chuyên môn của họ, tuy nhiên, mức thu nhập cho công việc này là không đáng kể và thấp hơn khá nhiều so với công việc thiết kế các dự án website mới.

1.2.4. Xây dựng và phát triển PHP Framework

Không thể phủ nhận framework đã và đang mang đến những sự trợ giúp rất lớn cho giới lập trình viên nói chung và lập trình viên PHP nói riêng. Laravel, Yii, Symfony hay Codeigniter… là những bộ khung framework được rất nhiều lập trình viên PHP sử dụng.

Lập trình viên PHP cũng xây dựng và phát triển PHP Framework

Theo bạn thì những bộ khung framework kể trên từ đâu mà có? Chúng được tạo ra chính bởi những lập trình viên sử dụng ngôn ngữ PHP. Công việc của các lập trình viên PHP không chỉ liên quan đến việc lập trình website. Rất nhiều lập trình viên cũng nghiên cứu và đưa ra những cải tiến để tối ưu các framework sẵn có hoặc sáng tạo ra framework mới.

1.2.5. Phát triển và cải tiến ngôn ngữ PHP

PHP không phải là một ngôn ngữ lập trình hoàn hảo. Người ta vẫn tìm ra những lỗ hổng trong cấu trúc của ngôn ngữ này và đưa ra những cải tiến nhằm giúp nó ngày càng hoàn thiện hơn. PHP cũng là một ngôn ngữ nguồn mở để cho mọi người có thể thoải mái đóng góp những cải tiến của mình.

2. Để trở thành lập trình viên PHP cần có những kỹ năng gì?

Sau khi đã tìm hiểu xong khái niệm lập trình viên PHP là gì và công việc hàng ngày của họ, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những kỹ năng cần có để trở thành một lập trình viên PHP đúng nghĩa. Lập trình viên PHP có nhiều, tuy nhiên để có thể nhận được một mức thu nhập tốt thì bạn cần sở hữu những kỹ năng sau đây.

2.1. Những kiến thức cơ bản về lập trình

Lập trình website chủ yếu chia thành hai giai đoạn là lập trình Front-end và lập trình Back-end. Để trở thành lập trình viên PHP thì tối thiểu bạn cần sở hữu những kiến thức cơ bản nhất để phục vụ cho hai giai đoạn này. Cũng có một số lập trình viên chuyên về Front-end và một số lập trình viên chuyên về Back-end. Tuy nhiên, nếu bạn có thể chuyên về cả hai giai đoạn này thì càng tốt.

Để trở thành lập trình viên PHP cần có những kiến thức cơ bản về lập trình

2.1.1. Kiến thức lập trình Front-end

Để lập trình giao diện người dùng, bạn cần nắm vững cấu trúc và nhuần nhuyễn lập trình các loại ngôn ngữ sau đây:

- HTML: Còn gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Đây là ngôn ngữ được sử dụng để tạo ra bộ khung chính cho website.

- Javascript: Ngôn ngữ này có khả năng khiến cho website trực quan và sinh động hơn. Lập trình viên sử dụng ngôn ngữ Javascript để thay đổi cấu trúc website hoặc lập trình tương tác với các thành phần trên website.

- CSS: Tác dụng chính của CSS là làm đẹp website, tránh cảm giác nhàm chán cho người dùng.

Bên cạnh các ngôn ngữ lập trình trên, nếu có thời gian thì bạn nên tìm hiểu thêm về jQuery, Bootstrap… và rất nhiều thứ khác nữa phục vụ cho lập trình Front-end.

2.1.2. Kiến thức lập trình Back-end

Lập trình Back-end chủ yếu sử dụng ngôn ngữ PHP, vì vậy đây là công việc chủ yếu của người lập trình viên PHP. Để làm tốt công việc lập trình Back-end thì ngoài những kiến thức cơ sở về lập trình, bạn còn cần trang bị cho bản thân những kiến thức sau đây:

- Kiến thức về xử lý các tệp.

- Kiến thức về Session và Cookies.

- Kiến thức về xử lý Function và Ngoại lệ trong PHP.

- Nhóm kiến thức về AJAX.

- Lập trình hướng đối tượng.

- Thao tác với Database thông qua MySQL.

- Cách sử dụng mô hình MVC để phát triển website.

- Kiến thức về sử dụng Laravel, Codeigniter và các framework khác.

Lập trình Backend chủ yếu sử dụng ngôn ngữ PHP

Ngoài những kiến thức trên, bạn cần tự trang bị cho bản thân thêm rất nhiều kiến thức khác như: các thuật toán phổ biến, các sử dụng một số API thông dụng, bảo mật website, kiến thức liên quan đến Git, GitHub… Một số lập trình viên PHP còn tràn bị thêm cho bản thân cả những kiến thức liên quan đến thiết kế website.

2.2. Kỹ năng quản lý dự án

Đây là kỹ năng không thể thiếu ở một lập trình viên PHP chuyên nghiệp. Quản lý tốt dự án sẽ giúp tăng hiệu suất công việc và do đó hiệu quả làm việc của bạn cũng sẽ được tăng cao đáng kể.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhanh chóng nhận biết được các vấn đề phát sinh trong dự án của mình và tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất. Nếu bạn muốn thăng tiến lên vị trí Leader hoặc Manager thì cần rèn luyện rất nhiều ở kỹ năng này.

2.3. Cẩn thận và tỉ mỉ

Việc lập trình không hề đơn giản. Bạn sẽ phải sử dụng hàng nghìn câu lệnh và chỉ cần thiếu một dấu phẩy hoặc thậm chí là một dấu cách cũng đủ để khiến bạn mất cả tuần để rà soát lại code. Chính vì vậy mà những người lập trình viên PHP cần rèn luyện cho bản thân tính cẩn thận và tỉ mỉ.

Lập trình PHP cần sự cẩn thận và tỉ mỉ

Trên đây, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc lập trình viên PHP là gì và lập trình viên PHP làm những công việc gì hàng ngày. Lập trình PHP đang là hướng đi được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Mức thu nhập dành cho công việc này là không hề thấp. Khi mới ra trường và chưa có kinh nghiệm, mức lương của lập trình viên PHP dao động trong khoảng 4 – 9 triệu đồng/ tháng. Những lập trình viên PHP “cứng tay” có thể nhận mức thu nhập “khủng” lên tới 15 – 45 triệu đồng/ tháng.

Shopee là gì?

Nếu bạn là người thích mua sắm online thì chắc hẳn đã nghe nhắc tới cái tên Shopee rồi đúng không? Vậy bạn đã hiểu Shopee là gì chưa? Shopee hoạt động như thế nào? Tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Shopee là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023