Kinh nghiệm phỏng vấn gia sư dành học gia sư và những người tìm gia sư, phụ huynh tìm gia sư cho con sẽ là gợi ý giúp bạn có buổi gặp mặt trực tiếp tốt đẹp.
MỤC LỤC
Phỏng vấn gia sư là cuộc đối thoại gồm những câu hỏi – trả lời có chủ đích giữa người hỏi và gia sư nhằm thu thập những thông tin gì đó hay xác thực lại những thông tin mà học cần biết về gia sư. Cuộc phỏng vấn gia sư diễn ra khi gia sư cần tìm lớp gia sư tại nhà mới và phía người học muốn xác minh lại những thông tin về phía gia sư một cách trực tiếp. Phỏng vấn gia sư có thể là cuộc đối thoại trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại hay phỏng vấn qua giấy với những câu hỏi đã được ghi sẵn để yêu cầu gia sư trả lời.
Thông tin của cuộc phỏng vấn gồm những câu mà gia sư đã trả lời và hành vi của họ. Từ đó, phụ huynh hay người tìm gia sư tại nhà sẽ xác định chính xác câu trả lời mà mình cần biết. Nếu để ý thấy câu trả lời và hành vi không khớp nhau, phụ huynh có thể đặt thêm những câu hỏi khác để đánh giá chính xác hơn về thông tin mà gia sư cung cấp.
Cuộc phỏng vấn gia sư thường diễn ra khi người tìm gia sư đã tham khảo những thông tin về gia sư này từ những tài liệu khác và muốn có một cuộc trao đổi thẳng thắn trước khi thỏa thuận bắt đầu các buổi dạy kèm. Cuộc phỏng vấn quan trọng để người tìm gia sư quyết định cuối cùng về việc hợp tác dạy kèm với gia sư. Về cơ bản, họ đã ưng gia sư đó dạy kèm qua sự đánh giá phù hợp với những tiêu chí mà họ đưa ra nhưng cần có thêm buổi gặp mặt để xác minh chắc chắn một lần nữa. Vì thế cuộc phỏng vấn gia sư diễn ra.
Trong đó, kinh nghiệm phỏng vấn gia sư là điều mà gia sư nào cũng cần quan tâm để nhận lớp thành công và phụ huynh cần nắm được để áp dụng vào hỏi đáp khi tuyển lựa gia sư dạy kèm tại nhà.
Gia sư khi đi nhận lớp mới thường sẽ trải qua một cuộc phỏng vấn ban đầu để chốt về lịch dạy kèm cụ thể ra sao và làm quen với phụ huynh, học sinh sẽ dạy. Buổi phỏng vấn thường diễn ra khoảng 10 – 15 phút nhưng là những giây phút quan trọng để các gia sư tìm lớp tạo thiện cảm, sự tin cậy đối với phụ huynh. Cho nên, bạn cần quan tâm một số vấn đề sau:
Đi gặp mặt phỏng vấn công việc gì cũng vậy, kể cả dạy kèm, bạn cần tự tin vào bản thân, có thái độ bình tĩnh. Bạn có kiến thức môn học tốt, khả năng truyền đạt dễ hiểu và từng đi dạy kèm nên hoàn toàn có đủ tự tin để tới phỏng vấn. Không có gì phải làm bạn lo ngại cả phải không nào. Nếu bạn không tự tin vào bản thân mình thì không ai dám tin bạn và người ngoài nhìn vào họ sẽ đánh giá rằng bạn đang thiếu tự tin và nghi ngờ về khả năng của bạn. Nhiều khi sự tự tin, bình tĩnh của bạn có thể giúp bản thân vượt qua những hạn chế khác của bản thân.
Ai cũng muốn tiếp xúc với một người có gương mặt thân thiện, vui vẻ, nhất là học sinh của bạn thường là các em nhỏ. Dạy kèm gia sư tại nhà là một công việc đặc thù. Một trong những yếu tố quan trọng là sự nghiêm túc của gia sư. Bởi nhiều phụ huynh gia sư dạy kèm có ảnh hưởng xấu tới con. Học kiến thức đến đâu chưa cần biết nhưng nếu gia sư có ảnh hưởng xấu tới con thì nhất định không chấp nhận được. Vì vậy, người ta thường yêu cầu gia sư là những người nghiêm túc, một người có kiến thức trình độ để dạy dỗ đứa con còn non nớt của mình.
Môn học ở các cấp học có nội dung chương trình không giống nhau, có những nội dung cụ thể riêng. Do đó, để có thể gây ấn tượng với phụ huynh, hấp dẫn học sinh, bạn cần chuẩn bị trước, tìm hiểu trước các bài học sẽ dạy trong những buổi đầu để dạy thử cho phụ huynh xem, giảng bài cho học sinh một cách nhuần nhuyễn. Bạn không thể tới đó dạy mà chưa đọc tác phẩm và mất thời gian đọc, tìm hiểu chi tiết mới có thể giảng lại cho học sinh. Lúc đó, chắc chắn phụ huynh sẽ đánh giá sự nhiệt huyết của bạn không cao và phân vân không biết trong quá trình dạy kèm bạn sẽ thu xếp thế nào sẽ rất dễ bị từ chối đấy.
Bạn không thể cứ thế mà đi mà cần có tưởng tượng ra những sự việc có thể diễn ra trong buổi đi phỏng vấn gia sư từ thời gian đi, phương tiện, buổi phỏng vấn gia sư sẽ diễn ra như thế nào, mình cần thể hiện ra sao cho phù hợp và đạt được kết quả như mong muốn. Bạn cần hình dung ra cơ bản những nội dung của buổi phỏng vấn hôm đó sẽ ra sao và có kế hoạch cụ thể. Chuẩn bị xe cộ đi lại, những tài liệu, giấy tờ cần phải mang theo là gì cho tới giờ xuất phát nên sớm hơn khoảng 15 phút để tới đó không quá sát giờ. Trước khi vào phỏng vấn, bạn nên hít một hơi dài và sửa sang lại quần áo, đầu tóc chỉnh tề để gặp mặt học.
Có nhiều phụ huynh tỏ ra rất khó tính nhưng khi bạn đã đạt qua vòng kiểm tra của họ thì mọi việc trở nên thuận lợi, thoải mái hơn rất nhiều vì họ đã tin tưởng bạn sau khi phỏng vấn xong. Họ có thể đưa ra những câu hỏi hóc búa mà nếu bạn không có kinh nghiệm trả lời, không có sự chuẩn bị kĩ từ trước thì khó có thể trả lời được. Tìm hiểu kinh nghiệm trên Vieclam123.vn sẽ mang lại cho bạn nhiều nội dung bổ ích.
Đối với những phụ huynh hỏi vô lý hay quá khắt khe, bạn cần nói rõ ràng quan điểm của mình trong việc dạy kèm học sinh để học hiểu. Nếu một người phụ huynh có mong muốn hợp tác sẽ đánh giá cao bạn hơn.
Khi gặp mặt phụ huynh, bạn cần thêm thông tin gì về việc học hành của học sinh cũng cần hỏi cho rõ để họ cung cấp. Phụ huynh là người được giáo viên thông báo về tình hình học tập của con nên sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc gì về việc dạy kèm, bạn cần hỏi cho rõ ràng như lịch học, quy định… ra sao. Còn vấn đề lương và ngày trả thì nên để phụ huynh chủ động nói với bạn. Bạn cũng cần tìm hiểu mong muốn của họ khi cho con học gia sư ra sao để có những đánh giá trong quá trình dạy kèm và đóng góp những nhận định của bản thân mình. Có thể yêu cầu phụ huynh hỗ trợ những điều cần thiết phục vụ cho việc học tốt hơn.
Nếu bạn còn trẻ, học sinh sẽ như người em mà bạn sẽ dạy kèm việc học tập. Cho nên, thái độ thân thiện là rất cần thiết. Bạn nên cởi mở với các em như hỏi về tình hình học tập trên lớp, những điều mà các em yêu thích trong môn học và những điều không thích. Có thể tìm hiểu hoặc kiểm tra xem học sinh đang gặp khó khăn ra sao, đánh giá sơ bộ trình độ của các em qua sách vở học trên lớp, qua kiểm tra thực tế.
Nếu như phụ huynh chưa xác định được rõ ràng mục tiêu học tập cho con mình, bạn có thể tham gia vào việc viết ra mục tiêu, các mục tiêu lớn và nhỏ qua từng giai đoạn cụ thể. Có nhiều phụ huynh không nói mục tiêu học tập của mình mà thường cứ để gia sư dạy và xem chất lượng, sự tiến bộ của con ra sao. Trường hợp này thường là những học sinh đang học các lớp giữa cấp, chưa có các kì thi quan trọng như chuyển cấp. Họ chỉ mong muốn con học khá hơn lên, không phải là những học sinh trung bình, yếu kém nữa trước đã.
Nhìn chung, kinh nghiệm phỏng vấn gia sư là bạn cần hình dung ra cơ bản các việc phải làm khi đi dạy kèm gia sư. Nếu bạn thiếu về kinh nghiệm có thể tham khảo các thông tin trên Vieclam123.vn sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong quá trình tìm lớp gia sư của mình.
Buổi phỏng vấn gia sư của phụ huynh chính là lần đầu tiên họ có dịp gặp mặt người sẽ theo sát dạy kèm con mình từ đó có những đánh giá, xác thực các thông tin trong hồ sơ một lần nữa một cách trực quan nhất. Do đó, kinh nghiệm phỏng vấn gia sư là điều rất cần thiết mà phụ huynh cần phải lưu tâm. Những điều mà bạn cần chú ý tới trong buổi trao đổi với gia sư, đặt những câu hỏi để xác thực lại thông tin như:
* Yêu cầu gia sư giới thiệu về bản thân mình như tên tuổi, quê quán, bằng cấp đạt được, có kinh nghiệm dạy kèm và thành tích gì chưa.
* Yêu cầu gia sư cung cấp những giấy tờ liên quan đến bản thân nếu cần xác minh hay một cách tế nhị hơn là nộp một bộ hồ sơ bản sao photo gồm những giấy tờ cơ bản của họ để bạn giữ.
* Hỏi gia sư về kế hoạch dạy kèm, những mục tiêu có thể đặt ra như thế nào để bạn có thể biết hướng của gia sư khi dạy con.
* Nếu bạn có kiến thức về môn học mà con đang cần gia sư có thể yêu cầu xem tài liệu tham khảo, giáo án mà gia sư sẽ sử dụng trong quá trình dạy của mình để đánh giá.
* Hỏi về thời gian dạy kèm có thể giúp con mình tiến bộ ra sao? Nếu con bạn không tiến bộ thì sẽ như thế nào?
* Nếu bạn quan tâm có thể hỏi thêm về các phương pháp dạy kèm mà gia sư sẽ áp dụng trong quá trình dạy có thể liệt kê ra một vài phương pháp chính.
* Hỏi gia sư về những cách mà gia đình và con có thể liên lạc với gia sư khi cần thiết cụ thể.
* Hỏi về lịch học mà gia sư có thể sắp xếp và cam đoan về thời gian dạy, lịch dạy ra sao?
Nói chung, phụ huynh có thể đặt bất kì câu hỏi nào liên quan đến việc dạy kèm và sự tiến bộ trong học tập của con mình trong buổi trao đổi với gia sư. Nhưng bạn cần tế nhị để gia sư không cảm thấy bạn dường như là một phụ huynh rất khó tính mà đó chỉ là sự hỏi đáp qua lại để có thêm thông tin và hiểu nhau hơn giúp quá trình dạy kèm diễn ra thuận lợi, tốt đẹp. Bạn cũng tránh không hỏi câu nào có thể khiến việc dạy kèm không có mục tiêu cụ thể. Nếu bạn không thích hỏi ngay trong buổi dạy kèm đầu tiên có thể chọn một buổi trò chuyện nào đó hỏi gia sư về những vấn đề này.
Phỏng vấn gia sư là buổi gặp mặt trực tiếp giữa gia sư và bên cần tìm gia sư mà thường là phụ huynh, người học gia sư. Trong buổi phỏng vấn, các đối tượng tham gia bao gồm gia sư và người tìm gia sư như phụ huynh, người học gia sư theo yêu cầu và học sinh. Đối với mỗi đối tượng tham gia cuộc phỏng vấn cần có kinh nghiệm phỏng vấn gia sư tương ứng như đã nói ở trên. Để cuộc phỏng vấn đạt kết quả tốt, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Khi tìm lớp dạy kèm, bạn tham gia phỏng vấn gia sư cần có sự tự tin, bình tĩnh để trả lời các câu hỏi của người đối thoại, đồng thời, bạn hãy đặt những câu hỏi ngược lại về việc dạy kèm, về quyền lợi của bản thân để được họ thông tin cụ thể và rõ ràng. Tất cả buổi phỏng vấn chỉ nên xoay quanh vấn đề dạy kèm, người học và bản thân bạn. Còn những chuyện không liên quan chỉ nên đề cập xã giao, dăm ba câu cho có chuyện.
Bạn cần có tinh thần cầu thị, thái độ và tác phong nghiêm túc trong suốt buổi phỏng vấn. Tự tin vào kiến thức của bản thân cũng như sẵn sàng dạy thử, kiểm tra trình độ của học sinh bằng một thái độ thân thiện và cởi mở.
Dù cho phụ huynh có thoải mái tới đâu, bạn cũng không được có thái độ sỗ sàng, tự nhiên quá mức của một buổi đầu gặp mặt sẽ dễ bị đánh giá không tốt.
Quan trọng là bạn cần tạo được sự tin tưởng, thiện cảm của phụ huynh và làm quen được với học sinh để có thể trở thành người luôn sát cánh trong quá trình học.
Buổi phỏng vấn gia sư là cần thiết để bạn gặp mặt gia sư, xác định lại những thông tin trong hồ sơ hay được cung cấp để đồng ý tiến hành các buổi dạy kèm theo lịch cố định. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên hỏi quá nhiều khiến gia sư sợ gặp phải phụ huynh khó tính quá khiến việc dạy kèm bị áp lực.
Phụ huynh cần chủ động đề cập tới vấn đề tiền lương, ngày trả cho gia sư an tâm dạy kèm, chỉ tập trung vào dạy sao cho hiệu quả. Phụ huynh có thể chủ động đề cập tới việc có thể hỗ trợ, mua sắm gì phục vụ việc dạy kèm để gia đình chuẩn bị.
Sự chủ động của gia đình sẽ tạo động lực lớn để gia sư phấn đấu, cố gắng hơn để làm tốt việc dạy kèm của mình. Nhưng bạn vẫn cần phải theo dõi việc dạy kèm để còn đánh giá chất lượng gia sư.
Những kinh nghiệm phỏng vấn gia sư rất cần thiết để bạn có một buổi gặp mặt trực tiếp với nhiều thông tin có được và đạt kết quả tốt. Chúc bạn thành công.
>> Xem thêm:
MỤC LỤC
Chia sẻ