Kỹ thuật viên điện tử là gì? Mô tả cụ thể vị trí kỹ thuật viên điện tử
Kỹ thuật viên điện tử là gì? Mô tả cụ thể vị trí kỹ thuật viên điện tử
Hiện nay, trong thời đại 4.0 thì ngành kỹ thuật điện tử đang là một trong những ngành nghề hot và được đánh giá rất cao về cơ hội việc làm ở hiện tại cũng như trong tương lai. Do đó công việc kỹ thuật viên điện tử hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội thăng tiến cũng như mức đãi ngộ hợp lý dành cho bạn. Vậy thì kỹ thuật viên điện tử là gì và yêu cầu như thế nào để có thể trở thành một kỹ thuật viên điện tử? Hãy cùng mình tìm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này ở bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Với sự phát triển vượt bậc của thời đại 4.0 hiện nay thì vị trí kỹ thuật viên điện tử đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp. Kỹ thuật viên điện tử, hay còn được biết đến là nhân viên kỹ thuật điện tử là những người sẽ đảm nhiệm những vai trò về giám sát hay là chịu trách nhiệm cho các thiết bị điện tử.
Bên cạnh đó, các kỹ thuật viên điện từ sẽ cung cấp các dịch vụ và nhận lắp đặt những thiết bị cho các tổ chức khác, họ cũng hỗ trợ thử nghiệm, xác định các lỗi thiết bị và đại diện cho tổ chức để đặt hàng linh kiện, lắp đặt các bộ phận thay thế như là bảng mạch, động cơ máy móc, ...
Một khi nhận được yêu cầu từ các tổ chức, cá nhân về cung cấp những dịch vụ, thiết kế và lắp đặt sơ đồ điện tử thì các kỹ thuật viên sẽ là đứng ra đảm nhiệm vẽ sơ đồ thiết kế, chuẩn bị sẵn các linh kiện hoặc thiết bị điện tử cần thiết và sau đó sẽ tiến hành thử nghiệm rồi hoàn tất công đoạn lắp đặt.
Có thể thấy được vị trí kỹ thuật viên điện tử không những phải hiểu rõ, thành thạo về các bảng mạch điện tử mà họ còn phải có những thao tác thành thạo ở trên máy tính. Bên cạnh đó, kỹ thuật viên điện tử thường sẽ có đầu óc tổ chức, phân tích, đánh giá và đưa ra cái nhìn về vấn đề một cách bao quát nhất.
Tóm lại, vị trí của một kỹ thuật viên điện tử sẽ là người phải thành thạo các kỹ năng về máy tính, sở hữu đôi tay, bộ não linh hoạt, có những kinh nghiệm trong việc sử dụng và kiểm tra điện tử hay là phải đọc được sơ đồ đi dây điện. Bên cạnh đó thì để công việc được hoàn thành một cách tốt nhất thì họ cũng cần phải có đầu óc phê phán, những kỹ năng về phân tích hay giải quyết vấn đề, đồng thời cũng cần phải có tính tổ chức để có thể duy trì được những hoạt động của thiết bị, dịch vụ.
Một kỹ thuật viên điện tử thông thường sẽ tham gia các hoạt động nghiên cứu, qua đó đề xuất những phương án, giải pháp để lắp đặt các hệ thống điện cho những công trình, dự án xây dựng của thuộc sở hữu của doanh nghiệp tư nhân hoặc là nhà nước. Đồng thời, họ cũng sẽ chịu trách nhiệm trong việc lắp đặt, thi công, nâng cấp và sửa chữa các hệ thống điện tử theo những phương án đã được duyệt và thống nhất giữa các bên liên quan.
Kỹ thuật viên điện tử sẽ là người trực tiếp thực hiện công việc quản lý tiến độ, đồng thời cũng sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm để đảm bảo cho chất lượng vận hành của hệ thống điện tử cuối cùng. Bên cạnh đó, kỹ thuật viên điện từ cũng sẽ là người mà phải thường xuyên kiểm tra các chỉ số của thiết bị cũng như là tình trạng vận hành của hệ thống điện tử để có thể đảm bảo rằng sẽ không có sự cố trục trặc nào sẽ xảy ra. Sau khi thực hiện hết các công việc trên thì kỹ thuật viên điện tử sẽ báo cáo lại tình hình của công việc cũng như là tình trạng của hệ thống điện tử tới các vị trí quản lý cấp trên.
Kỹ thuật viên điện tử sẽ phải nắm bắt được các thông tin quan trọng cũng như là tuân thủ thật nghiêm ngặt về quy trình xử lý sự cố, vấn đề khi có phát sinh để có thể đảm bảo cho sự an toàn về sức khỏe cũng như là tính mạng của con người, đồng thời giúp hạn chế tối đã về thiệt hại tài sản. Bên cạnh đó, kỹ thuật viên điện tử sẽ thực hiện cả công việc sửa chữa hệ thống điện tử theo những yêu cầu đến từ khách hàng, thậm chí là cả cấp trên một cách thật nhanh chóng để không gây sự ảnh hưởng tới đời sống cá nhân hoặc là tiến độ sản xuất.
Kỹ thuật viên điện tử sẽ phải lập ra những kế hoạch để bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện hay là các thiết bị điện tử từ ngắn hạn cho đến dài hạn tùy thuộc vào tính chất của chúng. Việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa những hệ thống điện theo phương án của kỹ thuật viên điện tử thông thường thì đã được phê duyệt từ cấp trên, qua đó đảm bảo công việc sẽ được vận hành theo đúng quy trình, sự an toàn và sẽ theo đúng với tiến độ đã đề ra trước đó.
Những yêu cầu về trình độ chuyên môn của kỹ thuật viên điện tử sẽ còn tùy thuộc vào mô tả công việc của mỗi doanh nghiệp để có thể xác định được mức độ chuyên môn. Tuy nhiên thì trước hết sẽ cần phải hiểu về điện tử hay là một số kiến thức kỹ thuật khác có liên quan. Bên cạnh đó, nhiều nhà tuyển dụng cũng sẽ yêu cầu các ứng viên phải có cả bằng cấp chuyên môn về lĩnh vực kỹ thuật điện tử, trái lại thì cũng sẽ có một số doanh nghiệp khác sẽ tập trung hơn vào kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của bạn nhiều hơn.
Về cơ bản thì bản chất của công việc kỹ thuật viên điện tử đó là tìm ra những sự cố, đồng thời phải khắc phục các vấn đề, sự cố đó càng nhanh càng tốt mà vẫn phải đảm bảo về an toàn cho con người và tài sản. Do đó, vị trí của kỹ thuật viên điện tử sẽ đòi hỏi có sự tư duy nhanh nhạy, đầu óc sáng tạo cũng như là thường xuyên đổi mới cách làm việc sao cho hiệu quả đem lại cao nhất.
Trong quá trình lập kế hoạch và thực thi một số dự án khác, các số liệu sẽ được thường xuyên sử dụng liên tục để có thể ước tính những chi phí hoặc là kết quả. Mặc dù trong quá trình làm việc thì các doanh nghiệp, công ty sẽ thường cung cấp những công cụ tính toán hỗ trợ, tuy nhiên thì với một kỹ thuật viên điện từ thì sẽ cần phải đòi hỏi cao hơn về kỹ năng tính toán nhanh các phép tính, đồng thời phải có niềm yêu thích mỗi khi làm việc với những con số.
Với kỹ năng máy tính tốt thì việc ứng dụng được những phần mềm, kỹ thuật có liên quan sẽ trở nên tốt hơn, qua đó mô phỏng lại hệ thống điện ở trong thế giới thực. Bên cạnh đó, việc có kỹ năng về sử dụng máy tính tốt cũng sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng hơn trong việc xác định và giải quyết các vấn đề.
Tuy nhiên thì thực trạng hiện nay thì vẫn còn tồn tại rất nhiều nơi giảng dạy mà không có hoặc là có rất ít những chương trình đào tạo về khả năng sử dụng thành thạo máy tính, do đó bạn có thể học hỏi những kỹ năng này thông qua kinh nghiệm ở trên thực tế hoặc thậm chí là tham khảo từ những giáo án nước ngoài.
Ngoài ra, công việc kỹ thuật viên điện tử này cũng có thể yêu cầu thêm một số kỹ năng khác như là: kỹ năng giải quyết tình huống, sự tỉ mỉ, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, ... tùy thuộc vào mỗi yêu cầu của các nhà tuyển dụng, do đó bạn cũng có thể cân nhắc.
Trên đây là những chia sẻ để giải đáp cho thắc mắc kỹ thuật viên điện tử là gì, đồng thời cũng đã mô tả chi tiết công việc cũng như các yêu cầu của vị trí này. Hi vọng với những thông tin bổ ích ở trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về công việc kỹ thuật viên điện tử.
Liệu bạn có biết chuyên viên kỹ thuật tiếng anh là gì hay chưa? Vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp thắc mắc này nhé!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023