Kỹ năng ngoại ngữ trong CV là một điểm cộng dành cho ứng viên nếu như được thể hiện tốt. Liệu rằng kỹ năng ngoại ngữ có phải là mấu chốt ảnh hưởng tới sự quyết định tuyển dụng trong CV xin việc hay không? Và bạn đã biết cách tạo ấn tượng tốt cho CV của mình dựa vào mục nội dung này? Cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ vieclam123.vn tìm chi tiết cách triển khai cho nội dung này.
MỤC LỤC
Sống trong thời đại mà sự hội nhập trở thành ngọn đuốc dẫn đường cho mọi lĩnh vực phát triển thì nguồn nhân lực phải không ngừng nỗ lực trau dồi thêm nhiều kỹ năng cho chính mình. Một trong những kỹ năng quan trọng đáp ứng hiệu quả cho xu thế hội nhập này chính là kỹ năng ngoại ngữ.
Khi tuyển dụng nhân sự, dù vị trí tuyển dụng có sự liên quan ít hay nhiều đến việc sử dụng ngoại ngữ thế nhưng nhà tuyển dụng vẫn mong muốn và đòi hỏi ứng viên phải thể hiện được khả năng này trong mẫu CV. Qua thông tin về khả năng ngoại ngữ mà bạn trình bày, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra được nhiều đánh giá hơn về mặt để có đủ những dữ liệu mà xem xét mức độ phù hợp cho tuyển dụng.
Vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được điều gì ở ứng viên thông qua phần trình độ ngoại ngữ trình bày trong CV?
Trình độ ngoại ngữ không chỉ thể hiện được trình độ văn hóa trong đơn xin việc của một người mà còn tạo ra một nền tảng tốt cho hoạt động giao tiếp. Đối với doanh nghiệp có sự hội nhập mạnh mẽ thì điều này càng quan trọng để xem xét.
Tuyển dụng được những ứng viên giỏi ngoại ngữ đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội phát triển rộng mở hơn, môi trường làm việc cũng chuyên nghiệp và giàu tri thức hơn. Sự kết nối với các nhà đầu tư nước ngoài suôn sẻ và nhiều hợp đồng được ký kết cũng là một trong những mục tiêu lớn của doanh nghiệp, do đó, nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt chú ý tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng ngoại ngữ tốt.
Nếu như bạn đang sở hữu giá trị mà nhà tuyển dụng cần nhưng không biết cách thể hiện nó hiệu quả trong cách viết CV xin việc thì chắc chắn bạn vẫn bị loại ra khỏi cơ hội việc làm hấp dẫn này. Ngược lại, khi trình bày kỹ năng ngoại ngữ thuyết phục thì chắc chắn sẽ được chú ý hơn. Thông thường những vị trí trực tiếp đòi hỏi trình độ ngoại ngữ thường là những vị trí hấp dẫn, có chế độ tốt, mức lương cao.
Bên cạnh đó, vị sếp tương lai của bạn biết đâu cũng đã dự trù sẵn những job “béo bở” để dành cho người có thể sử dụng tốt ngoại ngữ. Đó vừa là cơ hội lập công ghi điểm lại vừa là hành trình giúp bạn thăng tiến đến những vị trí quan trọng hơn, trở thành người chủ chốt luôn luôn được chọn cho những nhiệm vụ quan trọng.
Tựu chung lại, trình bày hiệu quả mục kỹ năng trong ngoại ngữ trong CV xin việc nắm giữ vai trò quan trọng, mang đến cho ứng viên nhiều cơ hội không chỉ được các nhà tuyển dụng tiềm năng săn đón mà còn đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích về quyền lợi. Mà tất cả những điều tuyệt vời đó chỉ được nhen nhóm khi bạn có thể trình bày phần trình độ ngoại ngữ trong CV.
Xem thêm: Làm thế nào để dịch CV sang tiếng Anh ? Việc làm này có ý nghĩa gì ?
Có phải lúc nào CV cũng được đòi hỏi phải trình bày thông tin về khả năng ngoại ngữ trong CV? Tập trung tìm hiểu câu hỏi này rất cần thiết để bạn biết khi nào mục nội dung kỹ năng về ngoại ngữ có thể tận dụng để làm thể mạnh giúp toàn bộ CV xin việc tỏa sáng và khi nào thì không cần thiết để đưa vào. vieclam123.vn sẽ phân tích các trường hợp cần thiết cho sự thể hiện của nội dung trình độ ngoại ngữ trong CV ngay sau đây.
Yêu cầu sử dụng đã quá rõ ràng khi mà khả năng ngoại ngữ được đòi hỏi phục vụ công việc. Nếu bạn không trình bày hoặc không biết cách trình bày chúng sao cho thuyết phục thì nhà tuyển dụng không thể nhìn ra được tiềm năng của bạn dành cho công việc, họ chẳng thể tuyển một người không có hoặc không thể hiện được khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt hay không đứng vào vị trí công việc đòi hỏi ngoại ngữ.
Có những nhiệm vụ dường như đã quá rõ ràng để được yêu cầu về kỹ năng này nhưng có những vị trí lại không. Muốn biết được có nên đưa khả năng ngoại ngữ của mình vào CV hay không phụ thuộc vào sự tìm hiểu chi tiết về đặc điểm cũng như yêu cầu công việc. Chẳng hạn, vị trí ứng tuyển bằng mẫu CV xin việc bán hàng thời trang và phát triển thị trường, nếu như bạn có được lợi thế về ngoại ngữ sẽ giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn, dễ dàng tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Do đó nhà tuyển dụng dù không đòi hỏi nhưng việc đưa trình độ ngoại ngữ vào trong CV xin việc vị trí này vẫn được chú ý.
Khả năng ngoại ngữ luôn là giá trị tốt đẹp mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng trân trọng. Thường CV có thông tin này được nêu ra thuyết phục cũng vẫn sẽ tạo ra điểm cộng rất lớn để quyết định ứng viên được lựa chọn. Nhưng bạn cũng nên biết khi nào thì kỹ năng đặc biệt trong CV này sẽ phát huy tốt nhất giá trị của nó, khiến cho nhà tuyển dụng sau khi đọc CV muốn tuyển dụng bạn ngay lập tức.
Hãy đặc biệt đầu tư mục này trong mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm, mới ra trường. Nhà tuyển dụng sẽ ghi nhận bạn là một người ham học hỏi, ở bạn có sự nhanh nhẹn, nhạy bén với xu hướng mới và chắc chắn trong tác phong của bạn có sự chuyên nghiệp và hoạt bát.
Những giá trị mà khả năng ngoại ngữ trong CV mang lại quả thực khiến người ta muốn tận dụng triệt để nó cho CV của riêng mình. Tuy vậy, nếu như bạn không biết cách thể hiện nội dung này thì đương nhiên kết quả vẫn không được như mong muốn. Vậy làm thế nào để bạn thuận lợi khi trình bày nội dung này để giúp cho CV tỏa sáng?
Tham khảo thêm: Mách bạn cách viết các kỹ năng mềm trong CV sao cho chuyên nghiệp, không gây nhàm chán
Chúng ta có rất nhiều khóa học đào tạo ngoại ngữ được tổ chức nhằm cấp cho các loại bằng cấp, chứng chỉ khác nhau về trình độ. Chẳng hạn như trình độ ngoại ngữ bằng B, trình độ ngoại ngữ TOEIC, trình độ IELTS hay mô tả lại các kỹ năng như thế nào cũng là một cách trình bày mục nội dung này. Ví dụ bạn có thể viết:
- Thành thạo kỹ năng nghe, đọc,...
- Phát âm tiếng Anh như người bản xứ
- Khả năng nói tốt
- ...
Bạn cần đưa chính xác thông tin trình độ ngoại ngữ bản thân đang sở hữu vào CV. Chớ nói phóng đại hay đưa ra thông tin về trình độ sai sự thật để ghi điểm, như vậy chỉ khiến bạn trở thành người bị động trong công cuộc chinh phục việc làm.
Đương nhiên nếu chỉ nói suông chúng ta có thể phóng đại mọi thứ ở những giới hạn không tưởng. Nếu chỉ nghe mà không kiểm chứng thì ắt đó chỉ là nghe “cho vui” còn nếu muốn đạt được một mục đích nào đó, người ta sẽ chẳng dễ dàng tin vội những lời nói suông đó.
Với nhà tuyển dụng cũng vậy, họ chẳng thể tin ngay mọi thứ ứng viên nói vì như thế, không có bất cứ ứng viên nào không phù hợp với công việc ứng tuyển. Đi đôi với việc tiếp nhận thông tin thì nhà tuyển dụng cũng phải cập nhật những nội dung xác thực. Xem xét kỹ năng tiếng Anh của một người càng đơn giản hơn vì chúng ta luôn được cấp cho những sự công nhận về cấp độ được đào tạo.
Như vậy, bài viết khép lại tại đây với những chia sẻ đầy giá trị về cách trình bày kỹ năng ngoại ngữ trong CV. Rất mong bạn đọc là những ứng viên chuẩn bị đối diện với cuộc chiến cạnh tranh việc làm đầy gay gắt sẽ có thẻ tìm kiếm được cho riêng mình những bí quyết hay nhất để thể hiện tốt mục kỹ năng tiếng Anh và giúp CV tỏa sáng.
CV tiếng Anh không dễ viết. Nhiều người băn khoăn không biết nguyên tắc viết CV bằng tiếng Anh có khác biệt gì so với CV viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Chúng ta có thể tìm ra sự khác biệt hay giống nhau dựa vào các triển khai từng phần nội dung bên trong đó. Vậy thì tại bài viết dưới đây, hãy tìm hiểu chi tiết cách viết các kỹ năng trong CV tiếng Anh nhé.
MỤC LỤC
01/12/2021
29/11/2021
25/11/2021
20/11/2021