Hiện nay ngành công nghệ thông tin đang là ngành học được chú ý đặc biệt của nhiều bạn trẻ. Họ mong muốn được trở thành những kỹ sư công nghệ thông tin tương lai. Thế nhưng khi được hỏi về công việc thì họ lại lắc đầu chưa biết cụ thể. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu kỹ càng về việc kỹ sư công nghệ thông tin làm gì nhé.
MỤC LỤC
Kỹ sư công nghệ thông tin hay còn được gọi là kỹ sư máy tính, là những người am hiểu về công nghệ, có kiến thức và trình độ chuyên môn cao liên quan đến công nghệ, sử dụng thành thạo các thiết bị máy tính, có khả năng lập trình, quản lý thông tin, giám sát hệ thống thiết bị máy móc.
Kỹ sư công nghệ thông tin sẽ ít làm việc đơn lẻ mà thông thường sẽ làm việc theo nhóm với các chuyên gia công nghệ thông tin khác để nghiên cứu và khắc phục các sự cố liên quan đến phần cứng, các hệ thống phần mềm đồng thời triển khai các chương trình máy tính, các hệ lập trình mới cho doanh nghiệp.
Ngoài ra kỹ sư công nghệ thông tin sẽ đóng vai trò là người tham gia vào các công việc liên quan như là thiết kế, lập kế hoạch, triển khai, xử lý sự cố, cập nhật và đưa ra giải pháp sửa chữa khi hệ thống báo lỗi hay có yêu cầu cần thay đổi.
Các nhóm ngành kỹ sư công nghệ thông tin bao gồm:
- Kỹ sư công nghệ phần mềm;
- Kỹ sư hệ thống thông tin;
- Kỹ sư khoa học máy tính;
- Kỹ sư kỹ thuật máy tính;
- Kỹ sư mạng máy tính;
Thời đại công nghệ 4.0 với mạng lưới các ứng dụng công nghệ tràn ngập toàn thế giới nên việc tìm kiếm một công việc liên quan đến ngành công nghệ thông tin là rất ít. Có người đã cho rằng, cho dù thế giới có xảy ra khủng hoảng thì công nghệ thông tin vẫn sẽ tiếp tục phát triển với ít biến động nhất.
Việc sinh viên ra trường sau khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư thông tin sẽ lo lắng về những lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên kỹ sư công nghệ thông tin có thể làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau như là: các công ty, nhà máy, xí nghiệp, đơn vị trường học, bệnh viện, các viện đào tạo, viện nghiên cứu, các đơn vị sản xuất liên quan đến kỹ thuật máy móc, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị phần cứng và phần mềm, hoặc bạn có thể làm tự do- tự do lựa chọn sáng tạo và làm việc độc lập, nghiên cứu và phát triển hệ thống, xây dựng phần mềm riêng.
Các vị trí bạn có thể tham khảo để định hướng việc làm:
- Kỹ sư thiết kế phần mềm tại các cơ quan, doanh nghiệp, thực hiện việc quản lý và phát triển các ứng dụng phục vụ cho doanh nghiệp bạn làm.
- Kỹ sư vận hành, quản lý và giám sát chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin.
- Kỹ sư xây dựng và phát triển phần mềm website.
- Kỹ sư phân tích dữ liệu và khai thác hiệu quả lao động liên quan đến thiết bị máy móc.
Đây đều là các vị trí công việc phổ biến đối với chuyên ngành của một kỹ sư công nghệ thông tin. Cơ hội việc làm với bạn là vô tận, điều cần nhất là kiến, thức, kỹ năng và thái độ của bạn đối với công việc.
Công việc nào cũng vậy, mức lương sẽ được chi trả tùy theo năng lực và trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân. Và kỹ sư công nghệ thông tin cũng vậy. Là công việc thu hút rất nhiều nguồn nhân lực tài năng do vậy mức lương luôn là điều được thắc mắc đầu tiên của khá nhiều người. Lương của họ sẽ dao động từ 8 triệu đến 27 triệu trên một tháng. Mức lương này phụ thuộc khá lớn vào năng lực, kinh nghiệm làm việc và cả khối lượng công việc mà bạn đang làm.
Bởi vậy công sức và trí tuệ bạn bỏ ra bao nhiêu thì bạn sẽ nhận được một cái giá xứng đáng với nó.
Ngành kỹ sư công nghệ thông tin sẽ bao gồm các nhóm ngành nhỏ với các vị trí công việc tùy theo từng nhóm ngành. Nhưng nhìn chung vẫn sẽ có những nhiệm vụ và công việc sau đây:
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quyết định của trưởng phòng, ban Giám đốc.
- Quản lý về các phòng công nghệ thông tin, đưa ra các chính sách làm việc và kế hoạch liên quan đến công việc IT.
- Chịu trách nhiệm làm việc liên quan đến quản lý hệ thống phần mềm mạng nội bộ, máy chủ, internet, mạng cục bộ, các thiết bị máy móc như thiết bị chấm công, thiết bị hệ thống liên hệ… của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến hệ thống mạng, các thiết bị máy móc, lắp đặt sửa chữa và khắc phục những sự cố liên quan gây ảnh hưởng và ngắt kết nối đến toàn bộ hệ thống.
- Quản lý, lập trình hệ thống các trang website của doanh nghiệp.
- Kiểm tra, giám sát các thông tin, dữ liệu các file của server, của hệ thống.
- Thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu.
Đây đều là tổng hợp các nhiệm vụ chung đối với một kỹ sư công nghiệp thông tin và một người kỹ sư sẽ không phải thực hiện hết các đầu việc này. Khối lượng công việc và nhiệm vụ sẽ tùy thuộc vào vị trí làm việc của mỗi người. Mỗi nhiệm vụ sẽ ứng với những kỹ năng mà người kỹ sư công nghệ thông tin sẽ phải thực hiện. Nó sẽ là cơ sở để đánh giá trình độ chuyên môn làm việc của cá nhân.
- Trang bị kiến thức về lập trình, thiết kế các phần mềm, website, các ứng dụng công nghệ, thiết kế hệ thống, đồ họa ứng dụng, xây dựng các phần mềm hệ thống…
- Các kiến thức liên quan về mạng máy tính, cấu trúc của máy tính, quản trị mạng, quản lý hệ thống mạng…
- Kiến thức về mảng kỹ thuật, cách lắp đặt, sửa chữa các lỗi về hệ thống, lỗi về dữ liệu server, lỗi mạng, …
- Đặc biệt là kiến thức về mặt ngôn ngữ và tiếng Anh sẽ là điển hình. Bởi lẽ hệ thống lập trình luôn được sử dụng tiếng anh để cài đặt chung. Do vậy việc trang bị nền tảng tiếng anh tốt sẽ là lợi thế cho bạn phát triển cơ hội việc làm hơn rất nhiều.
Một người kỹ sư công nghệ thông tin sẽ cần trang bị rất nhiều các kỹ năng không chỉ về mặt chuyên môn mà cả các kỹ năng liên quan nữa. Tiêu biểu là các kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng lập trình: đây là kỹ năng cơ bản và cần thiết nhất đối với một kỹ sư công nghệ thông tin bởi nó là cái để khẳng định trình độ chuyên môn của họ.
- Kỹ năng quản lý, xử lý vấn đề: trong một vài trường hợp kỹ sư công nghệ nghệ thông tin sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn và trực tiếp quản lý một nhóm nhân viên thiết kế những phần mềm mới, kỹ năng quản lý sẽ được phát huy. Bên cạnh đó trong quá trình làm việc sẽ không khỏi phát sinh những sự cố bất ngờ sẽ xảy đến cho nên việc nắm được kỹ năng giải quyết, xử lý vấn đề nhanh nhạy sẽ giúp ích khá nhiều cho người kỹ sư trong công việc.
- Kỹ năng tính toán: hiểu đơn giản trong công việc sẽ có những hệ phương trình tính toán cần tới sự phân tích và giải đáp kịp thời giúp kỹ sư có được những thông tin và dễ dàng phát triển, thiết kế hệ thống phần mềm mới.
- Kỹ năng giao tiếp: là kỹ năng cơ bản áp dụng cho mọi ngành nghề. Nó là công cụ để trao đổi và tiếp nhận cũng như truyền đạt các thông tin trong quá trình làm việc, giúp các bên dễ dàng tiếp nhận vấn đề một cách chủ động.
- Kỹ năng sáng tạo, luôn học hỏi điều mới: để có thể đạt được những cơ hội, bước tiến mới và có những kỹ năng làm việc giỏi thì người kỹ sư công nghệ cần phải học hỏi không ngừng nghỉ, luôn sáng tạo, có tư duy tốt về mặt kiến thức để rèn luyện và trau dồi bản thân ngày càng tốt hơn.
Nền tảng kỹ năng tốt sẽ là điều kiện để mỗi cá nhân xác định được hướng đi cho mình. Đối với công việc này cũng vậy, khi đã xây dựng nền tảng kỹ năng và kiến thức chuyên môn vững thì những câu hỏi rằng kỹ sư công nghệ thông tin làm gì sẽ không còn là sự lựa chọn khó khăn nữa. Nếu bạn có niềm đam mê với công việc thì hãy học tập và trau dồi kỹ năng ngay từ bây giờ nhé.
Lập trình viên Android đang là ước mơ mà rất nhiều người học về công nghệ thông tin theo đuổi bởi sự phát triển ngày càng rộng lớn của hệ thống này. Nhưng để trở nên chuyên nghiệp, lập trình viên Android cần học những gì? Cùng theo dõi những thông tin bổ ích tại đây nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023